Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục (Nghiên cứu trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng)
lượt xem 9
download
Luận văn tiến hành nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục. Tiến hành áp dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục dưới vai trò và hoạt động của công tác xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục (Nghiên cứu trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ------ ĐÀO THỊ HƯƠNG - MÃ HV: C00726 CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHO TRẺ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC (Nghiên cứu trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Chuyên ngành: công tác xã hội Mã số: 876.01.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hải Hà Nội, 2018
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần được bảo vệ, yêu thương và che chở do sự non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ em bị xâm hại tình dục còn bị tổn thương và có nhiều thiệt thòi hơn so với trẻ em cùng lứa tuổi khác, chính vì điều đó các em cần được sự quan tâm đặc biệt hơn của những người trong gia đình và xã hội. Khi một đứa trẻ chẳng may trở thành nạn nhân của nạn xâm hại tình dục thì đứa trẻ đó gặp rất nhiều khó khăn để vượt qua “tai nạn” xảy ra với mình. Trong khi đó, phần lớn trẻ em bị xâm hại tình dục đều thiếu những kiến thức kỹ năng cơ bản cho việc giải quyết vấn đề của bản thân. Những hạn chế này khiến cho trẻ em bị xâm hại tình dục thường bị tổn thương tâm lý rất nặng, các em thường rơi vào trạng thái trầm cảm, chán nản, hoang mang, lo sợ và có nhiều em đã tìm đến cái chết để tự giải quyết vấn đề của mình. Đây là một trong những vấn đề cấp thiết cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ban ngành làm công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Theo thống kê năm 2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tới hơn 26.024.591 trẻ em trong đó có 1.462.836 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong 10 nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thì có 7308 trẻ là trẻ em lang thang và có 1544 trẻ bị xâm hại tình dục chiếm 87% là trẻ em gái trong đó dưới 6 tuổi chiếm 8,4%, từ 6 tuổi đến 13 tuổi chiếm 26,3% và từ 13 tới dưới 16 là 65,3%. Đây một trong những số liệu thể hiện rất rõ thực trạng trẻ em có hoàn cảnh 1
- đặc biệt cần được quan tâm chăm sóc hỗ trợ và có những biện pháp can thiệp kịp thời. (Báo cáo tổng kết năm 2014 của Bộ Lao động Thương Binh xã hội năm 2014) Theo thống kê của Bộ Công an, 5 tháng đầu năm 2018 đã xảy ra 682 vụ xâm hại trẻ em, 759 đối tượng và 735 trẻ em bị xâm hại. Trong số đó, số lượng các vụ xâm hại tình dục chiếm tới 84%. Hành vi xâm hại trẻ em chủ yếu là giết trẻ em, cố ý gây thương tích, hành hạ, ngược đãi và xâm hại tình dục. (Báo cáo Thống kê của Bộ Công an nửa năm 2018). Ở Hải Phòng, trong những năm qua, tình hình xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề rất đáng lo ngại do số vụ xâm hại tình dục trẻ em ngày một gia tăng. Theo kết quả báo cáo tình hình trẻ em bị xâm hại của Sở Lao động Thương binh – Xã hội thành phố Hải Phòng, từ năm 2013 đến năm 2017 tổng số vụ xâm hại tình dục trẻ em là 199 vụ và có sự gia tăng liên tục qua từng năm. Năm 2013 là 25 vụ, năm 2014 là 32 vụ, năm 2015 là 41 vụ, năm 2016 là 47 vụ, năm 2017 là 54 vụ (Thống kê của Sở LĐTBXH Hải Phòng). Trẻ em gái có nguy cơ bị xâm hại tình dục cao hơn so với trẻ em trai đặc biệt là trong độ tuổi từ 6 tuổi đến 16 tuổi, đối tượng xâm hại chủ yếu là những người thân của trẻ như: cha ruột, cha dượng, anh em họ hàng, hoặc những người hàng xóm thân quen với trẻ. Tác động của hành vi này là để lại cho trẻ em những tổn thương về thân thể, tình cảm, tâm lí, từ cảm giác lo lắng, sợ hãi, đến những biểu hiện bất ổn về tinh thần, hoảng loạn. Những tổn thương này không chỉ là những tác hại trước mắt mà nó có thể kéo dài đến quãng đời sau này của trẻ. Do đó, vấn đề giáo dục cho trẻ em ý thức cảnh giác, biết phát hiện sớm, tự phòng ngừa các hoạt động xâm hại tình dục là một biện pháp thiết 2
- thực và quan trọng nhất nhằm góp phần phòng chống việc lạm dụng tình dục trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề giáo dục cho trẻ em những kỹ năng sống để phòng, tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục vẫn chưa được gia đình và cộng đồng ở tỉnh Hải Phòng nói chung và ở huyện Vĩnh Bảo nói riêng quan tâm thực hiện đúng mức. Huyện Vĩnh Bảo với đặc điểm là vùng nông thôn nên việc tiếp cận thông tin trong việc giáo dục trẻ em những kỹ năng trong cuộc sống của gia đình còn nhiều hạn chế. Phần lớn các vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trên địa bàn trong thời gian qua là do gia đình thiếu sự quan tâm đến trẻ em, không đảm bảo môi trường an toàn cho cuộc sống của trẻ, sự thiếu cảnh giác của gia đình đối với những đối tượng có thể gây ra xâm hại tình dục với trẻ. Hiện tại, những trẻ em bị xâm hại tình dục và gia đình của trẻ bị xâm hại tình dục thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc kết nối, can thiệp, chăm sóc giúp đỡ, hỗ trợ, tham vấn và làm các thủ tục hồ sơ tố cáo tội phạm, nhất là hỗ trợ tâm lí cho trẻ bị xâm hại tình dục hòa nhập cộng đồng, có kĩ năng sống tự bảo vệ bản thân. Từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục (Nghiên cứu trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng)” làm luận văn của mình nhằm góp một phần nhỏ trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích: Nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục. Tiến hành áp dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm 3
- hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục dưới vai trò và hoạt động của công tác xã hội. 2.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục - Áp dụng công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. - Đề xuất một số giải pháp trong hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục. 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 3.1. Các nghiên cứu nước ngoài Theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em (NSPCC) (Báo cáo năm 2017), Trên thế giới độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Đáng chú ý, 93% thủ phạm có mối quan hệ quen biết với nạn nhân, trong đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia đình nạn nhân. Vấn nạn này có xu hướng gia tăng đối với trẻ em nam. Tại Việt Nam, trước đây trẻ bị xâm hại thường là 13-18 tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5-13. (Báo cáo Thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống bạo hành trẻ em năm 2017) Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam - UNFPA cũng từng đưa ra số liệu thống kê cho thấy: Tại Mỹ, cứ 8 phút, các nhân viên xã hội lại tìm thấy bằng chứng hoặc khẳng định một trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục (số liệu thống kê trong giai đoạn năm 2012 - 2015). Trong khi đó, theo một báo cáo của hiệp hội thương mại Solidarity 4
- Helping Hand, Nam Phi, cứ 3 phút lại có một trẻ em bị xâm hại tình dục. Còn tại Ấn Độ - một trong 5 quốc gia có các vụ tấn công , xâm hại tình dục trẻ em cao nhất thế giới, con số thống kê cho thấy từ năm 2001-2011, có 48.000 vụ hiếp dâm trẻ em đã được ghi nhận, cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, con số này ở các bé trai là 6, tức là cứ 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Các nạn nhân bị xâm hại tình dục thường ở độ tuổi rất nhỏ, trung bình là 9 tuổi. Đang ngạc nhiên là có tới 93% kẻ xâm hại là người các bé quen biết và 47% khả năng kẻ bị xâm hại ở trong gia đình hoặc họ hàng. Những số liệu khiến nhiều người giật mình hoảng hốt. Hành vi xâm hại tình dục trẻ em không chỉ khiến sức khoẻ các bé bị ảnh hưởng mà còn gây ra những tổn thương về tâm lý khó hồi phục, ám ảnh các em suốt cuộc đời. Chính vì vậy, để ngăn chặn các vụ dâm ô, xâm hại tình dục trẻ em, người lớn, đặc biệt là các bậc làm cha làm mẹ cần phải trang bị cho con em mình nhưng kỹ năng cần thiết để bảo vệ mình, đối phó với những “yêu râu xanh” đang tồn tại bên ngoài xã hội (số liệu thống kê của Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam - UNFPA trong giai đoạn năm 2012 - 2015) Trong phạm vi điểm luận các nghiên cứu, các báo cáo về trẻ bị xâm hại tình dục, tác giả không thể điểm luận được hết những kết quả mà các quốc gia và các tổ chức, cá nhân đã làm. Tuy nhiên qua những gì ở trên cho thấy việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em khỏi những nguy cơ bị xâm hại tình dục là điều rất cần thiết và cần phải làm triệt để nhằm giúp trẻ em của chúng ta, tương lại của đất nước trở nên tốt đẹp và phát triển và là trách nhiệm của người lớn: cha mẹ, thầy cô, bạn bè và các tổ chức, đặc biệt là nhân viên công tác xã hội. 5
- 3.2 Các nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, vấn đề trẻ em bị xâm hại tình dục cũng được nhà nước, chính phủ, các tổ chức, ban ngành đoàn thể, các nhà nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ quan tâm nghiên cứu và có những kết quả báo cáo thông kê về những số liệu và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục. Theo thông kê của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), từ năm 2002-2007 trung bình mỗi năm có khoảng hơn 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em (chiếm hơn 50% tổng số vụ xâm hại trẻ em) và có chiều hướng gia tăng sau mỗi năm. Trong số vụ xâm hại tình dục, hiếp dâm trẻ em chiếm 65,5%.67%. Trong 3 năm (2005-2007) có 5.188 trẻ em bị xâm hại (nam 33%, nữ ) trong đó xâm hại tình dục trẻ em chiếm 56,3%, gây thương tích trẻ em là 14,7%. Tuy nhiên, cũng theo thống kê của Bộ Công an, 5 tháng đầu năm 2018 đã xảy ra 682 vụ xâm hại trẻ em, 759 đối tượng và 735 trẻ em bị xâm hại. Trong số đó, số lượng các vụ xâm hại tình dục chiếm tới 84%. Hành vi xâm hại trẻ em chủ yếu là giết trẻ em, cố ý gây thương tích, hành hạ, ngược đãi và xâm hại tình dục. (Thông kê của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), Báo cáo tại Quốc hội 6/8/2018) Dựa trên thực trạng và những biện pháp mà nhà nước, chính phủ và các tổ chức đã đưa ra về con số và các biện pháp hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục, tôi nhận thấy việc hỗ trợ tâm lí, cung cấp kĩ năng sống cho trẻ bị xâm hại tình dục và vai trò của nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục hoà nhập là rất cần thiết bởi chính những hành động đó sẽ nâng đỡ một đứa trẻ trở nên tự tin và hoà nhập cộng đồng như bao trẻ em khác. 6
- 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm lý luận về công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại tình dục, về giải pháp đưa công tác xã hội vào can thiệp hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng hiệu quả hơn. Qua đó có thể giúp mọi người nhìn nhận vấn đề vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ đối với trẻ em bị xâm hại tình dục là điều rất quan trọng, cũng như nhìn nhận vai trò của các dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ, can thiệp cũng như điều trị đối với trẻ em bị xâm hại tình dục. Nghiên cứu cũng là một tài liệu nhỏ cho những ai quan tâm và muốn nghiên cứu. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin và giải pháp đưa công tác xã hội vào can thiệp hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục tại gia đình và cộng đồng. Trên cơ sở đó có thể được các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham khảo trong việc hoàn thiện chính sách, xây dựng những mô hình nhân rộng về phòng ngừa tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục. Từ đó, các đối tượng liên quan trong đề tài có được những trợ giúp như: 4.2.1. Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục: Giúp trẻ em bị xâm hại tình dục có thể tự tin, không sợ hãi và dần dần thích ứng, hoà đồng với bạn bè và xã hội. Trẻ sớm vượt qua những biến cố và có thể hòa nhập với cộng đồng đang sống để phát triển tốt hơn. 4.2.2. Đối với gia đình có trẻ em bị xâm hại tình dục: Giúp cho các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng hơn về tình trạng hiện tại của trẻ, nhìn nhận trẻ em bị xâm hại tình dục không 7
- phải là lỗi của trẻ. Giúp cho cha mẹ có thêm những biện pháp trong kết hợp can thiệp và phục hồi cho trẻ. 4.2.3. Đối với ban ngành làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em Đồng thời giúp học viên có cái nhìn tổng quan về nhu cầu can thiệp hỗ trợ của trẻ em bị xâm hại tình dục và khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của người làm CTXH. Quá trình nghiên cứu là cơ hội để học viên có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, phát huy được những khả năng, sự sáng tạo của mình, từ đó làm phong phú thêm vốn kiến thức, kỹ năng đã học. 4.2.4. Đối với học viên nghiên cứu: Giúp học viên có cái nhìn tổng quan về nhu cầu can thiệp hỗ trợ của trẻ em bị xâm hại tình dục và khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của người làm CTXH. Quá trình nghiên cứu là cơ hội để học viên có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, phát huy được những khả năng, sự sáng tạo của mình, từ đó làm phong phú thêm vốn kiến thức, kỹ năng đã học. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài liên quan sau này. 5. Đóng góp mới của luận văn: Luận văn nhằm điểm luận những kiến thức tổng quan và các khái niệm về công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục. Luận văn cũng cung cấp những kết quả nghiên cứu thực trạng về vai trò của nhân viên công tác xã hội về hoạt động công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục tại Vĩnh Bảo- Hải Phòng. 8
- 6. Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. 7. Khách thể nghiên cứu: Phỏng vấn gia đình, bạn bè, trường học, cán bộ trẻ em. Nghiên cứu 01 trường hợp là trẻ em bị xâm hại tình dục. 8. Câu hỏi nghiên cứu: 1. Thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng hiện nay ra sao? 2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo thành phố Hảit Phòng được thực hiện như thế nào? 3. Ứng dụng CTXH cá nhân có thể hỗ trợ được gì cho trẻ em bị xâm hại tình dục? 9. Giả thuyết nghiên cứu: - Hiện nay số liệu trẻ em bị xâm hại tình dục rất nhiều, các trẻ đều gặp rất nhiều những khó khăn về thể chất, tâm lý và hoà nhập xã hội. - Vai trò công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục và gia đình trẻ bị xâm hại tình dục là vô cùng cần thiết trong việc kết nối, giúp đỡ về thể chất, tâm lí, hoà nhập cộng đồng nhất là hoạt động công tác xã hội cá nhân. - Nếu nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục thì trẻ sẽ tự tin vượt qua những khó khăn và nhanh chóng hoà nhập cộng đồng. 9
- 10. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu vai trò của nhân viên hoạt động công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục. - Địa bàn nghiên cứu: Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/ 2017 11. Phương pháp nghiên cứu: 11.1. Phương pháp phân tích tài liệu. Dựa các tài liệu đã tìm hiểu trong phần tổng quan, các tài liệu liên quan về trẻ em, trẻ em bị xâm hại tình dục, vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục, chính sách bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục, ngoài ra tìm hiểu những lý thuyết áp dụng trong việc nghiên cứu đề tài 11.2. Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bảng hỏi, bảng phỏng vấn và tài liệu thứ cấp để thu thập những thông tin về thực trạng công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục. 11.3. Phương pháp công tác xã hội: Công tác xã hội cá nhân Áp dụng công tác xã hội cá nhân với tiến trình 7 bước trong việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ bị xâm hại tình dục Bước 1: Tạo lập mối quan hệ Bước 2: Thu thập thông tin Bước 3: Phân tích nguyên nhân và xác định vấn đề 10
- Bước 4: Lập kế hoạch hỗ trợ Bước 5: Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ Bước 6: Lượng giá Bước 7: Kết thúc 11
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÍ THUYẾT ÁP DỤNG 1. Khái niệm nghiên cứu: 1.1. Khái niệm Công tác xã hội: 1.2. Khái niệm Công tác xã hội cá nhân: 1.3. Khái niệm Nhân viên nhân viên công tác xã hội 1.4. Khái niệm “Trẻ em” 1.5. Khái niệm “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” 1.6. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em: Khái niệm xâm hại trẻ em Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em 1.7. Khái niệm công tác xã hội đối với trẻ bị xâm hại tình dục: 1.8. Khái niệm Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục” 2. Phương pháp luận 2.1 Phương pháp duy vật biện chứng 2.2. Phương pháp duy vật lịch sử 4. Hướng tiếp cận nghiên cứu: 5. Các lí thuyết vận dụng 5.1 Thuyết hệ thống sinh thái 5.2. Thuyết can thiệp khủng hoảng 12
- 6. Chính sách pháp luật của Nhà Nước: 6.1. Một số chủ trương của Đảng và Nhà nước trong vấn đề bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em. 6.2. Pháp luật Việt Nam về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em TIỂU KẾT CHƯƠNG I Trong chương 1 đã hệ thống khái quát những khái niệm công cụ như: công tác xã hội, công tác xã hôi cá nhân, trẻ em, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ bị xâm hại tình dục… Bên cạnh đó, những lý thuyết cũng được đưa ra áp dụng đề tài như: lí thuyết hệ thống sinh thái, lí thuyết can thiệp khủng hoảng, hướng tiếp cận nghiên cứu. Ngoài ra, chương 1 cũng đưa ra hệ thống các văn bản chính sách pháp luật hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục. 13
- CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHO TRẺ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC 1. Địa bàn nghiên cứu Vài nét về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội huyện Vĩnh Bảo: Vĩnh Bảo là huyện thuần nông. Cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa nước. Huyện có 1 thị trấn và 28 xã. Với địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Trong những năm gần đây, huyện Vĩnh Bảo đã được các doanh nghiệp lớn vào đầu tư: Công ty rau sạch; Công ty may Anh Quốc; Công ty dệt may, công ty da giầy…. Nhờ có sự đầu tư của các doanh nghiệp mà đời sống của người dân vĩnh Bảo đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cũng có những mặt trái trong đó có vấn nạn trẻ em bị xâm hại tình dục. Ngoài ra Vĩnh Bảo còn có làng nghề truyền thống như: Tạc tượng, chiếu cói Đồng Minh, rối nước Nhân Hòa… Đặc biệt Vĩnh Bảo còn là quê hương Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có phong trào hiếu học nên mỗi năm thu hút hàng ngàn khách về tham quan, du lịch và học tập. Trái với đời sống đầy đủ của những trẻ em vùng thành thị, hiện nay ở huyện Vĩnh Bảo vẫn còn một bộ phận trẻ em vùng nông thôn sống trong hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (hiện nay tỉ lệ hộ nghèo trên toàn huyện vẫn còn 2,4%). Trẻ em sống trong gia đình nghèo cha mẹ làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp, hoặc phải lao động ở xa gia đình, với trình độ học vấn thấp không có điều kiện quan tâm, chăm sóc, giáo dục cho trẻ. Trẻ em vùng nông thôn phải 14
- tham gia phụ giúp gia đình công việc đồng áng, nội trợ… phần lớn đã các em nghỉ học sớm không nhận được sự giáo dục từ nhà trường, cũng như thiếu sự giáo dục chu đáo của gia đình nên dễ bị ảnh hưởng từ những tác động xấu của môi trường xung quanh, dẫn đến tình trạng trẻ em bị nghiện hút ma tuý; vi phạm pháp luật, trẻ em bị xâm hại tính mạng, xâm hại tình dục, nhân phẩm, danh dự;… tình hình trên đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp ở những khu vực thuộc vùng nông thôn huyện Vĩnh Bảo đặc biệt các xã nghèo thuần nông, lạc hậu, kinh tế kém phát triển. Biểu đồ 2: Tình hình kinh tế hộ gia đình trẻ bị XHTD tại huyện Vĩnh Bảo Khá giả 5% Trung bình 15% Nghèo 50% Cận nghèo 30% (Nguồn: Báo cáo tổng hợp khảo sát kinh tế gia đình trẻ bị XHTD năm 2017) 2. Thực trạng trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo Như đã trình bày ở trên, Vĩnh Bảo là 1 huyện nghèo lại xa trung tâm thành phố, dân trí thấp nên số trẻ bị xâm hại tình dục khá phổ 15
- biến. Số trẻ bị xâm hại tình dục chủ yếu là trẻ em gái từ 04 đến 16 tuổi tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn xa trung tâm huyện. Hình thức xâm hại hết sức đa dạng, phức tạp ở nhiều đối tượng với các mối liên hệ, quan hệ khác nhau như mối quan hệ thân tộc, dòng họ, gia đình, làng xóm và tập trung vào các tội: Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô…. Cụ thể (Tính đến thời điểm tháng 1 năm 2018) Bảng 1. Số liệu trẻ bị xâm hại tình dục tại Vĩnh Bảo Hình Số Đối tượng Đối tượng Mối quan Đã được can thiệp thức lượng bị xâm hại xâm hại hệ với xâm hại (vụ) Giới tính Độ tuổi Giới Độ nạn nhân Số Tỉ tính tuổi lượng lệ Hiếp 6-8 Nam Hàng xóm dâm 2 Nữ tuổi 38; 45 1; Chú họ 1 2 100% Làng xóm Dâm ô 5 Nữ 6-14 nam 16-35 2; Họ hàng 2 40 1; 2HS cấp 3 Cưỡng Cha dượng dâm 3 Nữ 3-12 nam 32-52 1; 2 67% Công an xã 1; Hàng xóm 1. 10 10 nam Tổng 10 nữ 3-14 16 - 52 6 60% 16
- - Hậu quả: Trẻ em sau khi bị xâm hại tình dục thường rơi vào tình trạng: Lo lắng, sợ hãi; tức giận; tuyệt vọng; có ý định tự tử (1 trường hợp đã tự tử); tự làm thương tổn mình; không muốn đến trường; không muốn trò chuyện và luôn sợ hãi mọi người trong gia đình, ít tham gia các hoạt động xã hội (Theo biểu đồ) Biểu đồ 3: Mức độ tham gia các hoạt động xã hội của trẻ BXHTD Mức độ Thường xuyên Bình thường Thỉnh thoảng Không bao giờ 23% 12% 20% 45% (Nguồn:Báo cáo tổng hợp khảo sát trẻ bị XHTD năm 2017) Nhìn vào biểu đồ ta thấy số trẻ em thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là ít nhất chiếm 12%; Hầu hết các em chỉ thi thoảng tham gia (bắt buộc theo yêu cầu của người lớn) chiếm 45% 3. Nguyên nhân: Nguyên nhân của các vụ việc trên là do: Nguyên nhân thứ nhất: Do kinh tế xã hội phát triển mạnh Nguyên nhân 2: Trong gia đình, không ít xô lệch, rạn vỡ về tình cảm khiến nhiều bậc phụ huynh không còn quan tâm bảo vệ con cái, 17
- Nguyên nhân 3: Do trình độ nhận thức, hiểu biết về kiến thức nuôi dạy con cái, chăm sóc trẻ và cả kiến thức về pháp luật trong xã hội của nhiều gia đình còn hạn chế; Nguyên nhân 4: Do cơ chế quản lý trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn nhiều bất cập và hạn chế. 4. Giải pháp: 5. Vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo 5.1. Vai trò tham vấn, tư vấn: Đối với những trẻ em bị xâm hại tình dục khi được phát hiện nhân viên công tác xã hội (CTXH) cần giúp trẻ đối diện với vấn đề bị xâm hại, cần tư vấn giúp trẻ sớm trở lại cuộc sống thường ngày. Kết quả thực trạng hoạt động hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị xâm hại tại địa phương được thể hiện như sau: * Kết quả về nội dung hỗ trợ tâm lý- xã hội: Bảng 2: Các nội dung tham vấn cho trẻ em bị xâm hại Số Tỷ lệ STT Nội dung lượng (%) (người) 1 Kỹ năng sống cho trẻ bị xâm hại 3 30 2 Hỗ trợ giáo dục hòa nhập cộng đồng 3 30 3 Cách bảo vệ bản thân 1 10 4 Đời sống, tâm tư, tình cảm 3 30 Tổng 10 100 Bảng 3: Các hình thức trợ giúp tâm lý tại địa phương 18
- Số lượng Tỷ lệ Hình thức STT (người) (%) 1 Gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp 2 20 2 Tư vấn qua điện thoại 3 30 3 Tư vấn cho gia đình 5 50 Tổng 10 100 5.2. Thực trạng về việc vận động và kết nối nguồn lực Bảng 4: Số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục nhận được nguồn hỗ trợ Nhận được nguồn lực hỗ Số lượng Tỷ lệ (%) STT trợ (người) 1 Có 6 60 2 Không 4 40 Tổng 10 100 . TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Qua điều tra cơ bản về thực trạng trẻ bị xâm hại tình dục trên điạ bàn huyện Vĩnh Bảo Thành phố Hải Phòng, chúng tôi nhận thấy số vụ xâm hại tình dục đang ngày 1 gia tăng với các tình tiết phức tạp. Trẻ bị xâm hại tình dục thường rơi vào trạng thái hoảng loanj kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhân viên CTXH bằng những kinh nghiệm kiến thức kết hợp với các kỹ năng như kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng tham vấn, kỹ năng đặt câu hỏi... mà nhân viên CTXH đã giúp thân chủ bộc lộ được cảm xúc suy nghĩ và thu thập được những thông tin cần thiết từ thân chủ, bạn bè, gia đình của thân chủ, để từ đó 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 349 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 113 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn