intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Mô hình Công tác xã hội trong hỗ trợ câu lạc bộ người mắc bệnh suy thận mạn tính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

42
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu về bệnh suy thận mạn và người bệnh suy thận mạn tính, tìm hiểu thực trạng người bệnh suy thận mạn tính, hoạt động hỗ trợ Câu lạc bộ người bệnh suy thận mạn tính tại Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Bạch Mai và các yếu tố ảnh hưởng. Qua đó, nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp công tác xã hội trong hỗ trợ hoạt động Câu lạc bộ người bệnh suy thận mạn tính và đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển mô hình trên diện rộng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Mô hình Công tác xã hội trong hỗ trợ câu lạc bộ người mắc bệnh suy thận mạn tính

  1. MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 4.1. Phương pháp phân tích tài liệu ................................................................... 3 4.2. Phương pháp quan sát................................................................................. 3 4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .......................................................... 4 4.4. Phương pháp phỏng vấn sâu ....................................................................... 4 II. NỘI DUNG ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGƯỜI MẮC BỆNH SUY THẬN MẠN TÍNH ........................................................................ 5 1. Khái niệm nghiên cứu ................................................................................. 5 1.1. Công tác xã hội nhóm ................................................................................. 5 1.2. Các mục tiêu của Công tác xã hội nhóm .................................................... 5 1.3. Mô hình Công tác xã hội ........................................................................... 6 1.4. Người bệnh suy thận mạn tính ................................................................... 6 1.4.1. Người bệnh .............................................................................................. 6 1.4.2. Người bệnh suy thận mạn tính ................................................................ 7 1.5. Câu lạc bộ người bệnh ................................................................................ 7 2. Phương pháp luận .......................................................................................... 8 2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng .................................................................... 8 2.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử ........................................................................... 9 2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu ........................................................................ 9 3. Các lý thuyết vận dụng trong luận văn .......................................................... 9 3.1. Lý thuyết nhu cầu ....................................................................................... 9 3.2. Lý thuyết nhận thức hành vi ..................................................................... 12
  2. 4. Chính sách, pháp luật của Nhà nước ........................................................... 14 4.1. Những văn bản pháp lý là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế. ..................................................................... 14 4.2. Tóm tắt nội dung chính các văn bản pháp quy đóng vai trò quyết định cho sự hình thành và phát triển nghề công tác xã hội trong y tế ............................ 14 4.3. Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bạch Mai. .................................................................................................................. 14 TIỂU KẾT CHƯƠNG I................................................................................... 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN TÍNH SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA THẬN NHÂN TẠO BỆNH VIỆN BẠCH MAI. ...................................................................... 16 2.1. Khái quát về bệnh viện Bạch Mai và Khoa Thận nhân tạo. ..................... 16 2.1.1. Giới thiệu về bệnh viện Bạch mai ......................................................... 16 2.1.2. Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Bạch Mai. ........................................ 17 2.2. Thực trạng người bệnh suy thận mạn và các yếu tố tác động đến người bệnh suy thận mạn tính tại Khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai............ 17 2.2.1. Quy trình chạy thận nhân tạo của người bệnh suy thận mạn tính. ........ 18 IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 19 V. KẾ HOẠCH VÀ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG VỚI NHÓM THÂN CHỦ SUY THẬN MẠN TRONG HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ NGƯỜI BỆNH............. 22 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 25
  3. I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chăm sóc sức khỏe luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia, xã hội càng phát triển, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao đòi hỏi cần có chất lượng của các dịch vụ chăm sóc y tế. Tại các nước phát triển trên thế giới, sự có mặt của Công tác xã hộichuyên nghiệp trong chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện đã có từ lâu và trở thành một hoạt động chuyên nghiệp, các nhân viên công tác xã hộitrong bệnh viện đã đóng góp những vai trò nhất định trong việc giảm bớt gánh nặng áp lực công việc cho đội ngũ nhân viên y tế cũng như hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh, làm việc với các nhóm xã hội yếu thế trong bệnh viện như: trẻ em, vị thành niên, phụ nữ, người cao tuổi,… Bệnh thận mạn giai đoạn cuối là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Nhiều nghiên cứu tại Mỹ, châu Âu, châu Á cho thấy có khoảng 9-13% dân số thế giới mắc bệnh thận mạn. Suy thận mạn là một gánh nặng của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người suy thận mạn giai đoạn cuối đang được điều trị thay thế thận (Thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc và ghép thận) và số lượng người này ước đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Trên thực tế, do chi phí cao của các biện pháp điều trị thay thế thận nên điều trị thay thế thận chỉ áp dụng chủ yếu (80%) cho bệnh nhân tại các nước đã phát triển. Tại các nước đang phát triển chỉ 10 – 20% bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được điều trị thay thế thận và thậm chí không có điều trị thay thế thận, và bệnh nhân sẽ tử vong khi vào suy thận mạn giai đoạn cuối. Theo số liệu thống kê, hiện ở Việt Nam có khoảng 6 triệu người bị bệnh thận mạn chiếm 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 bệnh nhân ở tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế nhưng chỉ có 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu. Trên thực tế, tỉ lệ này có thể cao hơn và ngày càng gia tăng. Hiện nay số lượng người bệnh mắc bệnh mạn tính ngày càng gia tăng đặc biệt là bệnh suy thận mạn. Suy thận mạn tính hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc bệnh suy thận mạn tính, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu và canxi. Các chất thải sẽ tồn đọng trong cơ thể và gây hại cho người bệnh. Cuộc sống của những bệnh nhân suy thận rất khắc nghiệt. Do cơ thể không thể tự bài tiết nên chế độ ăn uống phải được kiểm soát chặt chẽ. Đối với 1
  4. những người không đủ điều kiện ghép thận thì việc lọc máu nhân tạo là cứu cánh duy nhất để họ duy trì sự sống, song mặt khác cũng bào mòn sức khỏe của họ mỗi ngày. Bệnh không có thuốc chữa nên những người này phải "sống chung với lũ", suốt đời gánh chịu nỗi đau bệnh tật và gánh nặng về kinh tế, tinh thần. Nhu cầu về một nơi sinh hoạt giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong điều trị bệnh, trong cuộc sống là hết sức cần thiết đối với những người bệnh như vậy. Câu lạc bộ là mô hình đã được hình thành và phát triển tại nhiều nước trên thế giới. Câu lạc bộ là môi trường tiên tiến để các thành viên, hội viên tự điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện phấn đấu trưởng thành. Thông qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của câu lạc bộ, các thành viên trong CLB có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy cái tốt, cái đẹp, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lỗi thời lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống văn minh tiến bộ. CLB người bệnh sẽ là mô hình giúp đỡ toàn diện cho những bệnh nhân điều trị tại bệnh viện và các cơ sở y tế, để nâng cao chất lượng điều trị không chỉ dừng lại ở chăm sóc sức khỏe y tế mà còn chăm sóc sức khỏe xã hội cho mỗi người bệnh. Có không ít những nghiên cứu về bệnh suy thận và người mắc bệnh suy thận mạn tính dưới góc độ y học, xã hội học nhưng vấn đề này chưa được nhìn nhận dưới góc độ công tác xã hội, chưa có nghiên cứu bài bản nên việc lựa chọn đề tài này: “Mô hình Công tác xã hội trong hỗ trợ câu lạc bộ người mắc bệnh suy thận mạn tính.” Có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, hướng tới sự điều trị toàn diện cho người bệnh chăm sóc cả về mặt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nhằm giúp họ nhanh chóng hòa nhập với xã hội; không chỉ hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về chăm sóc sức khỏe mà cả những vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu về bệnh suy thận mạn và người bệnh suy thận mạn tính, tìm hiểu thực trạng người bệnh suy thận mạn tính, hoạt động hỗ trợ Câu lạc bộ người bệnh suy thận mạn tính tại Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Bạch Mai và các yếu tố ảnh hưởng. Qua đó, nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp công tác xã hội trong hỗ trợ hoạt động Câu lạc bộ người bệnh suy thận mạn tính và đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển mô hình trên diện rộng. 2
  5. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đọc, thu thập thông tin, phân tích tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề suy thận mạn tính, người bệnh suy thận mạn tính và các mô hình CLB trợ giúp họ ngoài nước và trong nước. - Nghiên cứu thực trạng về hoạt động hỗ trợ của nhân viên Công tác xã hội trong Câu lạc bộ người bệnh suy thận mạn tại Khoa Thận nhân tạo BV Bạch Mai và các yếu tố ảnh hưởng đến người bệnh. - Áp dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm hỗ trợ mô hình câu lạc bộ người bệnh suy thận mạn tính và đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện để phát triển mô hình CLB người bệnh trên diện rộng. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Mô hình Công tác xã hội trong hỗ trợ câu lạc bộ người mắc bệnh suy thận mạn tính tại Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội. - Phạm vi nội dung: Câu lạc bộ này là Câu lạc bộ trợ giúp những người bệnh khác nhau nhưng ở đây chúng tôi chỉ quan tâm đến người mắc bệnh suy thận mạn tính. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Phòng Công tác xã hội và Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Bạch Mai. - Phạm vi thời gian: 6 tháng từ tháng 01/2017 – 30/07/2017. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp phân tích tài liệu Dựa trên những nghiên cứu trước đó và những tài liệu có sẵn để phân tích thông tin và đưa ra những kết luận về thực trạng chung của mô hình Câu lạc bộ người bệnh. Trong suốt tiến trình nghiên cứu, tác giả tiến hành tìm kiếm và tham khảo những tài liệu chứa đựng thông tin liên quan đề tài nghiên cứu như: Các văn bản, các bài báo cáo tổng kết, các bảng thống kê, các tài liệu sách báo liên quan. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích, so sánh, kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tài liệu đó nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đang quan tâm đảm bảo đề tài vừa mang tính lý luận vừa đảm bảo tính khoa học. 4.2. Phương pháp quan sát Là phương pháp thu thập thông tin xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài. Mục đích của phương pháp này là thấy được những biểu hiện bên ngoài của người bệnh: hành vi, cử chỉ, thái độ của thân chủ trong quá trình tham gia Câu lạc bộ. 3
  6. 4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Là phương pháp xã hội học nhằm thu thập thông tin bằng cách lập một bảng hỏi cho nhóm đối tượng trong một khu vực nhất định trong một không gian, thời gian nhất định. Trong nghiên cứu này, khách thể nghiên cứu của chúng tôi là nhóm người mắc bệnh suy thận mãn tính. Tìm hiểu nhu cầu của người bệnh về mô hình sinh hoạt Câu lạc bộ người bệnh, đánh giá thực trạng về hoạt động hỗ trợ Câu lạc bộ người bệnh suy thận mạn tại Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai, hoạt động của Câu lạc bộ người bệnh suy thận khi có sự tham gia của nhân viên Công tác xã hội, các giải pháp xây dựng và hoàn thiện để phát triển mô hình Câu lạc bộ người bệnh trên diện rộng. - Để đảm bảo thu thập được những thông tin mang tính chiều sâu của vấn đề cần nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 100 người bệnh điều trị tại Khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai; 4.4. Phương pháp phỏng vấn sâu Nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, những khó khăn, nhu cầu mà thân chủ đang gặp phải thông qua cách hỏi và trả lời trực tiếp giữa nhân viên Công tác xã hội với thân chủ, với gia đình, với đội ngũ nhân viên y tế điều trị trực tiếp cho thân chủ. Đây là phương pháp thu thập thông tin theo chiều sâu của vấn đề, trong quá trình thực tế tại Câu lạc bộ người bệnh suy thận mạn ở Khoa Thận nhân tạo nhân viên công tác xã hội dùng phương pháp phỏng vấn sâu để khẳng định lại những công việc nhân viên công tác xã hội đã thực hiện có hiệu quả hay không? 4.5. Phương pháp công tác xã hội nhóm Đề tài ứng dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm với nhóm đối tượng là người mắc bệnh suy thận mạn tính. Phương pháp công tác xã hội nhóm tác động đến toàn bộ thành viên trong nhóm mà công cụ tác động chính là mối quan hệ, sự tác động giữa các thành viên trong nhóm, đó là sự tác động qua lại, tương tác giữa các thành viên trong nhóm để mỗi thành viên nhóm có những năng lực và kỹ năng để giải quyết vấn đề của mình nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. 4
  7. II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGƯỜI MẮC BỆNH SUY THẬN MẠN TÍNH 1. Khái niệm nghiên cứu 1.1. Công tác xã hội nhóm “Công tác xã hội là một chuyên ngành được sử dụng để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy” (Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ-NASW, 1970). Theo định nghĩa này có thể thấy, Công tác xã hội là một hoạt động trợ giúp, một dịch vụ xã hội và là một chuyên ngành hướng đến sự phát triển con người và công bằng xã hội: "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề". (Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hộiQuốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW) 1.2. Các mục tiêu của Công tác xã hội nhóm Công tác xã hội nhóm với hoạt động hỗ trợ Câu lạc bộ người bệnh suy thận mạn là nhằm mục đích như sau: Đánh giá (thẩm định) cá nhân người bệnh : về nhu cầu/khả năng/hành vi qua việc tự đánh giá của nhóm viên, đánh giá của nhân viên công tác xã hội, đánh giá của các thành viên trong nhóm thân chủ. Duy trì và hỗ trợ cá nhân: hỗ trợ người bệnh suy thận mạn đương đầu với những khó khăn của cá nhân hay khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người bệnh, nhóm gia đình người bệnh) Thay đổi cá nhân : nhiều loại từ hành vi cho đến phát triển nhân cách: kiểm soát xã hội; hành vi tương tác (nhóm huấn luyện để tự khẳng định); giá trị và thái độ cá nhân (nhóm người bệnh suy thận hút thuốc lá tác động đến giá trị và thái độ của họ; hoàn cảnh kinh tế, gia đình, công việc như thế nào?), cảm xúc và khái niệm về bản thân (nhóm phát triển lòng tự trọng, tăng năng lực); 5
  8. Cung cấp thông tin, giáo dục: Nhóm người bệnh cần được cung cấp các thông tin về bệnh, cách điều trị, các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống người bệnh suy thận mạn tính, nên làm thế nào với những trường hợp cấp cứu. Cung cấp thông tin, giáo dục không chỉ cho nhóm người bệnh mà còn cho cả nhóm gia đình người bệnh. Giải trí: có những phương pháp giúp người bệnh giải tỏa tâm lý, vui chơi, hoạt động phù hợp để giảm bớt gánh nặng tâm lý, mệt mỏi khi điều trị bệnh. Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội : nhóm người bệnh và bệnh viện. Giúp nhóm người bệnh và gia đình người bệnh có được mối quan hệ gần gũi hơn, thoải mái hơn để phối hợp và có kết quả điều trị tốt nhất. 1.3. Mô hình Công tác xã hội Mô hình là một đối tượng cụ thể (vật chất hoặc phương trình toán học), một hệ thống, hoặc một khái niệm (tư duy) thay thế một nguyên bản. Mô hình là một cấu trúc mô tả hình ảnh đã được tối giản hóa theo đặc điểm hoặc diễn biến của một đối tượng, một hiện tượng, một khái niệm hoặc một hệ thống. Theo tác giả Lê Anh Tuấn (2008), mô hình có thể là hình ảnh hoặc một vật thể cụ thể thu nhỏ phóng đại, chỉ làm gọn bằng phương trình toán học, công thức vật lý, một phần mềm tin học để mô tả một hiện tượng thực tế mang tính điển hình. Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản mô hình là một đối tượng cụ thể được mô phỏng hoặc mô tả các hoạt động từ hệ thống thực tế bởi áp dụng các kiến thức cơ bản và kinh nghiệm cho nhân viên Công tác xã hội. Mô hình cung cấp cho nhân viên Công tác xã hội ý tưởng để kết cấu và tổ chức tiếp nhận cho một tình huống phức tạp bừng cách mô tả một cách chung nhất cái gì thường xảy ra trong thực hành, nêu lên tình huống bao quát nhất, và đưa ra một dạng cấu trúc cho ý tưởng, đúc kết các nguyên tắc và loại hình của hoạt động, giúp cho thực hành có một dáng dấp nhất định. 1.4. Người bệnh suy thận mạn tính 1.4.1. Người bệnh Bệnh là quá trình hoạt động không bình thường của cơ thể sinh vật từ nguyên nhân khởi thuỷ đến hậu quả cuối cùng. Bệnh có thể gặp ở người, động vật hay thực vật. Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra bệnh, nhưng có thể chia thành ba loại chính: Bệnh do bản thân cơ thể sinh vật có khuyết tật như di truyền bẩm sinh hay rối loạn sinh lý. Bệnh do hoàn cảnh sống của sinh vật khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng, bị 6
  9. ngộ độc, không đủ chất dinh dưỡng. Bệnh do bị các sinh vật khác (nhất là các vi sinh vật) ký sinh. [1] Như vậy: Người bệnh là người có quá trình hoạt động không bình thường của cơ thể đang được điều trị, trong quan hệ với các cơ sở y tế và với thầy thuốc. 1.4.2. Người bệnh suy thận mạn tính Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và (kéo theo) sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc - môn do thận sản xuất [2]. Suy thận mạn tính là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa, tiến triển mạn tính, qua nhiều năm tháng. Hậu quả làm giảm mức lọc cầu thận dưới mức bình thường. Đặc trưng của suy thận mạn là: Có tiền sử bệnh thận – tiết niệu kéo dài, mức lọc cầu thận giảm dần, nitơ phi protein máu tăng dần, kết thúc trong hội chứng ure máu cao. Bệnh mạn tính là bệnh tiến triển dần dần và kéo dài, thời gian mắc bệnh từ 3 tháng trở lên. Bệnh mạn tính thường gặp bao gồm những bệnh không truyền nhiễm. Suy thận mạn tính: Suy thận mạn tính là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng Nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận xuống dưới 50% (60 ml/phút). Suy thận mạn tính là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều tháng, năm, hậu quả của sự xơ hóa các Nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu. Như vậy, người bệnh suy thận mạn tính là người đang điều trị tại các cơ sở y tế, có tình trạng thận bị suy giảm gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động, bệnh suy thận mạn tính kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều. 1.5. Câu lạc bộ người bệnh Câu lạc bộ là tổ chức lập ra cho nhiều người tham gia sinh hoạt văn hoá, giải trí trong những lĩnh vực nhất định; nhà dùng làm nơi tổ chức các hoạt động văn hoá giải trí như thế. Câu lạc bộ là danh từ của tiếng nước ngoài, ta dùng dần thành quen, đây là một cụm từ muốn nói về một tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện của mỗi người có chung một mục đích từ một mục đích này mà đề ra chương trình hoạt động của mình sao cho phù hợp với khả năng và thời gian rỗi của các thành viên và khi hoạt động câu lạc bộ, nhóm, đội lớn mạnh, số hội viên đông thì lại có thể chia ra các nhóm nhỏ hơn để đáp ứng được nhu cầu và sở thích riêng biệt hơn. 7
  10. Các loại hình câu lạc bộ, nhóm, đội: Muốn có một đội, nhóm, Câu lạc bộ trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tế ở cơ sở, đơn vị. Bởi vì Câu lạc bộ, đội, nhóm là hình thức sinh hoạt tự nguyện, không ép buộc. Đây còn gọi là Câu lạc bộ, đội nhóm sở thích. Sau khi hình thành Câu lạc bộ, đội nhóm rồi, các thành viên mới tổ chức bầu ra ban chủ nhiệm, đội trưởng, nhóm trưởng và xây dựng nội quy hoạt động. Mỗi Câu lạc bộ không nên đông thành viên quá nhưng cũng không thể là một vài người vì Câu lạc bộ là nơi phát huy năng khiếu và sáng kiến của các hội viên nhằm đạt một mục đích nhất định, các hội viên tự xin gia nhập và cũng tự nguyện rút lui khỏi Câu lạc bộ và đến lúc nào đó, nếu tất cả các hội viên không còn nhu cầu chung nữa thì Câu lạc bộ sẽ giải thể. Có nhiều hình thức Câu lạc bộ: Câu lạc bộ chuyên ngành : Kinh doanh, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng; Câu lạc bộ sở thích : Năng khiếu, âm nhạc, thể thao,thời trang; Câu lạc bộ mang tính xã hội : Hưu trí, bàn tay vàng, học sinh, … Từ các khái niệm trên, chúng tôi cho rằng, Câu lạc bộ người bệnh là loại hình câu lạc bộ dành cho những người bệnh đang điều trị tại bệnh viện, tự nguyện tập hợp nhau lại để cùng chia sẻ những khó khăn vất vả do ảnh hưởng của bệnh tật và có nhu cầu được cung cấp thông tin giúp hiểu biết rõ ràng về bệnh và tư vấn về các vấn đề liên quan đến bệnh tật để từ đó hợp tác chặt chẽ với thầy thuốc điều trị trong việc lựa chọn chế độ ăn uống, luyện tập, tự dùng thuốc ở nhà theo hướng dẫn để có thể tự theo dõi, phát hiện biến chứng của bệnh với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, sự trợ giúp nhân đạo của các cá nhân, tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước. 2. Phương pháp luận Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo nhận thức. Tất cả những lý luận và nguyên lý đều có tác dụng hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều có ý nghĩa phương pháp luận. Nội dung của luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng các hệ thống, chủ trương của đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hệ thống an sinh xã hội, phát triểm giáo dục, gắn liền phát triển kinh tế với sự tiến bộ và công bằng xã hội. Đó là quan điểm phát triển nghề Công tác xã hội. 2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng Tính cách mạng sâu sắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện qua việc phản ánh đúng đắn các quy luật chi phối sự vận dụng và phát triển để qua đó xóa bỏ cái cũ, cái lỗi thời để xác lập cái mới, cái tiến bộ hơn là tất yếu. Phương pháp duy vật biện 8
  11. chứng đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải đặt thân chủ trong mối quan hệ tương tác khách quan tất yếu với các yếu tố khác như bệnh viện, bạn điều trị, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể,...Các giải pháp khuyến nghị đề xuất không chỉ hướng tới mối quan hệ nội tại bên trong mà còn phải có các giải pháp tác động vào mối quan hệ giữa thân chủ với các hệ thống khác để giúp thân chủ có một cuộc sống ổn định về mặt tinh thần và tự tin hòa nhập với xã hội. 2.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử Là hệ thống theo quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học Mác – Lê nin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. Phương pháp duy vật lịch sử khi nghiên cứu đòi hỏi phải đặt thân chủ trong hoàn cảnh môi trường xã hội, thời gian cụ thể mà thân chủ sinh sống và lớn lên. Đồng thời, đòi hỏi nghiên cứu phải nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của từng thời điểm, giai đoạn cụ thể để đề ra những phương hướng, giải pháp phù hợp. 2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu Việc hỗ trợ người mắc bệnh suy thận mạn tính được thực hiện trên cách tiếp cận của các khoa học liên nghành, hướng tiếp cận hai chiều vĩ mô và vi mô, tiếp cận giải quyết vấn đề và tiếp cận theo quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển. Các khoa học kinh tế, giáo dục, y học, xã hội học, tâm lý học là rõ thực trạng vấn đề nghiên cứu hỗ trợ người mắc bệnh suy thận mãn tính tại Khoa Thận nhân tạo – BV Bạch Mai. Hướng tiếp cận vĩ mô từ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Y tế, Cục Quản lý và khám chữa bệnh, BV Bạch Mai, Khoa Thận nhân tạo tác động đến đời sống của người mắc bệnh suy thận mạn tính đang điều trị tại Khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện. Hướng tiếp cận theo quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển trong nội dung nghiên cứu cụ thể. 3. Các lý thuyết vận dụng trong luận văn 3.1. Lý thuyết nhu cầu Đối với con người việc đảm bảo cho sự sống, sự phát triển vật chất và tinh thần đòi hỏi phải hội tụ các yếu tố cần thiết. Điều đó cũng có nghĩa là các nhu cầu cơ bản của con người cần được đáp ứng. 9
  12. Abraham Maslow (1908-1970) là nhà tâm lý học Mỹ nhìn nhận con người theo hướng nhân đạo vì vậy lý thuyết của ông được xếp vào trường phái nhân văn hiện sinh. Ông cho rằng, con người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển, đó là nhu cầu thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội (tình yêu thương), nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện. Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Thang nhu cầu theo A.Maslow Nhu cầu về thể chất, sinh lý: nhu cầu về đồ ăn, nước uống, không khí, nhu cầu về tình dục…Nhu cầu này được xem là nhu cầu cơ bản nhất trong 5 nhóm nhu cầu theo sự phân định của A.Maslow. Nhu cầu an toàn: Con người cần có một môi trường sống an toàn, sức khỏe để bảo đảm sự tồn tại của họ. Họ cần có nhà ở để tránh mưa, tránh nắng. Họ cần được khám chữa bệnh, được chăm sóc sức khỏe. Họ cần được sống trong môi trường được đảm bảo về an ninh để tính mạng của họ không bị đe dọa. Họ cần có môi trường sinh hoạt, vận động để không gây thương tích… Nhu cầu tình cảm xã hội: A.Maslow coi đó là nhu cầu thuộc về nhóm xã hội của con người, sự mong muốn được quan tâm của các thành viên trong nhóm xã hội (gia 10
  13. đình, người thân, bạn bè…). Sức mạnh của họ sẽ được nhân lên, sự tự tin cũng được tăng cường khi họ là thành viên của các nhóm bởi điều đó khẳng định vai trò, vị trí của họ trong xã hội. Sự đơn độc, không gia đình, không có nhóm xã hội nào để cá nhân thuộc về đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển tâm lý và quan hệ xã hội của cá nhân. Nhu cầu được tôn trọng: Con người luôn cần được đối xử bình đẳng, được lắng nghe và không bị coi thường. Dù đó là ai, trẻ em hay người lớn, người lành lặn hay người bị khuyết tật, người giàu hay người nghèo tất cả họ đều có nhu cầu được coi trọng, được ghi nhận về sự hiện diện cũng như chính kiến của cá nhân. Con người có trở nên tự tin hay không, thể hiện được sức mạnh của mình hay không đó là một phần do họ được đối xử bình đẳng hay không khi còn nhỏ. Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển: Đó là nhu cầu được đến trường, được nghiên cứu, lao động sáng tạo…để phát triển toàn diện. Nhu cầu này được A.Maslow cho là nhu cầu quan trọng, song chúng được xếp ở bậc thang cuối cùng bởi nó chỉ được đề cập tới khi những nhu cầu cơ bản ở các bậc thang nền tảng đã được đáp ứng. Việc tiếp cận dựa trên thuyết nhu cầu giúp cho nhân viên công tác xã hội có thể loại bỏ được sự đánh giá chủ quan của bản thân mình để có thể đánh giá được đúng và đủ các nhu cầu của thân chủ, tránh được việc cung cấp thừa hay thiếu các dịch vụ xã hội. Nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ xác định các nhu cầu hỗ trợ mà thân chủ mong muốn để giải quyết đúng và hiệu quả của vấn đề. Tiếp cận theo thuyết nhu cầu thể hiện được tính nhân văn lấy con người là trung tâm của ngành công tác xã hộicoi trọng con người và những nhu cầu của họ. Tiếp cận theo hướng này cũng khiến cho nhân viên công tác xã hội tin tưởng vào khả năng của con người trong việc làm chủ và giải quyết các vấn đề của mình. Ngoài ra việc tiếp cận theo nhu cầu sẽ đem lại một số lợi ích như: Trong xã hội vẫn tồn tại những người gặp hoàn cảnh bất lợi, những con người yếu thế nên họ rất cần đến sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Hay đáp ứng nhu cầu con người chính là cách thúc đẩy giúp con người tham gia các hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội… Giảm kinh phí và tăng hiệu quả vì tránh được sự dư thừa hay không đầy đủ khi hỗ trợ. Người bệnh suy thận mạn theo từng nấc thang nhu cầu của tháp nhu cầu Maslow bị tác động trực tiếp đến nhu cầu thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định mình. 11
  14. Nhu cầu thể chất bị ảnh hưởng khi không được đáp ứng sự trẻ dễ bị tổn thương về mặt tình cảm, dễ tạo ra tâm lý chán nản, buồn bực, có thể dẫn đến cảm giác tự ti, trầm cảm hoặc bỏ đi để tìm kiếm sự che chở ở bên ngoài. Nhu cầu an toàn: người bệnh không chỉ cần một ngôi nhà để ở để tránh mưa, tránh nắng mà còn rất cần một môi trường điều trị an toàn và hiệu quả để được theo dõi và chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất. Nếu nhu cầu an toàn không được đáp ứng có thể sẽ gây ra sự mất cân bằng tâm lý, dẫn đến khủng hoảng. Nhu cầu được tôn trọng cũng là một nhu cầu thiết yếu của người bệnh nên khi bị ảnh hưởng, người bệnh có thể rất dễ bất mãn và nảy sinh tâm lý bỏ mặc mọi thứ. Tiếp đến là nhu cầu tình cảm. Đối với những người bệnh suy thận mạn tính, đa phần họ xác định phải “sống chung với lũ” cả cuộc đời, về cơ bản mỗi người bệnh một tuần chạy thận 3 buổi, mỗi buổi từ 4 – 6 tiếng do vậy nhu cầu được gặp gỡ, giao lưu đối với người bệnh suy thận mạn là nhu cầu hết sức cần thiết. Đặc biệt là nhu cầu giao lưu đối với người bệnh cùng điều trị như hoạt động câu lạc bộ người bệnh. Việc vận dụng cách sắp xếp và quy tắc trong thang nhu cầu của Maslow, nghiên cứu có thể xác định được một cách cụ thể các nhu cầu chủ yếu của người bệnh qua sự mong muốn của người bệnh để từ đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt trong nhu cầu mà người bệnh đang gặp phải có khả năng dẫn đến việc mệt mỏi, không muốn tiếp tục điều trị để có biện pháp điều chỉnh phù hợp đồng thời giúp họ phát hiện ra được tiềm năng của bản thân để có lối sống sinh hoạt tốt, lành mạnh hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. 3.2. Lý thuyết nhận thức hành vi Khái niệm nhận thức: Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. Khái niệm hành vi: Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự kiện, sự vật, hiện tượng trong một hòan cảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành dộng nhất định. Thuyết nhận thức hành vi Các quan điểm về hành vi và nhận thức xuất phát từ hai dòng tác phẩm tâm lý học có liên quan: Lý thuyết học hỏi xuất hiện đầu tiên và phát triển trong tâm lý học sử 12
  15. dụng trị liệu hành vi dựa trên nghiên cứu tâm lý học của Sheldon (1995) biểu đạt bản chất của lý thuyết này là việc tách biệt ý thức và hành vi. Chúng ta không thể biết được điều gì đang xảy ra trong ý thức của ai đó, do đó chúng ta chỉ có thể trị liệu tập trung đến việc giải quyết các vấn đề làm thay đổi hành vi mà không quan tâm đến những vấn đề biến đổi nào có thể xảy ra trong ý thức của chúng. Lý thuyết học hỏi xã hội của Bandura (1977) mở rộng thêm quan điểm này và cho rằng hầu hết các lý thuyết học hỏi đạt được qua nhận thức của con người và suy nghĩ về những điều mà họ đã trải nghiệm qua. Họ có thể học hỏi qua sự việc xem xét các ví dụ của người khác về điều này có thể áp dụng vào việc trị liệu. Các quan điểm tâm động học và quan điểm truyền thống lại cho rằng hành vi xuất phát từ một quá trình thực hiện theo ý thức của chúng ta, điều này có nghĩa là hành vi của con người xuất hiện dựa trên ý thức của họ. Lý thuyết nhận thức – hành vi đánh giá rằng: hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi. Như vậy, rõ ràng là hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu sai và lý giải sai. Quá trình trị liệu phải cố gắng sửa chữa việc hiểu sai đó, do đó hành vi chúng ta cũng tác động một cách phù hợp trở lại. Quan điểm của Sheldon về Trị liệu hành vi – nhận thức cho cá nhân: Sheldon đưa ra một thành tố quan trọng trong trị liệu hành vi chính là việc lựa chọn các yếu tố tăng cường, thúc đẩy để củng cố hành vi. Các yếu tố này cần được quan sát, khái quát hóa và mô hình hóa (học hỏi qua trải nghiệm). Sheldon cũng chỉ ra việc học hỏi thông qua việc lập mô hình là nhận thức, điều này có nghĩa là chúng ta tự suy nghĩ về bản thân trong các tình huống mà chúng ta hành động ra sao. Lượng giá là một khía cạnh quan trọng trong cách tiếp cận hành vi – nhận thức để: Đạt được sự mô tả những vấn đề từ những quan điểm khác nhau. Sau đó đưa ra những ví dụ về ai bị tác động và tác động như thế nào? Tiếp đến là tìm kiếm những hình thức khởi đầu của các vấn đề, chúng biến đổi ra sao và tác động đến chúng ở những vấn đề gì? Xác định những khía cạnh khác nhau của các vấn đề và chúng phù hợp với nhau ra sao? Lượng giá về động cơ cho sự biến đổi. Xác định những mô hình tư duy và những 13
  16. cảm xúc có trước, trong và sau những biến cố về hành vi của vấn đề. Cuối cùng là xác định những điểm mạnh trong và xung quanh thân chủ. Mô hình trị liệu hành vi: Hành vi các nhân bao gồm: Suy nghĩ Biến cố Sinh lý Cảm Làm Nói Hoàn cảnh Kinh nghiệm Học sống Như vậy: Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngoài, do đó con người có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung suy nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức. Một quan điểm khác: Các vấn đề nhân cách hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài. (Aron T.Beck và David Burns có lý thuyết về tư duy méo mó). Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực. 4. Chính sách, pháp luật của Nhà nước 4.1. Những văn bản pháp lý là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế. 4.2. Tóm tắt nội dung chính các văn bản pháp quy đóng vai trò quyết định cho sự hình thành và phát triển nghề công tác xã hội trong y tế 4.3. Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bạch Mai. TIỂU KẾT CHƯƠNG I Trên đây là những nội dung được đề cập trong chương 1 cũng chính là cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu về người bệnh suy thận mạn tính sinh hoạt 14
  17. trong Câu lạc bộ người bệnh tại Khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai. Trong đó, lí luận về người bệnh suy thận mạn tính bao gồm các lí thuyết lí giải về vấn đề này dựa trên cơ sở y học, sinh học, xã hội học, tâm lí học về nguồn gốc phát sinh và đưa ra những phương pháp trị liệu khác nhau để có được hành vi thay thế. Bên cạnh đó, việc tiếp cận các khái niệm công cụ liên quan đến người bệnh suy thận mạn và lí luận về phương pháp Công tác xã hộinhóm đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết cơ bản về người bệnh suy thận mạn và phương pháp tiếp cận mới trong vấn đề hỗ trợ người bệnh trong chăm sóc sức khỏe và điều trị toàn diện hơn. Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu có được bước đệm để tiếp tục đi sâu vào phân tích về thực trạng người bệnh suy thận mạn và các yếu tố ảnh hưởng của nó diễn ra ở người bệnh tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ người bệnh suy thận mạn trên địa bàn được khảo sát. Theo đó, cũng đã mở ra được tiền đề quan trọng cho việc đề xuất biện pháp công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ người bệnh suy thận mạn điều trị tại bệnh viện. 15
  18. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN TÍNH SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA THẬN NHÂN TẠO BỆNH VIỆN BẠCH MAI. 2.1. Khái quát về bệnh viện Bạch Mai và Khoa Thận nhân tạo. 2.1.1. Giới thiệu về bệnh viện Bạch mai Bệnh viện Bạch Mai được thành lập từ năm 1911, ban đầu là Nhà thương Cống Vọng nhỏ bé chuyên để thu nhận và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm. Đến năm 1935, Bệnh viện mang tên René Robin được xây dựng quy mô hơn, là cơ sở thực hành chính của trường Đại học Y khoa Đông Dương. Từ năm 1945, Bệnh viện được mang tên Bệnh viện Bạch Mai. Đến năm 2011, kỷ niệm 100 năm thành lập đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất lần thứ 2; Quy mô 1400 giường bệnh với: 02 Viện, 07 Trung tâm, 22 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng, 10 Phòng/Ban chức năng, Trường Trung học Y tế, Tạp chí Y học lâm sàng, Đơn vị Dịch vụ; Mục tiêu: xây dựng Bệnh viện Bạch Mai trở thành Trung tâm Y học hàng đầu của Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Hiện nay, Trên chặng đường hội nhập và phát triển, Bệnh viện kỷ niệm 105 năm thành lập và đón nhân Huân chương Độc lập hạng 3 lần thứ 2; Quy mô 1900 giường bệnh với 55 đơn vị trực thuộc: 03 Viện, 08 Trung tâm, 12 Phòng/Ban chức năng, 23 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng, Trường Cao đẳng Y tế, Tạp chí Y học lâm sàng, Đơn vị Dịch vụ; Khánh thành Trung Tâm Hội nghị Quốc tế Bạch Mai có 01 Hội trường 700 chỗ với nhiều trang thiết bị hiện đại và hệ thống hội trường mini đồng bộ; Khánh thành tòa nhà Trung tâm Tim mạch trẻ em và Trung tâm Ung bướu quy mô 800 giường; Khởi công Trung tâm Khám bệnh tại khu Trạm lao cũ và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Phủ Lý (Hà Nam) cùng nhiều công trình khác. Những khó khăn chung: Nhìn chung hoạt động công tác xã hội là hoạt động rất cần thiết tại các cơ sở y tế, song hiện nay vẫn còn đó những khó khăn nhất định. Đó là hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện vẫn chỉ được tiến hành ở những giải pháp có tính chất khách quan, bên ngoài nhằm kêu gọi giúp đỡ cho bệnh nhân từ các tổ chức xã hội song lại chưa có sự chủ động hợp tác giữa cán bộ xã hội và cán bộ y tế trong bệnh viện để cùng nhau nâng chất lượng khám chữa bệnh lên cao. 16
  19. Về mặt thu hút nguồn hỗ trợ qua khảo sát thấy còn nhiều bất cập đó là nhân viên thu hút tài trợ vẫn còn thiếu và yếu về kỹ năng trong quá trình tìm nhà tài trợ rất phức tạp và nó không chỉ đơn giản. Đối tượng thu hút nguồn tài trợ phần lớn là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường dù có tinh thần nhiệt tình, nhưng chưa có kinh nghiệm đàm phán nhà tài trợ nên vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Về tư vấn cho bệnh nhân hiện nay do quy định về bảo hiểm vẫn còn phức tạp ví dụ như giá thu dịch vụ khám chữa bệnh chưa được điều chỉnh phù hợp và thống nhất giữa các đối tượng bệnh nhân: Đối tượng BHYT thực hiện theo giá quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT trong khi giá áp dụng cho người bệnh không có BHYT vẫn theo Quyết định số 125/2014/QĐ-UBND. 2.1.2. Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Bạch Mai. Cơ cấu nhân sự: tổng số 82 nhân viên, trong đó: 01 PGS, 02 TS-CKII, 01 BSCKI, 06 thạc sĩ, 04 bác sĩ, 01 dược sĩ, 04 kĩ sư, 15 Cử nhân, 39 điều dưỡng – KTV, 09 hợp đồng khác. Chức năng nhiệm vụ: Lọc máu chu kỳ và cấp cứu cho bệnh nhân suy thận mạn, suy thận cấp và ngộ độc tại Bệnh viện Bạch Mai và các Bệnh viện khác chuyển đến. 2.2. Thực trạng người bệnh suy thận mạn và các yếu tố tác động đến người bệnh suy thận mạn tính tại Khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai. Để có thể hiểu và hỗ trợ cho người bệnh suy thận mạn tính trước tiên cần phải hiểu về bệnh và quá trình điều trị một người bệnh suy thận mạn trải qua như thế nào. Suy thận mạn tính được chia làm 05 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thận bị tổn thương. Mục tiêu chữa trị giảm sự tiến triển bệnh và nguy cơ mắc các biến chứng do suy thận gây ra, bắt đầu phải tính đên các biện pháp chữa các biến chứng về tim mạch. Giai đoạn 2: Thận bị tổn thương nhẹ. Bác sỹ có thể ước tính sự tiến triển của suy thận và tiếp tục chữa trị để giảm nguy cơ các biến chứng khác. Giai đoạn 3: Thận tổn thương vừa, thiếu máu và các bệnh về xương có thể xuất hiện. Giai đoạn 4: Thận tổn thương nặng, tiếp tục chữa trị, bảo tồn và phòng trị thay thế cho thận bị hư tổn. Giai đoạn 5: Suy thận giai đoạn cuối. Khi thận không còn hoạt động nữa, TC cần phải lọc máu chu kỳ hoặc ghép thận. Người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối (tương đương giai đoạn 05) phải lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần. 17
  20. 2.2.1. Quy trình chạy thận nhân tạo của người bệnh suy thận mạn tính. 2.2.2. Các biểu hiện trạng thái tâm lý của người bệnh suy thận mạn tính 2.2.3. Nhu cầu của người bệnh suy thận mạn tính 2.2.4. Một số yếu tố tác động đến người bệnh suy thận mạn tính TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Những nội dung được trình bày và phân tích tại chương này đã đưa ra cái nhìn khái quát về thực trạng người bệnh suy thận mạn đang điều trị nội trú với: đặc điểm của người bệnh, những yếu tố tác động, những nhu cầu của người bệnh trên địa bàn được tiến hành nghiên cứu. Việc đề cập những thông tin về địa bàn và không gian nghiên cứu ở đây, mà cụ thể là Khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai chính là cơ sở thực tiễn cho quá trình tìm hiểu thực trạng người bệnh suy thận mạn tính đang điều trị tại Khoa. Qua khảo sát cho thấy, người bệnh gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong đời sống hàng ngày kể cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, việc đề xuất mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ Câu lạc bộ người mắc bệnh suy thận mạn nói riêng và hỗ trợ người bệnh nói chung trong quá trình điều trị bệnh là hết sức cần thiết. Hướng đến mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện bao gồm cả bác sỹ điều trị, điều dưỡng, người bệnh, người nhà người bệnh, cộng đồng xã hội và nhân viên công tác xã hội bệnh viện. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2