intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ mắc sởi và kết quả chăm sóc bệnh nhi sởi tại khoa truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi trung ương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày kết quả chăm sóc bệnh nhi sởi tại khoa Truyền Nhiễm Bệnh Viện nhi Trung Ương năm 2019; từ đó đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc bệnh nhi mắc sởi và phân tích một số yếu tố liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ mắc sởi và kết quả chăm sóc bệnh nhi sởi tại khoa truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi trung ương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐỖ THỊ THÚY HẬU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ MẮC SỞI VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC BỆNH NHI SỞI TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM - BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ MẮC SỞI VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC BỆNH NHI SỞI TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM - BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 8.72.03.01 LUÂN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS. NGUYỄN VĂN LÂM HÀ NỘI – 2019
  3. 1 DANH MỤC VIẾT TẮT AST Aspartate aminotransferase ALT Alanine aminotransferase CDC Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh) CRP C-Reactive Protein HAART Highly active antiretroviral therapy (Liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao) UNICEF The United Nations Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) TCMR Tiêm chủng mở rộng TCYTTG Tổ chức y tế thế giới NCS Người chăm sóc RLLN Rút loam lồng ngực ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây thành dịch, lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, viêm long đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, viêm kết mạc mắt, phát ban đặc trưng sởi. Sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em do suy giảm miễn dịch, gây biến chứng viên phổi, viêm phế quản phổi, nếu như không được tiêm phòng. Mặc dù được dự phòng bằng vaccine nhưng bệnh vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát và có thể tử vong. Trong 3 tháng đầu năm 2014 đã ghi nhận gần 56.000 ca sởi tại 75 quốc gia trong đó các nước có tỷ lệ mắc cao là Philippin với hơn 17.000 ca mắc, 69 ca tử vong, Trung quốc với 26.000 ca mắc [Error! Reference source not found.]. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới năm 2016 có khoảng 89.780 trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, trước khi có tiêm chủng mở rộng năm 1980 mỗi năm ước tính có khoảng 100.000 ca mắc. Sau khi có vaccine sởi được đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng, số ca mắc đã giảm dưới 10.000 ca mỗi năm. Tuy nhiên đến năm 2014 bệnh sởi lại bùng phát trở lại, ước tính đến ngày 19/4/ 2014 có 8.500 ca mắc ở 61/64 tỉnh thành phố và ít nhất có 114 trường hợp tử vong. Trước sự tăng đột biến về số ca mắc và tử vong và kéo dài đến những
  4. 2 năm gần đây Bệnh viện Nhi Trung Ương là nơi đã rất đông bệnh nhân nhi mắc sởi từ nhiều địa phương chuyển đến, gây quá tải, đặc biệt là công tác chăm sóc, cách ly là rất cần thiết. Một trong các nguyên nhân gây bệnh sởi thành dịch và bệnh nhân vượt tuyến lên các khoa nhi bệnh viện trung ương đó là vấn đề nhận thức về mức độ bệnh sởi, các kiến thức, kỹ năng chăm sóc, dự phòng sởi của các bà mẹ có con mắc sởi. Tăng cường giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi và các biện pháp dự phòng sởi cho các các bà mẹ, đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao khả năng điều trị và áp dụng các biện pháp dự phòng bệnh một cách hiệu quả nhất, giảm tỷ lệ tử vong trẻ giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Bệnh sởi phòng được bằng tiêm chủng và không có điều trị đặc hiệu khi trẻ đã mắc bệnh. Việc chăm sóc tốt và đúng cách cho trẻ bệnh là quan trọng nhất để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra và vấn đề đó phụ thuộc vào kiến thức, thực hành của người chăm sóc và trách nhiệm của nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng viên. Hiện nay, nghiên cứu về lĩnh vực này còn chưa được quan tâm đúng mức và còn ít được triển khai vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ mắc sởi kết quả chăm sóc bệnh nhi mắc sởi tại khoa Truyền Nhiễm – Bệnh viện nhi Trung Ương” với các mục tiêu sau đây: 1. Mô tả đặc điểm và kết quả chăm sóc bệnh nhi sởi tại khoa Truyền Nhiễm Bệnh Viện nhi Trung Ương năm 2019. 2. Đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc bệnh nhi mắc sởi và phân tích một số yếu tố liên quan tại khoa Truyền Nhiễm Bệnh Viện nhi Trung Ương năm 2019. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa bệnh. - Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ. - Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... có thể gây tử vong.
  5. 3 1.2. . Lịch sử nghiên cứu bệnh sởi Sởi đã hiện diện trong quần thể con người khoảng 5000 năm. Người ta cho rằng bệnh đã có từ lâu khoảng 3000 năm trước công nguyên tại những nền văn minh phát triển dọc theo các con sông lớn như tại vùng Lưỡng Hà (dọc các sông Tigris và Euphrates). Những mô tả đầu tiên thường không phân biệt đựơc bệnh sởi với bệnh đậu mùa. Kể từ khi vaccine phòng sởi ra đời vào năm 1963 và được áp dụng rộng rãi, mô hình dịch tễ của sởi có sự thay đổi sâu sắc. Các đại dịch xảy ra ở các "vùng trắng" trước đây không còn nữa. Ở các nước công tác tiêm chủng thực hiện triệt để bệnh đã giảm rõ rệt. Sự can thiệp của vaccine ngoài việc làm giảm nhanh chóng tỷ lệ mắc bệnh và thay đổi tính chu kỳ của dịch còn nâng lứa tuổi mắc sởi lên cao hơn so với trước đây Tại Việt Nam, theo lời của 1 thành viên của dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, tình đến năm 2004 tỉ lệ lưu hành bệnh sởi ở Việt Nam đã giảm đến 573 lần so với trước năm 1985, thời điểm bắt đầu chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm vaccin sởi cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi. Tuy hàng năm, trên cả nước ghi nhận từ 1500-2000 trường hợp mắc sởi rải rác, chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc vào mùa đông, xuân, nhưng căn bệnh này đang được khống chế tốt và dự kiến sẽ được loại trừ vào năm 2010. 1.3. Lâm sàng. Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, biểu hiện bằng sốt mệt mỏi, viêm long (viêm chảy) ở mắt, đường hô hấp, đường tiêu hóa và xuất hiện ban đỏ từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Ban bắt đầu từ mặt, sau lan ra toàn thân và đến chân nó kéo dài 4-7 ngày; đôi khi bệnh kết thúc trong tình trạng tróc vảy. Giảm bạch cầu là triệu chứng phổ biến của bệnh. Bệnh có đặc điểm là lan truyền rất nhanh và không có thuốc trị đặc hiệu. 1.4. Kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con mắc bệnh sởi tại Việt Nam Hiện tại trên thế giới chưa có nghiên cứu về kiến thức , thực hành của các bà mẹ có con mắc bệnh sởi. Tại Việt Nam , Phát hiện sởi sớm và điều trị kịp thời đóng vai trò rất quan trọng để ngăn chặn những biến chứng doi sởi gây ra, đồng thời có biện phát cách lý, ngăn chặn việc lây lan thành dịch bệnh. Hiện tại, không có điều trị đặc hiệu mà chỉ có điều trị hỗ trợ triệu chứng, công tác điều
  6. 4 dưỡng kết hợp với gia đình để chăm sóc trẻ đóng vai trò quan trọng làm giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong. Năm 2014, tác giả Trần Thị Thúy Hạnh và các cộng sự công bố kết quả nghiên cứu đánh giá, kỹ năng và thái độ của các bà mẹ có con mắc bệnh sởi, đánh giá tìm hiểu kiến thức của các bà mẹ về những dấu hiệu để phát hiện bệnh sởi cho thấy: có 85,4% bà mẹ nghi con sởi khi trẻ có biểu hiện ban mọc toàn thân. Những dấu hiệu sớm như ban mọc sau tai, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc, dấu hiệu Koplick với tỷ lệ 15- 20%. Theo khuyến cáo của Bộ y tế, không nên kiêng khem quá mức việc chăm sóc trẻ mắc sởi là cần và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ, giữ vệ sinh thân thể mũi, họng, mắt và răng miệng tác giả đã công bố 100% các bà mẹ kiêng gió, 80, 5 % kiêng tắm, tránh nước. Điều này cho thấy việc tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về chăm sóc trẻ mắc sởi cho các bậc phụ huynh là cần thiết [4]. Nghiên cứu năm 2010 tại Bệnh viện nhi đồng 2 cho thấy trong 247 trường hợp được phỏng vấn, có 66,4% thân nhân có nghe nói về bệnh sởi. Như vậy, có đến 33,6% thân nhân không nhớ hoặc chưa nghe về bệnh sởi. Như vậy, rõ ràng cần phải nhanh chóng truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh sởi dưới nhiều hình thức [9]. Cũng trong nghiên cứu này, qua bước đầu khảo sát, kiến thức, thái độ, hành vi về bệnh sởi, tỉ lệ kiến thức đúng là 5,3%, thái độ đúng là 17,8% và hành vi đúng là 10,1%. Kiến thức đúng chung chiếm tỉ lệ thấp (5,3%), trong đó tỉ lệ thân nhân trả lời sai cao nhất về cách phòng bệnh 98%, kế đến là các triệu chứng của bệnh (91,9%). Trong khi đó, kiến thức đúng về bệnh lây thì cao nhất 68,8%, có lẽ vì thân nhân thấy bác sĩ đã cho nhập vào khoa nhiễm. Mặc dù vậy, vẫn còn 34,8% thân nhân không biết về đường lây. Thái độ đúng chung chiếm tỉ lệ cao hơn 17,8%, nhưng đây vẫn là một tỉ lệ đáng cho ngành y tế chúng ta đáng suy nghĩ. Còn 44,1% thân nhân cho rằng nên cữ nước không tắm bé để bé mau hết bệnh. 33,6% thân nhân cho rằng bệnh sởi không cần phải đưa đến cơ sở y tế khám. Hành vi đúng chiếm 10,1% cao hơn kiến thức, trong đó có tới 53,8% thân nhân đã đeo khẩu trang đúng qui cách, có lẽ qua dịch cúm AH1N1 người dân đã thông thạo hơn trong vấn đề đeo khẩu trang [9]. Theo nghiên cứu mô tả kiến thức về bệnh sởi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã thuộc huyện Mường La tỉnh Sơn La của Đặng Thị Bích Thủy vào năm 2014 đã cho thấy: Chỉ có 38,2% bà mẹ có kiến thức đúng về đặc điểm chung bệnh sởi, trong khi tỷ lệ người không biết là 55,9% và có kiến thức sai là
  7. 5 5,8% ; Có 28,8% bà mẹ có kiến thức đúng về triệu chứng phát hiện bệnh sởi trong khi tỷ lệ không biết là 58,4% và có kiến thức sai là 12.9%; Có 19,5% bà mẹ có hiểu biết về những loại biến chứng của bệnh sởi, trong khi tỷ lệ bà mẹ không biết là 66.6% và có kiến thức sai là 13,9%. Những hạn chế trong kiến thức về bệnh sởi nêu trên thấy cả trên nhóm các bà mẹ người dân tộc Thái và người H’mông theo chiều hướng tương tự như nhau [7]. 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. Từ những năm 1980, tiêm phòng sởi đã được phổ biến trên toàn cầu, từ đó tỷ lệ tử vong đã giảm rõ rệt: giảm 75% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013. Mặc dù vậy, năm 201, vẫn có 145.700 trường hợp tử vong do sởi trên toàn cầu. Tỷ lệ tiêm chủng cũng gia tăng, năm 2103 tỉ lệ tiêm phòng ít nhất 1 mũi đạt 84% trẻ em trên toàn cầu tăng so với năm 2000 là 73% [35]. Tuy nhiên, tình hình sởi bệnh sởi năm 2013 tại các quốc gia trong khu vực như Singapore, Hàn Quốc, Hồng Công, Australia đều có số trường hợp mắc sởi gia tăng với năm 2012 [36], và năm đến năm 2017 sởi vẫn con ghi nhận 118 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới vào năm 2017. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2019 – 6/2019. - Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhi từ 1 tháng đến 16 tuổi được chẩn đoán mắc sởi và những người chăm sóc bệnh nhi. - Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào “Quyết định 1327/QĐ – BYT năm 2014 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi. + Tiêu chuẩn chọn đối tượng: với bệnh nhi gồm những bệnh nhi được chẩn đoán xác định mắc sởi thông qua xét nghiệm IgM hoặc PCR sởi dương tính. Người chăm sóc của bệnh nhi mắc sởi hợp tác và đồng ý tham gia nghiên cứu. + Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân sởi biến chứng nặng cần chăm sóc tích cực và thở máy; người chăm sóc không đồng ý hoặc không hợp tác.
  8. 6 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thiết kế nghiên cứu mô tả tiến cứu. 2.2.2. Chọn mẫu: Chọn mẫu theo cách chọn thuận tiện. 2.2.3. Cỡ mẫu: 264 bệnh nhi/người chăm sóc trẻ, đáp ứng cỡ mẫu tối thiểu. 2.2.8. Xử lý số liệu Số liệu xử lý bằng phương pháp thống kê sử dụng trong y sinh học với phần mềm SPSS 20.0. Sơ đồ nghiên cứu Yếu tố tạo điều kiện Yếu tố cá nhân người chăm Kiến thức, thuận lợi sóc thực hành của người -Truyền thông về bệnh sởi • Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, -Giáo dục kiến thức tại chăm sóc trình độ học vấn, mức thu bệnh nhi bệnh viện nhập, nơi sống, quan hệ với Đặc nhi. bênh điểm bệnh nhi - Đặc điểm cá nhân: Kết quả chăm sóc Đặc điểm lâm sàng tuổi, giới, tiền sử bệnh bệnh nhi bệnh - Tiền sử tiêm chủng - Phương pháp điều trị Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả chăm sóc bệnh nhi sởi 3.1.1. Đặc điểm của bệnh nhi mắc sởi Tuổi và giới của bệnh nhi sởi Nghiên cứu trên 264 bệnh nhi sởi tại bệnh viện Nhi trung ương, cho thấy kết qur như sau
  9. 7 Bảng 3.1: Tuổi và giới của bệnh nhi sởi Trẻ trai Trẻ gái Chung Nhóm tuổi n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
  10. 8 Bảng 3.3: Lý do không tiêm và tiêm không đầy đủ Lý do n % Chưa đủ tuổi 119 50,2 Trẻ ốm nhiều 88 37,1 Bố mẹ quên/bận 20 8,5 Không biết phải tiêm 3 1,3 Trẻ có bệnh nền 2 0,8 Khác 5 2,1 Tổng 237 100 Khi được hỏi về lý do trẻ chưa được tiêm phòng sởi đầy đủ thì lý do phổ biến nhất là do trẻ chưa đủ tuổi để tiêm phòng với hơn 50% tương ứng với 119 trường hợp. Có 88 trường hợp do trẻ ốm nhiều không tiêm đầy đủ được và có 20 trường hợp là do bố mẹ quên, bận mà không đưa trẻ đi tiêm chiếm lần lượt 37,1% và 8,5%. Bảng 3.4: Tiền sử tiếp xúc với nguồn bệnh Tiền sử tiếp xúc n % Tiếp xúc tại bệnh viện 121 45,8 Tiếp xúc tại gia đình 45 17 Tiếp xúc tại trường học 3 1,9 Không rõ nơi tiếp xúc 93 35,2 Tổng 264 100 Tình trạng tiếp xúc của các bệnh nhi bị chẩn đoán mắc sởi với các nguồn lây bệnh được cho biết là đa số là do tiếp xúc tại bệnh viện với 121 trường hợp, chiếm 45,8%. Có 45 ca xác nhận tiếp xúc với nguồn lây bệnh tại gia đình chiếm 17%. Ngoài ra thì có 93 trường hợp không rõ nguồn lây bệnh là từ đâu chiếm 35,2%.
  11. 9 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhi sởi. Bảng 3.5: Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhi. Triệu chứng Có n % Sốt 241 91,3 Phát ban 234 88,6 Viêm long đường hô hấp 237 89,8 Ho 257 97,3 Tiêu chảy 174 65,9 Mắt kèm nhèm 233 88,3 Bệnh nhi mắc sởi có các triệu chứng khác nhau nhưng phổ biến nhất có thể kể đến các triệu chứng là ho (97,3%); sốt (91,3%), triệu chứng ít gặp hơn của sởi trong số các bệnh nhi là tiêu chảy với 65,9% số ca mắc phải. Các triệu chứng như phát ban, viêm long đường hô hấp và mắt kèm nhèm có tỷ lệ gặp là tương đồng. Số ngày nhập viện trung bình của tất cả các bệnh nhi trong nghiên cứu là 4,14 ngày. Trong đó, phổ biến nhất là các bệnh nhi nhập viện 3 ngày với 48 trường hợp và nhập viện 2 ngày có 46 trường hợp. Đa số các trường hợp được chẩn đoán mắc sởi đều được điều trị tại bệnh viện không quá 1 tuần với 222 trường hợp, chiếm tỷ lệ 84,1%. 3.1.2. Kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhi sởi. Kết quả chăm sóc điều dưỡng trên bệnh nhi. Bảng 3.6: Thay đổi thân nhiệt bệnh nhi sởi trong quá trình chăm sóc. Thân nhiệt Vào viện Sau 3 Sau 5 Sau 7 (n=264) ngày ngày ngày (n=230) (n= 129) (n= 67) Không sốt 11 (4.2) 50 (21,7) 48 (37,2) 29 (43,3) (36°- 37°) Sốt nhẹ 57 (21.6) 132 (57,4) 74 (57,4) 36 (53,7) (37°- 38°4) Sốt vừa 129 (48,9) 42 (18,3) 6 (2,3) 2 (3,0) (38°5- 39°) Sốt cao 67 (25,4) 6 (2,6) 1 (0,4) 0 (0) (39°- 40°)
  12. 10 Các triệu chứng sốt của bệnh nhi có sự giảm mạnh sau thời gian điều trị, đặc biệt là các trường hợp sốt cao giảm từ 67 ca, chiếm 25,4% số trẻ vào viện xuống 0 ca vào ngày thứ 7. Các ca sốt vừa và nhẹ giảm từ 186 ca xuống 38 ca vào ngày thứ 7, chiếm 56,7% tổng số ca vẫn còn được điều trị. Bảng 3.7: Thay đổi ban sởi và niêm mạc mắt, miệng trong quá trình chăm sóc. Triệu Vào viện Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày Tổng chứng n (%) n (%) n (%) n (%) số Ban ngứa 249 (94,3) 165 (71,4) 23 (17,4) 0 (0) 264 Miệng loét 203 (77,8) 142 (61,5) 11 (8,3) 3 (4,3) 264 Dử mắt 223 (84,5) 91 (39,4) 50 (29,7) 38 (55,1) 264 Sau 7 ngày chăm sóc, các triệu chứng ban sởi và niêm mạc đều giảm mạnh về số ca, ban ngứa và loát miệng gần như không còn ca nào trong số các bệnh nhi điều trị đến ngày thứ 7. Bảng 3.8: Thay đổi tình trạng viêm phổi trong quá trình chăm sóc. Triệu Vào viện Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày Tổng số chứng n (%) n (%) n (%) n (%) N 229 264 Ho 165 (62,5) 55 (32,4) 9 (8,9) (86,7) Thở nhanh 97 (36,7) 58 (25,1) 9 (6,8) 1 (1,4) 264 RLLN 31 (11,7) 17 (7,3) 7 (5,3) 1 (1,4) 264 Tình trạng viêm phổi cũng có các triệu chứng có tỷ lệ thấp nhất, triệu chứng phổ biến nhất là ho với 229 ca lúc vào viện, các trường hợp còn ho sau 7 ngày là 9 ca. Các triệu chứng khác đều không còn trong nhóm bệnh nhi điều trị đến 7 ngày. Bảng 3.9: Thay đổi tình trạng rối loạn tiêu hóa trong quá trình chăm sóc. Sau 5 Sau 7 Triệu Vào viện Sau 3 ngày Tổng số ngày ngày chứng n (%) n (%) N n (%) n (%) Tiêu chảy 153 (58,4) 89 (38,7) 21 (16,0) 6 (8,6) 264 Nôn 105 (39,8) 38 (16,5) 5 (3,8) 1 (1,4) 264
  13. 11 Các trường hợp về rối loạn tiêu hóa cũng được điều trị khỏi gần như toàn bộ trong số những bệnh nhi điều trị đến ngày thứ 7 với 6 ca còn tiêu chảy và 1 ca còn triệu chứng nôn. Bảng 3.10: Kết quả điều trị, chăm sóc bệnh nhi sởi. Kết quả và thời gian Số BN Tỷ lệ % Thời gian nằm Dưới 7 ngày 204 77,3 viện Từ 7-14 ngày 55 20,8 Trên 14 ngày 5 1,9 Tổng 264 100 Trung bình 4,83 ± 3,38 ngày Đa số bệnh nhi có thời gian điều trị dưới 7 ngày với 204 trường hợp, chiếm 77,3%. Thời gian điều trị trung bình của các bệnh nhi trong nghiên cứu là gần 5 ngày. Các trường hợp mất nhiều thời gian hơn là từ 7 đến 14 ngày chiếm 20,8% số bệnh nhi nhập viện. Chỉ có 5 trường hợp nặng cần phải điều trị trên 14 ngày. Bảng 3.11: Kết quả chăm sóc điều dưỡng theo thời điểm. Một số tình trạng khác khi vào viện Vào viện Ra viện (n=264) n % n % Sốt 244 92,4 12 4,5 Ban ngứa 249 94,3 59 22,3 Dử mắt 225 85,3 35 13,3 Ho 229 86,7 36 13,6 Mũi 194 74,3 24 9,3 Thở nhanh 97 36,7 28 10,6 Rút lõm lồng ngực 31 11,7 3 1,1 Tiêu chảy 153 58,4 51 19,3 Nôn 105 39,8 10 3,8 Sau thời gian chăm sóc điều dưỡng tại bệnh viện nhi Trung ương, đã có những thay đổi trong các triệu chứng của bệnh nhi trước và sau khi ra viện. Cụ thể, tỷ lệ của tất cả các triệu chứng đều cho thấy sự giảm mạnh vào thời điểm ra viện so với trước khi vào viện, các trường hợp sốt giảm từ 92,4% xuống chỉ còn 4,5%; ban ngứa giảm từ 94,3% xuống còn 22,3% hay ho giảm 73,1% xuống còn 13,6%.
  14. 12 Một số triệu chứng còn tỷ lệ cao khi ra viện như có dử mắt giảm từ 85,3% xuống 58,7%; còn 19,3% các bệnh nhi vẫn còn triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Bảng 3.12: Đánh giá hiệu quả chăm sóc điều dưỡng. Một số triệu chứng Điều trị khỏi Chưa khỏi Tổng n % n % n % Sốt 232 95,1 12 4,9 244 100 Ban ngứa 191 76,4 59 23,6 250 100 Dử mắt 190 84,4 35 15,6 230 100 Ho 195 84,4 36 15,6 231 100 Miệng 162 79,4 42 20,6 204 100 Mũi 170 87,6 24 12,4 194 100 Thở nhanh 71 71,7 28 28,3 99 100 Rút lõm lồng ngực 28 90,3 3 9,7 31 100 Tiêu chảy 106 67,5 51 32,5 157 100 Nôn 96 90,6 10 9,4 106 100 Trong tổng số 11 triệu chứng của bệnh nhi đang điều trị, đa số các triệu chứng đều cho thấy sự điều trị có hiệu quả. Một số triệu chứng được điều trị hiệu quả nhất có thể kể đến là triệu chứng sốt, rút lõm lồng ngực và nôn với hơn 90% các trường hợp được điều trị khỏi sau thời gian tại bệnh viện. 3.2. Kiến thức, thực hành của người chăm sóc bệnh nhi mắc sởi 3.2.1. Đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ Bảng 3.13: Đặc điểm chung của NCS bệnh nhi sởi Đặc điểm gia đình bệnh nhân n % (n=264) < 30 tuổi 137 51,9 ≥ 30 - < 40 tuổi 93 35,2 Tuổi ≥ 40 - < 50 tuổi 16 6,1 ≥ 50 tuổi 18 6,8 Bố 9 3,4 Quan hệ với Mẹ 237 89,8 bệnh nhi Ông/Bà 15 5,7
  15. 13 Khác 3 1,1 Công chức, viên chức 78 29,5 Công nhân 25 9,5 Nghề nghiệp Nông dân 24 9,1 Khác 137 51,9 TC, CĐ, ĐH 114 43,2 Trình độ học PTTH 102 38,6 vấn TH, PTCS 45 17 Sau đại học 3 1,1 Thành thị 161 61 Nơi ở Nông thôn 103 39 Người chăm sóc của 264 bệnh nhi trong nghiên cứu có tuổi trung bình là 31,7 tuổi, trong đó có hơn 50% có độ tuổi dưới 30 tuổi và 35,2% là từ 30 đến dưới 40 tuổi, các độ tuổi cao hơn chiếm 12,9% tổng số đối tượng. Trong số những người chăm sóc bệnh nhân được hỏi, đa phần đều là mẹ của bệnh nhi với 237 trường hợp, chiếm tỷ lệ là 89,8%, cao hơn hẳn so với các đối tượng khác. Đối tượng người chăm sóc trẻ có nghề nghiệp đa dạng, điển hình có thể kể đến nhóm cán bộ, công chức, viên chức với 29,5%, nhóm công nhân, nông dân chiếm 18,6% số đối tượng, còn lại là những nghề nghiệp khác. Hầu hết các đối tượng đều có hoản cảnh kinh tế ở mức trung bình. Trình độ học vấn của các đối tượng đa phần là trình đội trung cấp, cao đẳng và đại học với 43,2%, nhóm có trình độ tốt nghiệp THPT có tỷ lệ là 38,6% và những đối tượng có trình độ thấp hơn THPT và cao hơn đại học chỉ chiếm 18,1% còn lại. 3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của bà mẹ. Một số yếu tố liên quan được phân tích với kết quả chấm điểm kiến thức, thực hành của 259 người chăm sóc trẻ sau khi đã loại ra một số trường hợp có câu trả lời không hợp lệ.
  16. 14 Bảng 3.14: Kiến thức, thực hành và tuổi của người chăm sóc bệnh nhi. Kiến thức (n=258) Thực hành (n=259) Tuổi Chưa Chưa Đúng Đúng đúng đúng Từ 30 trở n 109 38 101 45 xuống % 74,1 25,9 69,2 30,8 n 72 39 70 43 Trên 30 tuổi % 64,9 35,1 61,9 38,1 p < 0,05 > 0,05 OR (95% CI) 1,55 (1,18 – 2,65) 1,38 (0,82 -2,31) Không có sự khác biệt về thực hành của nhóm người chăm sóc trẻ có độ tuổi trên 30 và nhóm có độ tuổi từ 30 trở xuống. Nhóm đối tượng người chăm sóc trẻ có độ tuổi trên 30 tuổi có kiến thức đúng về bệnh sởi là 38,1% cao hơn gấp 1,55 lần so với nhóm có độ tuổi từ 30 trở xuống với 25,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,05 OR (95% CI) 0,59 (0,35 – 0,92) 0,71 (0,42 – 1,19) Nhóm có kiến thức đúng về bệnh sởi là cao hơn ở trong nhóm phụ huynh có trình độ từ trung cấp, cao đẳng và đại học trở lên với 36%, cao hơn gấp 1,7 lần tỷ lệ của nhóm có trình độ học vấn thấp hơn, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm học vấn của phụ huynh về thực hành chăm sóc trẻ bị sởi.
  17. 15 Bảng 3.16: Nghề nghiệp của người chăm sóc với kiến thức thực hành . Kiến thức (n=258) Thực hành (n=259) Nghề nghiệp Chưa Chưa Đúng Đúng đúng đúng Công chức, n 52 25 49 27 viên chức % 67,5 32,5 64,5 35,5 n 129 52 122 61 Nghề khác % 71,3 28,7 66,7 33,3 p > 0,05 > 0,05 OR (95% CI) 0,83 (0,47 – 1,49) 0,91 (0,77 – 1,59) Không có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành của các nhóm nghề nghiệp khác nhau trong nghiên cứu. Bảng 3.7: Nơi ở gia đình khu vực thành thị và nông thôn với kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ mắc sởi. Kiến thức (n=258) Thực hành (n=259) Nơi sống Chưa Chưa Đúng Đúng đúng đúng n 105 52 97 61 Thành thị % 66,9 33,1 61,4 38,6 n 76 25 74 27 Nông thôn % 75,2 24,8 73,3 26,7 p > 0,05 < 0,05 OR (95% CI) 0,66 (0,38 – 1,16) 0,58 (0,33 – 0,98) Nhóm đối tượng phụ huynh sống ở thành thị có tỷ lệ thực hành đúng là 38,6% cao hơn gấp 1,5 lần so với tỷ lệ 26,7% của nhóm sống ở nông thôn, sự khác biệt là có ý nghĩa với p
  18. 16 Bảng 3.18: Việc được tiếp cận thông tin với kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ mắc sởi. Kiến thức (n=258) Thực hành (n=259) Đã nghe về sởi Chưa Chưa Đúng Đúng đúng đúng n 23 1 22 3 Chưa nghe % 95,8 4,2 88,0 12,0 n 158 76 149 85 Đã nghe % 67,5 32,5 63,7 36,3 p < 0,05 < 0,05 OR (95% CI) 11,1 (1,46 – 83,5) 4,2 (1,21 – 14,4) Nhóm đối tượng đã được nghe thông tin về bệnh sởi có tỷ lệ kiến thức đạt cao hơn gấp 11,1 lần so với nhóm chưa từng được nghe, tỷ lệ thực hành đạt của nhóm có nghe thông tin về bệnh cao gấp 4,2 lần so với nhóm còn lại, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p
  19. 17 Bảng 3.20: Thay đổi thực hành của NCS sau tư vấn Trước tư vấn Sau tư vấn Thực hành (n=264) n % n % Thực hiện đúng 11 4,2 155 58,7 Tắm cho Đúng 1 phần 33 12,5 97 36,7 bệnh Chưa đúng 216 81,8 9 3,4 nhân Không thực hiện 4 1,5 3 1,1 Thực hiện đúng 94 35,6 230 88,1 Lau, nhỏ Đúng 1 phần 62 23,5 29 11,1 mắt Chưa đúng 107 40,5 2 0,8 Không thực hiện 1 0,4 3 1,1 Thực hiện đúng 113 42,8 232 87,9 Vệ sinh Đúng 1 phần 56 21,2 27 10,3 mũi Chưa đúng 94 35,6 2 0,8 Không thực hiện 1 0,4 3 1,1 Thực hiện đúng 119 45,1 237 90,8 Vệ sinh Đúng 1 phần 39 14,8 21 8,0 miệng Chưa đúng 104 39,4 3 1,1 Không thực hiện 2 0,8 3 1,1 Thực hiện đúng 252 95.5 258 98,9 Vệ sinh Đúng 1 phần 4 1,5 2 0,8 bộ phận Chưa đúng 7 2,7 1 0,4 sinh dục Không thực hiện 1 0,4 3 1,1 Gần như toàn bộ các trường hợp có thực hành chăm sóc cho trẻ bị bệnh chưa đúng đối với các hành vi như: tắm cho trẻ; lau, nhỏ mắt; vệ sinh mũi và vệ sinh miệng đều đã có thực hành đúng và đúng một phần sau khi được tư vấn với tỷ lệ gần 100%. Người chăm sóc có thực hành vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ gần như đúng hết ở ngay khi nhập viện.
  20. 18 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các trường hợp bệnh nhi mắc sởi. - Đặc điểm về giới: Có sự chênh lệch về số trường hợp trẻ nam và trẻ nữ trong nghiên cứu khi tỷ lệ bệnh nhi nam là gấp đôi so với số bệnh nhi nữ trong nghiên cứu. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 và nó cho thấy có thể có sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh ở nhóm nam là cao hơn. Đây cũng là kết quả đã được chứng minh thông qua nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam [4] [5] [8]. Những nghiên cứu trên thế giới trước đây cho thấy nam có tỷ lệ mắc cao hơn so với nữ, nghiên cứu của Wang tỷ lệ mắc ở nam là 57,6% ở nữ là 42,4% tuy nhiên ở nhóm trẻ < 1 tuổi tỷ lệ nam là 67%, nữ là 33%. Nghiên cứu tương tự tại bệnh viện Nhi năm 2015 cho thấy tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn so với nữ (63,7% so với 36,3%) tỷ lệ biến chứng ở nam cũng cao hơn nữ tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong [8]. - Đặc điểm về tuổi: Nghiên cứu cũng cho thấy sự phân hóa rõ rệt, những bệnh nhi lớn với tuổi từ 5 tuổi trở lên là rất ít nếu đem so sánh với những lứa tuổi nhỏ hơn, đặc biệt là nhóm trẻ từ 18 tháng tuổi trở xuống. Nhóm trẻ từ 0 đến 18 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu với 211 trường hợp, tức là lên đến 80,2% tổng số đối tượng nghiên cứu. Trong đó, nhóm có tỷ lệ cao nhất là nhóm từ 0 đến 9 tháng tuổi với 55,3% và nhóm từ 9 đến 18 tháng tuổi thấp hơn bằng gần một nửa với 24,6%. Sự phân hóa các trường hợp bệnh theo tuổi cho thấy nguy cơ mắc sởi hiện nay của các nhóm trẻ là khác nhau theo từng giai đoạn. Nguy cơ là thấp nhất ở trong nhóm trẻ từ 5 tuổi trở lên, đây là giai đoạn trẻ đã phát triển khá đầy đủ và có một hệ miễn dịch với bệnh cũng như có sức đề kháng lớn nhất. Bé hơn một chút, nhóm trẻ từ 18 tháng đến 60 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn những sự chênh lệch là không quá nhiều. Sự khác biệt nằm ở các mốc 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi, sau các mốc này, nguy cơ là càng cao khi tuổi của trẻ càng nhỏ. - Kết quả thu thập thông tin về tiêm chủng: của các bệnh nhi trong nghiên cứu cũng khẳng định lại tầm quan trọng của tiêm chủng vacxin phòng sởi trong việc phòng chống bệnh. Trên tổng số 264 ca mắc sởi thì có đến 232 ca trẻ không được tiêm phòng, chiếm 87,9% các ca bệnh. Chỉ có 9,1% số ca là trẻ vẫn bị mắc bệnh dù đã tiêm chủng đầy đủ. Mối quan hệ giữa tiền sử tiêm chủng và tuổi của trẻ nhỏ là rất rõ rệt khi trong các lý do khiến nhiều trẻ không được tiêm phòng thì lý do trẻ chưa đủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1