intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đặc điểm người bệnh gút và yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc tại khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết các nội dung phân tích chất lượng cuộc sống bằng thang điểm SF-36 của người bệnh gút điều trị tại Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đặc điểm người bệnh gút và yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc tại khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐẶNG HỒNG KHANH ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH GÚT VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHĂM SÓC TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐẶNG HỒNG KHANH ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH GÚT VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHĂM SÓC TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2019 Chuyên ngành : Điều dưỡng Mã số : 8 72 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mai Hồng HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên của các cá nhân và đơn vị. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Ban giám hiệu, phòng quản lý và đào tạo sau đại học, bộ môn Điều dưỡng cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác tại trường Đại học Thăng Long đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập; - Ban Giám đốc, lãnh đạo phòng Điều dưỡng, lãnh đạo các phòng ban chức năng Bệnh viện Bạch Mai; các Bác sỹ, Điều dưỡng, Hộ lý khoa Cơ Xương Khớp đã chấp thuận và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Mai Hồng, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu trong cả hai kỳ bảo vệ đề cương và luận văn, giúp đỡ tôi hoàn thiện nghiên cứu của mình. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ hai bên, chồng và các con, bạn bè, đồng nghiệp, những người luôn bên cạnh, chia sẻ những thuận lợi và khó khăn, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2019. Đặng Hồng Khanh
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đặng Hồng Khanh, học viên lớp Cao học trường Đại học Thăng Long, chuyên ngành Điều dưỡng xin cam đoan: 1. Đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi trực tiếp thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Mai Hồng. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Tất cả số liệu và thông tin trong nghiên cứu này là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác lập và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2019. Tác giả Đặng Hồng Khanh
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NVYT : Nhân viên y tế ĐDV : Điều dưỡng viên HSV : Hộ sinh viên NB : Người bệnh TV : Tư vấn CSNB : Chăm sóc người bệnh GDSK : Giáo dục sức khỏe CLCS : Chất lượng cuộc sống HAQ : Health assessment questionare PCS : Physical compotent summary MCS : Mental compotent summary HPRT : Hypoxanthine guanine phosphoribosyltransterase PRPP : Phosphoribosyl pyrophosphat synthetase. NSAIDs : Thuốc chống viêm không steroid
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. Định nghĩa, phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút ....................... 3 1.1.1. Định nghĩa......................................................................................... 3 1.1.2. Dịch tễ học bệnh gút ......................................................................... 3 1.1.3. Phân loại bệnh gút............................................................................. 4 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh gút ......................................................... 5 1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán ....................................................................... 7 1.2. Điều trị bệnh gút ..................................................................................... 9 1.2.1. Nguyên tắc chung ............................................................................. 9 1.2.2. Mục tiêu điều trị ................................................................................ 9 1.2.3. Phương pháp điều trị không dùng thuốc........................................... 9 1.2.4. Sử dụng thuốc điều trị bệnh gút ...................................................... 11 1.3. Thực trạng chăm sóc người bệnh .......................................................... 13 1.3.1. Khái niệm về công tác chăm sóc người bệnh ................................. 13 1.3.2. Chức năng của người điều dưỡng ................................................... 13 1.3.3. Vai trò và nhiệm vụ của điều dưỡng............................................... 14 1.3.4. Nghĩa vụ của điều dưỡng ................................................................ 14 1.3.5. Đặc điểm và tình hình nghiên cứu về thực trạng chăm sóc điều dưỡng15 1.4. Chất lượng cuộc sống ở người bệnh gút ............................................... 17 1.4.1. Định nghĩa chung về chất lượng cuộc sống.................................... 17 1.4.2. Các công cụ đo lường chất lượng cuộc sống .................................. 18 1.4.3. Đặc điểm và tình hình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh gút .................................................................................... 19 1.5. Một số yếu tố liên quan đến bệnh gút ................................................... 21
  7. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 23 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................ 23 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 24 2.2.2. Cỡ mẫu ............................................................................................ 24 2.2.3. Công cụ và các nội dung nghiên cứu .............................................. 25 2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu ..................................................................... 28 2.2.5. Thu thập và xử lý số liệu ................................................................ 30 2.3. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 32 3.1. Đặc điểm của bệnh nhân gút ................................................................. 32 3.1.1. Tuổi, giới......................................................................................... 32 3.1.2. Đặc điểm khác................................................................................. 34 3.1.3. Đặc điểm về bệnh ........................................................................... 36 3.1.4. Đặc điểm về thực trạng chăm sóc người bệnh gút ......................... 40 3.1.5. Đặc điểm nhu cầu chăm sóc của người bệnh gút ........................... 44 3.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh gút............................................ 45 3.2.1. Chất lượng cuộc sống của người bệnh gút ..................................... 45 3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ........................ 48 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 56 4.1. Đặc điểm của người bệnh gút ............................................................... 56 4.1.1. Phân bố tuổi và giới ........................................................................ 56 4.1.2. Đặc điểm khác................................................................................. 57 4.1.3. Đặc điểm về bệnh ........................................................................... 60 3.1.4. Thực trạng chăm sóc và nhu cầu chăm sóc của người bệnh gút .... 62
  8. 4.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh gút............................................ 65 4.2.1. Chất lượng cuộc sống.................................................................... 65 4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh gút........................................................................................................ 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 69 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán gút ................................................................. 8 Bảng 2.1: Các vấn đề đánh giá trong bộ câu hỏi SF-36.................................. 26 Bảng 2.2: Cách tính điểm cho mỗi câu trả lời trong bộ câu hỏi SF-36 .......... 27 Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi ............................................................................. 32 Bảng 3.2: Đặc điểm về giới............................................................................. 33 Bảng 3.3: Đặc điểm nghề nghiệm và trình độ học vấn .................................. 34 Bảng 3.4: Đặc điểm BMI và các bệnh đi kèm ................................................ 34 Bảng 3.5: Thời gian phát hiện bệnh và tần suất nhập viện vì gút ................... 36 Bảng 3.6: Đặc điểm về hạt tophi và nhiễm trùng hạt tophi ............................ 37 Bảng 3.7: Đặc điểm điều trị bệnh gút ............................................................. 37 Bảng 3.8: Đặc điểm về kiến thức của người bệnh về gút .............................. 38 Bảng 3.9: Đặc điểm về chế độ ăn uống, tập luyện của người bệnh gút.......... 39 Bảng 3.10: Thực trạng chăm sóc đau ............................................................. 40 Bảng 3.11: Thực trạng chăm sóc sốt ............................................................... 41 Bảng 3.12: Thực trạng chăm sóc về toàn thân ................................................ 41 Bảng 3.13: Thực trạng chăm sóc tâm lý ......................................................... 42 Bảng 3.14: Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng ................................................. 42 Bảng 3.15: Thực trạng tư vấn tuân thủ điều trị ............................................... 43 Bảng 3.16: Thực trạng chăm sóc hạt tophi ..................................................... 43 Bảng 3.17: Nhu cầu chăm sóc đau .................................................................. 44 Bảng 3.18: Nhu cầu chăm sóc về sút cân ........................................................ 44 Bảng 3.19: Nhu cầu chăm sóc tâm lý.............................................................. 44 Bảng 3.20: Nhu cầu chăm sóc chung .............................................................. 45 Bảng 3.21: Điểm sức khỏe thể chất của người bệnh gút ................................ 45 Bảng 3.22: Phân loại mức độ sức khỏe thể chất của người bệnh gút ............. 46
  10. Bảng 3.23: Điểm sức khỏe tinh thần của người bệnh gút ............................... 47 Bảng 3.24: Phân loại mức độ sức khỏe tinh thần của người bệnh gút............ 47 Bảng 3.25: Chất lượng cuộc sống của người bệnh gút theo thang SF-36 ...... 48 Bảng 3.26: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với nhóm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu ............................................................... 48 Bảng 3.27: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với BMI của đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 49 Bảng 3.28: Mối liên quan giữa chât lượng cuộc sống với thời gian phát hiện bệnh và tần suất nhập viện của người bệnh .................................... 49 Bảng 3.29: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với tình trạng hạt tô phi của người bệnh ................................................................................ 50 Bảng 3.30: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với tình trạng bệnh kèm theo ......................................................................................... 51 Bảng 3.31: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với hiệu quả giảm đau sau chăm sóc ................................................................................... 52 Bảng 3.32: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với hiệu quả hạ sốt sau chăm sóc ......................................................................................... 52 Bảng 3.33: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với hiệu quả chăm sóc tâm lý............................................................................................... 53 Bảng 3.34: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với chăm sóc dinh dưỡng ... 53 Bảng 3.35: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với tư vấn sử dụng thuốc . 54 Bảng 3.36: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với tư vấn tái khám .... 54 Bảng 3.37: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với hướng dẫn từ NVYT để chăm sóc hạt tophi ...................................................................... 55 Bảng 3.38: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với nhu cầu chăm sóc chung... 55
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố tuổi của người bệnh nghiên cứu ................................... 32 Biểu đồ 3.2: Phân bố người bệnh nghiên cứu theo giới.................................. 33 Biểu đồ 3.3: Bệnh lý kèm theo của người bệnh gút ........................................ 35
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Gút là bệnh lý chuyển hóa liên quan đến tăng nồng độ acid uric trong máu, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp hoặc viêm khớp mạn tính do lắng đọng tinh thể mononatri urat trong các khớp và mô liên kết [1],[5]. Trong thời gian dài trước đây, gút được coi là bệnh hiếm gặp và là căn bệnh của người giàu có. Từ những năm đầu của thế kỉ 21, tỷ lệ bệnh gút và tăng acid uric đang gia tăng rất nhanh trên thế giới. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh, tuổi và giới của người bệnh, các bệnh liên quan, đáp ứng điều trị, hậu quả xấu của bệnh, mối liên quan của bệnh với các bệnh lý tim mạch, bệnh lý thận… có nhiều thay đổi theo chiều hướng không tốt khiến bệnh đã trở thành “bất trị” trên nhiều người bệnh [59]. Kể cả ở các nước phát triển, bệnh cũng không được quản lý và theo dõi chặt chẽ làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật, tử vong, tàn phế và giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới, tuổi trung niên. Tại Việt Nam trong giai đoạn 1978-1989 tỷ lệ bệnh gút chiếm 1,5% các NB mắc bệnh cơ xương khớp và theo một nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991-2000) thì gút chiếm tỷ lệ là 8,57% [20]. Tại Việt Nam, đã có nhiều đề tài về bệnh gút được thực hiện, tuy nhiên các đề tài này chủ yếu tập trung vào các khía cạnh chẩn đoán và điều trị. Cho tới hiện tại, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào đánh giá về chất lượng cuộc sống của người bệnh mắc bệnh gút. Thực tế, gút thuộc các bệnh viêm khớp có thể chữa trị được bằng cách sử dụng các thuốc giảm acid uric máu dài hạn kết hợp với thay đổi lối sống và chế độ ăn. Điều quan trọng nhất là nhận thức của nhân viên y tế và người bệnh về tầm quan trọng của bệnh, vai trò của điều trị, theo dõi, kiểm soát bệnh gút và các bệnh liên quan cũng như việc các ảnh hưởng của bệnh tới chất lượng cuộc sống, công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh [62], [83].
  13. 2 Hiện nay rất nhiều thầy thuốc và các nhân viên y tế quan tâm đến việc đo lường chất lượng cuộc sống của các người bệnh mắc bệnh mạn tính. Trong đó gút là một bệnh mãn tính ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Việc đánh giá hiệu quả và lợi ích của các phương pháp điều trị gút không chỉ căn cứ vào khả năng kiểm soát bệnh mà còn dựa vào cả sự cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. Việc đánh giá, đo lường mức độ hoạt động và tổn thương của gút là nền tảng trong phác đồ điều trị bệnh nhưng lại thường không phản ánh chất lượng cuộc sống của người bệnh, Nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh gút như sưng đau các khớp, hạn chế vận động, xuất hiện các hạt tophi … Như vâỵ có thể thấy chất lượng cuộc sống là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả chăm sóc y tế trên các người bệnh nói chung và bệnh gút nói riêng. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm người bệnh gút và yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc tại khoa cơ xương khớp bệnh viện bạch mai năm 2019” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm người bệnh gút điều trị tại Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2019. 2. Phân tích chất lượng cuộc sống bằng thang điểm SF-36 của người bệnh gút điều trị tại Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2