ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
=====================================<br />
<br />
NGUYỄN THỊ NGA<br />
<br />
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH<br />
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM<br />
BẰNG PHÁP LUẬT<br />
<br />
Chuyên ngành : Du lịch<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học : PGS,TS.Trần Đức Thanh<br />
<br />
HàNội,2009<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam<br />
(1986) đã đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước. Từ đó, cùng với<br />
những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động du lịch cũng có<br />
những bước phát triển vượt bậc và toàn diện cả về số lượng và chất lượng,<br />
đáp ứng tốt mọi nhu cầu xã hội . Hoạt động du lịch đã góp phần ổn định<br />
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá, nâng cao dân trí, tạo tiền đề<br />
cho sự phát triển của nước nhà trong tiến trình hội nhập.<br />
Tuy nhiên, trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và nhất là<br />
trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế<br />
giới với sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế thị trường đang đặt<br />
nhà nước và sự quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trước những thử<br />
thách mới . Nền kinh tế mới , bối cảnh mới đang làm nảy sinh hàng loạt vấn<br />
đề lý luận và thực tiễn không chỉ liên quan đến nhận thức, quan điểm về hoạt<br />
động du lịch mà còn liên quan đến các cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò<br />
quản lý của nhà nước đối với hoạt động du lịch.<br />
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, những thành tựu đạt được<br />
trong lĩnh vực hoạt động du lịch đã chứng minh đường lối lãnh đạo đúng đắn<br />
của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước ta. Bên cạnh những kết quả đạt<br />
được, thực tiễn đang đặt ra những vấn đề bức bách mà nếu không giải quyết<br />
sẽ làm cản trở đến bước tiến chung của cả quá trình đổi mới và hội nhập với<br />
nền kinh tế thế giới. Vì vậy, vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động<br />
du lịch cần phải được nhìn nhận như thế nào trong nền kinh tế thị trường<br />
định hướng xã hội chủ nghĩa và sau khi Việt Nam gia nhập WTO và bằng<br />
cách nào để nhà nước thực hiện được vai trò đó. Vấn đề này không chỉ là đòi<br />
<br />
2<br />
<br />
hỏi của lý luận mà còn là đòi hỏi của thực tiễn. Cả lý luận và thực tiễn đều<br />
khẳng định rằng, hoạt động du lịch trong bất cứ thời kỳ nào cũng cần đến sự<br />
quản lý của nhà nước và để quản lý hoạt động du lịch thì nhà nước phải sử<br />
dụng nhiều loại công cụ quản lý khác nhau, trong đó pháp luật được coi là<br />
công cụ hàng đầu và không thể thay thế để nhà nước quản lý hoạt động du<br />
lịch . Do đó, việc tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động<br />
du lịch bằng pháp luật là nhu cầu tất yếu khách quan trong sự nghiệp phát<br />
triển kinh tế - xã hội của đất nước.<br />
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của du lịch<br />
trong điều kiện xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh<br />
tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách để phát<br />
triển ngành du lịch trở thành “ ngành kinh tế mũi nhọn”. Nghị quyết Đại hội<br />
lần thứ VI của Đảng ta đã chỉ rõ “ nhanh chóng khai thác các điều kiện thuận<br />
lợi của đất nước để mở mang du lịch bằng vốn đầu tư trong nước và hợp tác<br />
với nước ngoài”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định : “Phát<br />
triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất<br />
lượng và hiệu quả trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái,<br />
truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát<br />
triển nhanh du lịch quốc tế, phấn đấu sớm đạt trình độ phát triển du lịch của<br />
khu vực . Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch<br />
trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước”[<br />
<br />
tr 178] .<br />
<br />
NQ I X<br />
<br />
Nghị quyết 45/CP, ngày 22/6/1993 của Chính phủ về đổi mới quản lý<br />
và phát triển ngành du lịch có nhận định : “ Du lịch là ngành kinh tế mang<br />
tính tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa,<br />
thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo<br />
công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong<br />
<br />
3<br />
<br />
nước, giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị,<br />
hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc ”.<br />
Tại điều 6 Luật du lịch 2005 cũng khẳng định : “ Nhà nước có cơ chế<br />
chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển du lịch để<br />
đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”.<br />
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ : “ Tận dụng tốt thời cơ hội<br />
nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực du lịch. ưu<br />
tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao .<br />
Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như<br />
vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thông... ”.<br />
Như vậy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng ta hết sức<br />
quan tâm phát triển du lịch. Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương phát<br />
triển du lịch của Đảng, Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc biến chủ<br />
trương, chính sách của Đảng thành hành động cụ thể. Một trong những vấn<br />
đề được Nhà nước ta quan tâm hàng đầu là xây dựng, ban hành pháp luật để<br />
quản lý hoạt động du lịch.<br />
Pháp luật là công cụ cơ bản để nhà nước quản lý xã hội nói chung và<br />
quản lý hoạt động du lịch nói riêng . Trong những năm qua, các cơ chế,<br />
chính sách liên quan đến ngành du lịch đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong<br />
giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế . Những thay đổi này nằm<br />
trong xu hướng vận động chung của quá trình đổi mới và trên cơ sở những<br />
chủ trương chung của Đảng . Về cơ bản , những thay đổi này đã tạo điều kiện<br />
thuận lợi thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển . Tuy nhiên, do các quan hệ<br />
kinh tế trong lĩnh vực du lịch luôn biến động đã dẫn đến việc nảy sinh nhiều<br />
bất cập giữa pháp luật so với các quan hệ kinh tế. Mặt khác, với đặc điểm của<br />
một ngành kinh tế có tính chất liên ngành, việc hình thành một khuôn khổ<br />
pháp lý hoàn chỉnh, có tính toàn diện, đồng bộ, hợp lý và khả thi để nhà nước<br />
<br />
4<br />
<br />
quản lý hoạt động du lịch là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có quá trình<br />
nghiên cứu sâu sắc và toàn diện.<br />
Cho đến nay, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực du lịch<br />
nhưng vấn đề quản lý nhà nước về du lịch nói chung và quản lý nhà nước<br />
đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật nói riêng thường được lồng ghép<br />
vào nội dung các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch, các giải pháp,<br />
đề xuất, kiến nghị nằm nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch hoặc cũng có một số<br />
đề tài luận văn thạc sĩ có đề cập đến quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch ,<br />
nhưng là ở một địa phương cụ thể như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ... .<br />
Đáng kể nhất đó là công trình nghiên cứu Luận án Tiến sĩ của tác giả Trịnh<br />
Đăng Thanh với đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động<br />
du lịch ở Việt Nam hiện nay”( năm 2004) thuộc Học viện Chính trị quốc gia<br />
Hồ Chí Minh, nhưng đó là đề tài đi sâu nghiên cứu về chuyên ngành Luật<br />
học, hơn nữa đề tài được thực hiện khi Việt Nam chưa có Luật Du lịch và<br />
cũng chưa gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO); công trình nghiên<br />
cứu khoa học của Vụ pháp chế -Tổng cục du lịch với đề tài “ Thực trạng và<br />
một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong<br />
lĩnh vực du lịch “(2001) do Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Vân làm chủ nhiệm đề<br />
tài, nhưng cũng chủ yếu nghiên cứu về thực trạng pháp luật trong lĩnh vực du<br />
lịch và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà<br />
nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch dưới góc độ quản lý nhà nước<br />
nói chung.<br />
Trên cơ sở những nhận định khách quan, việc nghiên cứu đề tài này<br />
xuất phát từ những đòi hỏi sau đây:<br />
Vì sao nhà nước phải quản lý hoạt động du lịch bằng pháp luật?<br />
Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật bao gồm<br />
những nội dung gì ?<br />
<br />
5<br />
<br />