TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Tên Đề tài: Giải pháp đổi mới chính sách thù lao và đãi ngộ tại Ngân hàng TMCP<br />
Sài gòn Công thương Chi nhánh Quảng Ninh.<br />
Học viên: Vũ Thị Hải Hà<br />
<br />
Khóa: 2010A<br />
<br />
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Danh Nguyên<br />
1, Lý do chọn đề tài<br />
Hiện nay, trong nhiều nhân tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng<br />
đang ngày càng chú trọng đến hiệu quả quản trị nhân lực, yếu tố quan trọng nhất là sự<br />
chuyển biến dài hạn của nền kinh tế thế giới từ chỗ phụ thuộc vào nguồn vốn tài chính<br />
sang nguồn vốn nhân lực mà xuất phát điểm chính là giải quyết một cách hợp lí, công<br />
bằng, rõ ràng các chế độ thù lao và đãi ngộ đối với người lao động.<br />
SGB đang tiến hành trả lương theo công việc và chức danh công việc Tuy nhiên<br />
việc đưa ra các cơ sở để tính thù lao cho người lao động gặp rất nhiều khó khăn do vậy<br />
yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để tính đúng, tính đủ tiền thù lao cho người lao động<br />
khi mà ở SGB vẫn còn có những sự bất công bằng xung quanh việc trả thù lao cho<br />
người lao động. Bên cạnh chế độ thù lao SGB cần phải quan tâm nhiều hơn đến chế độ<br />
đãi ngộ trong đó đặc biệt chú ý đến các chính sách nâng cao giá trị đích thực của người<br />
lao động và đáp ứng ngày càng tốt hơn những lợi ích vật chất và tinh thần của họ nhằm<br />
thu hút những nguồn lực chất lượng cao và tránh hiện tượng chảy máu chất xám trong<br />
đơn vị.<br />
2, Mục đích nghiên cứu đề tài<br />
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng của chính<br />
sách thù lao và đãi ngộ hiện đang áp dụng tại SGB Quảng Ninh. Dựa trên cơ sở lý<br />
thuyết, phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp đổi mới chính sách thù lao và đãi<br />
ngộ cho nhân viên góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của SGB Quảng Ninh.<br />
3, Nội dung của đề tài: Đề tài gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách thù lao và đãi ngộ<br />
Chương này tập trung vào các khái niệm, cơ sở lý luận về chính sách thù lao và đãi<br />
ngộ, các nội dung của chính sách thù lao và đãi ngộ.<br />
Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách thù lao và đãi ngộ tại Ngân hàng<br />
TMCP Sài gòn Công thương Chi nhánh Quảng Ninh<br />
<br />
Nội dung của chương này là tập trung vào phân tích thực trạng chế độ thù lao<br />
và đãi ngộ tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương. Căn cứ vào tình hình hoạt động<br />
kinh doanh, việc thực hiện các nội dung của chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ<br />
như: chính sách thưởng, chương trình phúc lợi, chính sách đào tạo, bản thân công việc,<br />
môi trường làm việc tại SGB Quảng Ninh. Căn cứ vào những đánh giá tại các bảng<br />
khảo sát trong nội bộ SGB Quảng Ninh cũng như những số liệu khảo sát của các đơn<br />
vị cùng ngành. Chương 2 của luận văn đã chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu ở<br />
chính sách thù lao và đãi ngộ ở SGB Quảng Ninh từ đó nêu bật lên những vấn đề tồn<br />
tại cần giải quyết trong chính sách thù lao và đãi ngộ của SGB Quảng Ninh.<br />
Chương 3: Cải thiện chế độ đãi ngộ cho nhân viên nhằm tăng hiệu quả kinh<br />
doanh tại SGB Quảng Ninh.<br />
Chương này tập trung đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới chính sách thù lao và<br />
đãi ngộ cho nhân viên tại SGB Quảng Ninh.<br />
4, Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cơ sở khoa học qua các tài liệu, trong quá trình nghiên cứu có sử<br />
dụng phương pháp thống kê, so sánh và phân tích dữ liệu.<br />
5, Kết luận<br />
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chế độ đãi ngộ là một yếu tố quan<br />
trọng có quan hệ trực tiếp và tác động nhân quả đối với lợi nhuận của Ngân hàng. Đối<br />
với các Ngân hàng, chế độ thù lao và đãi ngộ là một yếu tố của chi phí mà mục tiêu<br />
của các Ngân hàng chính là lợi nhuận. Do đó việc phân tích thực trạng để tìm ra giải<br />
pháp đổi mới chính sách thù lao và đãi ngộ tại SGB Quảng Ninh có ý nghĩa quan trọng<br />
trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và đưa SGB Quảng Ninh ngày một phát triển.<br />
<br />
Xác nhận của thầy giáo hướng dẫn<br />
<br />