Luận văn CH QTKD<br />
<br />
Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBK HN<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
<br />
Luận văn với đề tài: “Giải pháp ứng dụng hành chính điện tử vào hoạt động<br />
quản lý nhà nước ở thành phố Hạ Long” có nội dung chính được kết cấu thành 3<br />
chương với các tiêu đề như sau:<br />
<br />
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý nhà nước và hành chính điện tử (e-gov).<br />
Chương 2: Thực trạng về hoạt động cải cách hành chính của thành phố Hạ Long.<br />
Chương 3: Một số giải pháp ứng dụng hành chính điện tử vào hoạt động<br />
quản lý nhà nước ở thành phố Hạ Long.<br />
Nội dung Chương 1: Trình bày phần khái niệm về quản lý nhà nước, quản lý<br />
hành chính nhà nước, cải cách hành chính, dịch vụ công, internet, dịch vụ công trực<br />
tuyến và E-gov; tập trung vào việc đưa ra mô hình và quy trình ứng dụng internet và<br />
E-gov. Hiệu quả của việc ứng dụng internet và E-gov trong quản lý nhà nước và cải<br />
cách hành chính ở cấp huyện.<br />
Nội dung Chương 2: Dựa trên các cơ sở lý thuyết phân tích tại chương 1 đã xem<br />
xét đánh giá, phân tích thực trạng việc ứng dụng E-gov trong hoạt động quản lý nhà<br />
nước và cải cách hành chính của thành phố Hạ Long trong thời gian vừa qua, từ đó có<br />
những nhìn nhận, đánh giá chính xác về thực trạng E-gov nhằm đẩy mạnh các hoạt<br />
động ứng dụng E-gov và cải cách hành chính của thành phố trong thời gian tới.<br />
Nội dung Chương 3: Từ các đánh giá và phân tích thực trạng và tình hình<br />
ứng dụng E-gov, các điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức với mục tiêu ứng<br />
dụng E-gov vào cải cách hành chính của thành phố Hạ Long đã nêu ở các chương<br />
trước. Nội dung chương 3 tập trung vào việc đưa ra 3 nhóm giải pháp tổng thể để<br />
thúc đẩy việc ứng dụng E-gov ở Hạ Long đó là: Nhóm giải pháp 1- Hoàn thiện hạ<br />
tầng cơ sở cho việc ứng dụng hành chính điện tử (E-gov) của thành phố Hạ Long<br />
(bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự, nguồn vốn, bí quyết và công nghệ),<br />
nhóm giải pháp 2- Xây dựng lộ trình cho việc ứng dụng E-gov của thành phố Hạ<br />
Long. Nhóm giải pháp 3- Xây dựng cơ chế chính sách và chế tài xử phạt trong việc<br />
ứng dụng E-gov tại thành phố Hạ Long (xây dựng chế tài, xử lý vi phạm..); chú<br />
trọng đào tạo nhân lực; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính.<br />
Cuối cùng phần kết luận, tổng kết những giải pháp tác giả đã đề xuất và nhấn<br />
mạnh những nhiệm vụ cần làm của thành phố Hạ Long trong thời gian tới.<br />
<br />
HV: Đặng Thái Hưng<br />
HV: Đặng Thái Hưng - CH khóa 2009-2011<br />
<br />
Luận văn CH QTKD<br />
<br />
Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBK HN<br />
ABSTRACT<br />
<br />
The Master’s graduation thesis” application of E-Gov in state<br />
administrative management in Ha Long city” is devided into 3 chapters with the<br />
following subtitles:<br />
Chapter 1: Literature review of state administrative management and EGovernment.<br />
Chapter 2: The reality of administrative reforms in Ha Long city.<br />
Chapter 3: Some solutions to the application of E-Gov in state management<br />
and administrative activities in Hạ Long city.<br />
Chapter 1: The reseacher presents the concept of state management ,state<br />
administrative management, administrative reforms, public services, internet ,online<br />
public services and E-Gov; focus on giving out some models and processes of applying<br />
internet, E-Gov. The effects of applying the internet and E-Gov in state management<br />
and administrative reforms at district level.<br />
Chapter 2: The reseacher mainly analyses and evaluates the reality of the<br />
state management activities, administrative reforms and application of internet, EGov in Ha Long city. Basing on these findings, some experienced lessons of<br />
application internet and administration reforms in Ha Long are drawn out in order to<br />
promote E- gov in the city next time.<br />
Chapter 3: The content of chapter 3 based on the evaluations , the reality<br />
analysis, the weaknesses and strong points, the opportunities and challenges of<br />
applying E-Gov in administrative reforms in Halong city in chapter 1 and chapter 2.<br />
It focuses on carrying out 3 groups of overall solutions to promote the application of<br />
E- Gov in Hạ Long city:<br />
Group 1: Improve the basic infrastructure for the application of E- Gov<br />
which consists of the technical infrastructure, personnel , and capital resources, tips<br />
and technology.<br />
Group 2: Set up a route of the application of E-Gov in Hạ Long.<br />
Group 3: Set up the policy and sanctions of applying E-gov in Hạ Long city,<br />
focus on training human resources, improving service processes, administrative<br />
procedures.<br />
In conclusion, the summary concludes the proposed solutions as well as<br />
some necessary duties which need to be done in Hạ Long in the upcoming years.<br />
<br />
HV: Đặng Thái Hưng<br />
HV: Đặng Thái Hưng - CH khóa 2009-2011<br />
<br />
Luận văn CH QTKD<br />
<br />
Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBK HN<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
<br />
Đề tài: Giải pháp ứng dụng hành chính điện tử vào hoạt động quản lý<br />
nhà nước ở thành phố Hạ Long<br />
Tác giả luận văn: Đặng Thái Hưng<br />
<br />
Khóa: 2010A<br />
<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Thanh<br />
Nội dung tóm tắt:<br />
a) Lý do chọn đề tài<br />
Hiện nay mô hình hành chính điện tử (E-gov) đã được áp dụng rộng rãi<br />
tại nhiều nước trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Tại<br />
Việt Nam, mô hình "hành chính điện tử" hay còn gọi là “chính phủ điện tử” “e-gov” đã được đưa vào ứng dụng nhằm cải thiện phương thức quản lý hành<br />
chính, giúp giới doanh nghiệp và người dân tiếp cận được với các chính sách,<br />
cơ chế của Đảng và Nhà nước một cách nhanh nhất.<br />
Với mục đích nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT vào quản lý hành<br />
chính nhà nước ở thành phố Hạ Long, đánh giá những ưu nhược điểm trong việc<br />
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước và<br />
đưa ra một số giải pháp để ứng dụng mô hình chính phủ điện tử (E-gov) (trong<br />
chuyên đề này được hiểu là hành chính điện tử) vào hoạt động quản lý nhà nước<br />
ở Thành phố nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc cải cách thủ tục<br />
hành chính trong giai đoạn 2012-2015 tiến tới hoàn thiện mô hình hành chính<br />
điện tử ở Thành phố và nhân rộng ra trong phạm vi toàn Tỉnh.<br />
Trong thời gian học tập ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và công<br />
tác tại Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh, nhận thấy vai trò hết sức to<br />
lớn của việc xây dựng giải pháp ứng dụng E-gov trong việc phát triển chính<br />
quyền điện tử ở Hạ Long vì vậy học viên chọn đề tài:<br />
“Giải pháp ứng dụng hành chính điện tử vào hoạt động quản lý nhà nước ở<br />
thành phố Hạ Long”<br />
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:<br />
- Mục đích nghiên cứu: Qua phân tích cho ta có một cái nhìn mới về<br />
ứng dụng E-gov vào hoạt động cải cách hành chính tại thành phố Hạ Long.<br />
những đánh giá về các dịch vụ công dựa trên các số liệu thực tế, mục tiêu<br />
HV: Đặng Thái Hưng - CH khóa 2009-2011<br />
<br />
Luận văn CH QTKD<br />
<br />
Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBK HN<br />
<br />
hướng tới việc cung cấp dịch vụ công một cách công khai minh bạch và phổ<br />
biến nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về xây dựng<br />
chiến lược phát triển chính phủ điện tử tại Hạ Long, luận văn đi vào nghiên<br />
cứu và phân tích thực trạng phát triển dịch vụ hành chính công của thành phố<br />
Hạ Long, đánh giá và phân tích một số mô hình ứng dụng E-gov thành công<br />
trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ đó rút ra bài học cho hành phố Hạ Long.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chiến lược phát triển và<br />
ứng dụng E- gov của thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến năm<br />
2020 với các giải pháp thực hiện chiến lược đó bao gồm:<br />
Giải pháp 1: Hoàn thiện hạ tầng cơ sở cho việc ứng dụng hành chính<br />
điện tử (E-gov) của thành phố Hạ Long.<br />
Giải pháp 2: Xây dựng lộ trình cho việc ứng dụng E-gov của thành phố Hạ Long.<br />
Giải pháp 3: Xây dựng cơ chế chính sách và chế tài xử phạt trong việc<br />
ứng dụng E-gov tại thành phố Hạ Long.<br />
c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả<br />
Chương 1, Trình bày phần khái niệm về quản lý nhà nước, quản lý<br />
hành chính nhà nước, cải cách hành chính, dịch vụ công, internet, dịch vụ<br />
công trực tuyến và E-gov; tập trung vào việc đưa ra mô hình và quy trình ứng<br />
dụng internet và E-gov. Hiệu quả của việc ứng dụng internet và E-gov trong<br />
quản lý nhà nước và cải cách hành chính ở cấp huyện.<br />
Chương 2, Dựa trên các cơ sở lý thuyết phân tích tại chương 1 đã xem xét<br />
đánh giá, phân tích thực trạng việc ứng dụng E-gov trong hoạt động quản lý nhà<br />
nước và cải cách hành chính của thành phố Hạ Long trong thời gian vừa qua, từ<br />
đó có những nhìn nhận, đánh giá chính xác về thực trạng E-gov nhằm đẩy mạnh<br />
các hoạt động ứng dụng E-gov và cải cách hành chính của thành phố trong thời<br />
gian tới.<br />
Chương 3, Từ các đánh giá và phân tích thực trạng và tình hình ứng<br />
dụng E-gov, các điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức với mục tiêu ứng<br />
dụng E-gov vào cải cách hành chính của thành phố Hạ Long đã nêu ở các<br />
chương trước. Nội dung chương 3 tập trung vào việc đưa ra 3 nhóm giải pháp<br />
tổng thể để thúc đẩy việc ứng dụng E-gov ở Hạ Long đó là: Nhóm giải pháp<br />
HV: Đặng Thái Hưng - CH khóa 2009-2011<br />
<br />
Luận văn CH QTKD<br />
<br />
Viện Kinh tế & Quản lý, ĐHBK HN<br />
<br />
1- Hoàn thiện hạ tầng cơ sở cho việc ứng dụng hành chính điện tử (E-gov)<br />
của thành phố Hạ Long (bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự, nguồn vốn,<br />
bí quyết và công nghệ), nhóm giải pháp 2- Xây dựng lộ trình cho việc ứng<br />
dụng E-gov của thành phố Hạ Long. Nhóm giải pháp 3- Xây dựng cơ chế<br />
chính sách và chế tài xử phạt trong việc ứng dụng E-gov tại thành phố Hạ<br />
Long (xây dựng chế tài, xử lý vi phạm..); chú trọng đào tạo nhân lực; cải tiến<br />
các quy trình, thủ tục hành chính.<br />
d) Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp: Lý thuyết kết hợp<br />
với thực tiễn, thông qua phương pháp quan sát, diều tra thống kê, phân tích tổng<br />
hợp và phương pháp so sánh.<br />
Áp dụng các kiến thức về chiến lược marketing, công tác PR, phân tích<br />
SWOT trong Marketting dịch vụ. Các phương pháp này được sử dụng linh hoạt,<br />
kết hợp hoặc riêng lẻ để nhằm nêu bật những vấn đề cần nghiên cứu.<br />
e) Kết luận<br />
Luận văn được thực hiện với mong muốn đánh giá được thực trạng phát<br />
triển, nêu ra những ưu, nhược điểm, những cơ hội, thách thức của việc ứng dụng<br />
hành chính điện tử và từ đó đưa vào các lý luận về xây dựng chiến lược ứng dụng<br />
hành chính điện tử nhằm thúc đẩy cải cách hành chính ở Thành phố Hạ Long.<br />
Luận văn là một công trình nghiên cứu kết hợp lý luận và thực tiễn về vấn<br />
đề phát triển hành chính điện tử của Thành phố Hạ long đến năm 2015 định<br />
hướng đến năm 2020. Học viên hy vọng luận văn sẽ trở thành một tài liệu có ích<br />
cho việc hoạch định và ứng dụng hành chính điện tử vào các hoạt động quản lý<br />
nhà nước ở địa phương trong thời gian tới đây.<br />
Với khả năng, kinh nghiệm và thời gian có hạn, luận văn không trách<br />
khỏi những sai sót và nhận định chủ quan, cũng như những giải pháp đưa ra<br />
còn nhiều hạn chế, Học viên rất mong nhận được sự góp ý để Luận văn được<br />
bổ sung đầy đủ về mặt lý luận cũng như thực tiễn.<br />
Học viên xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
HV: Đặng Thái Hưng - CH khóa 2009-2011<br />
<br />