intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh trung học cơ sở ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Chia sẻ: Hà Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về QL, QLGD, QL công tác BDCM cho GV tiếng Anh THCS, tiến hành đánh giá thực trạng QL công tác BDCM cho GV tiếng Anh THCS ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 2 hiện nay, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý công tác BDCM cho GV tiếng Anh THCS ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh trung học cơ sở ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

1<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> TRẦN CÔNG THÀNH<br /> <br /> BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG<br /> CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH<br /> TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN VŨNG LIÊM<br /> TỈNH VĨNH LONG<br /> Chuyên ngành: Quản lý giáo dục<br /> Mã số: 60.14.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC<br /> <br /> Đà Nẵng – Năm 2013<br /> <br /> 2<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Giao<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Hồ Văn Liên<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quang Sơn<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp Thạc sĩ Giáo dục học, họp tại Trường Đại học Trà Vinh vào<br /> ngày 07 tháng 6 năm 2013<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> -<br /> <br /> Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> -<br /> <br /> Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Ngoại ngữ được xem là một trong những điều kiện cần thiết, tiên<br /> quyết, là công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội<br /> nhập và phát triển. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ thông nhất<br /> trên thế giới và phổ biến ở Việt Nam. Hầu hết các trường phổ thông<br /> trên cả nước đều đưa tiếng Anh vào giảng dạy. Tuy nhiên, trên thực tế<br /> chất lượng dạy học tiếng Anh ở các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung<br /> và ở các trường trung học cơ sở (THCS) nói riêng còn nhiều hạn chế.<br /> Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng vừa nêu trong đó hạn chế về<br /> năng lực chuyên môn của giáo viên (GV) tiếng Anh là một trong<br /> những nguyên nhân chính.<br /> Đối với huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua,<br /> phòng GD & ĐT, các trường THCS luôn quan tâm đến công tác bồi<br /> dưỡng chuyên môn (BDCM) cho GV tiếng Anh THCS nhằm nâng cao<br /> chất lượng bộ môn tiếng Anh trên địa bàn Huyện và đã đạt được<br /> những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, trình độ<br /> chuyên môn, năng lực giảng dạy của GV tiếng Anh THCS của huyện<br /> chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế và khoảng cách khá xa so với chuẩn<br /> ngoại ngữ theo khung năng lực chung châu Âu. Vì vậy, vấn đề<br /> BDCM, nâng cao năng lực sư phạm, ngôn ngữ cho GV tiếng Anh<br /> THCS là nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành GD, là yêu cầu vô cùng<br /> cấp thiết đồng thời là giải pháp đột phá trong việc nâng cao chất lượng<br /> dạy học tiếng Anh THCS ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.<br /> Xuất phát từ các lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý<br /> công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh trung học<br /> cơ sở ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” để nghiên cứu.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về QL, QLGD, QL công tác BDCM<br /> cho GV tiếng Anh THCS, tiến hành đánh giá thực trạng QL công tác<br /> BDCM cho GV tiếng Anh THCS ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long<br /> <br /> 2<br /> hiện nay, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý công tác BDCM cho GV<br /> tiếng Anh THCS ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.<br /> 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu<br /> 3.1. Khách thể nghiên cứu<br /> Công tác BDCM cho GV tiếng Anh THCS ở huyện Vũng Liêm,<br /> tỉnh Vĩnh Long.<br /> 3.2. Đối tượng nghiên cứu<br /> Biện pháp QL công tác BDCM cho GV tiếng Anh THCS ở huyện<br /> Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.<br /> 4. Giả thuyết khoa học<br /> Công tác BDCM cho GV tiếng Anh THCS ở huyện Vũng Liêm,<br /> tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua đã được những kết quả nhất định,<br /> góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiếng Anh THCS của<br /> Huyện. Tuy nhiên năng lực chuyên môn của GV tiếng Anh THCS ở<br /> Huyện còn nhiều hạn chế và chưa đạt chuẩn.<br /> Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý công tác BDCM cho<br /> GV tiếng Anh THCS thì năng lực chuyên môn của GV tiếng Anh<br /> THCS ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long sẽ được nâng cao.<br /> 5. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL, QLGD, QL công tác BDCM cho<br /> giáo viên tiếng Anh THCS.<br /> - Phân tích, đánh giá thực trạng QL công tác BDCM cho GV tiếng<br /> Anh THCS ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long hiện nay.<br /> - Đề xuất các biện pháp QL công tác BDCM cho GV tiếng Anh<br /> THCS ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.<br /> 6. Phạm vi nghiên cứu<br /> Đề tài tập trung nghiên cứu công tác BDCM cho GV tiếng Anh<br /> THCS ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đề tài sử dụng số liệu<br /> thống kê công tác BDCM cho GV tiếng Anh THCS ở huyện Vũng<br /> Liêm, tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2008 – 2012.<br /> 7. Phương pháp nghiên cứu<br /> 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết<br /> <br /> 3<br /> 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br /> 7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin<br /> 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> 8.1. Ý nghĩa khoa học<br /> Hệ thống hoá các tài liệu, cơ sở lý luận về QL, QLGD, QL công<br /> tác BDCM cho GV tiếng Anh trung học cơ sở.<br /> 8.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Đề xuất các biện pháp QL công tác BDCM cho GV tiếng Anh<br /> THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.<br /> 9. Cấu trúc của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu<br /> tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương.<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng chuyên<br /> môn cho giáo viên tiếng Anh trung học cơ sở.<br /> Chương 2: Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho<br /> giáo viên tiếng Anh THCS ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.<br /> Chương 3: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho<br /> giáo viên tiếng Anh THCS ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.<br /> CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI<br /> DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH<br /> TRUNG HỌC CƠ SỞ<br /> 1.1. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN<br /> ĐỀ TÀI<br /> Từ trước đến nay, hoạt động đào tạo, BDCM cho GV luôn là vấn<br /> đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và các cá nhân<br /> trong và ngoài nước nghiên cứu. Ở nước ngoài, các công trình nghiên<br /> cứu của M.M. Rubinsten, P.M. Phoribốc, N.V. Cudơmina, P.M.<br /> Gonôbôlin… đã đề cập và làm sáng tỏ về vai trò, phẩm chất năng lực<br /> và những đặc điểm lao động của người GV.<br /> Ở trong nước, vấn đề BDGV đã có nhiều công trình, đề tài trong cả<br /> nước. Năm 1994, Bộ GD & ĐT đã lưu hành nội dung bộ tập “Bài<br /> giảng bồi dưỡng chuyên môn trung học cơ sở”. Đây là tập bài giảng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0