intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu trúc của Luận văn gồm có 3 chương. Chương 1 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu; Chương 2 - Phương pháp và tổ chức nghiên cứu; Chương 3 - Kết quả nghiên cứu; Chương 4 - Bàn luận kết quả nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động thể thao ngoại khoá là các hoạt động thể chất và thể thao của sinh viên sau giờ học tập, nằm ngoài chương trình học chính khoá và thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Sinh viên có thể tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá tại trường hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựu chọn khác nhau. Việc nắm bắt những nhu cầu, động cơ, trở ngại nêu là hết sức cần thiết. Đây là các yếu tố rất quan trọng trong công tác phát triển phong trào thể thao ngoại khoá, tăng cường thời lượng vận động thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ, phát triển về thể chất lẫn tinh thần cho sinh viên, phát huy năng lực học tập, làm việc và nghiên cứu. Do đó, đề tài nghiên cứu khoa học “Nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trƣờng đại học Thành phố Hồ Chí Minh” là rất quan trọng nhằm đưa ra các cơ sở khoa học rõ ràng, hỗ trợ cho công tác phát triển thể thao trường học theo định hướng của các trường nói riêng và chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung. Đề tài nghiên cứu với mục đích khảo sát về nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên tại một số trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết ba nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Xác định thực trạng nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ 2: Phân tích sự khác biệt giữa nhu cầu, động cơ và khó khăn với nhân khẩu học của sinh viên như giới tính, năm học, ngành học và nơi ở. Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số giải pháp phát triển cho hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. 2 Chƣơng I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CÚU 1.1 Một số quan điểm về Giáo dục thể chất 1.1.1. Khái niệm giáo dục thể chất. 1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin về Giáo dục thể chất 1.1.3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Giáo dục thể chất 1.1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất 1.1.5. Mục tiêu và nhiệm vụ của GDTC trong các trường Đại học - Cao đẳng 1.1.5.1. Mục tiêu của GDTC trong các trường Đại học - Cao đẳng 1.1.5.2. Nhiệm vụ của GDTC trong các trường Đại học - Cao đẳng ở Việt Nam: a. Nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khoẻ b. Nhiệm vụ giáo dƣỡng c. Nhiệm vụ giáo dục d. Nhiệm vụ tiếp tục bồi dƣỡng và phát triển nhân tài thể thao 1.2 Vai trò của GDTC đối với sinh viên 1.3 Vai trò của tập luyện TDTT 1.4. Nhu cầu, động cơ và các khó khăn trở ngại khi tham gia hoạt động giải trí và TDTT 1.4.1. Khái quát về Nhu cầu. 1.4.2. Tháp nhu cầu của Maslow (1954). 1.4.3 Khái niệm động cơ. 1.4.4. Động cơ tham gia giải trí và TDTT. 1.4.5. khái niệm khó khăn. 1.4.6. Các khó khăn trở ngại khi tham gia hoạt động giải trí và TDTT 1.5. Thực trạng công tác GDTC trƣờng học tại VN:
  3. 3 1.6. Khái niệm hoạt động ngoại khóa. 1.7 Thực trạng hoạt động GDTC và ngoại khóa tại các trƣờng Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 1.8 Các công trình nghiên cứu có liên quan. 1.8.1 Đề tài nghiên cứu của TS Bùi Trọng Toại chủ nghiệm. 1.8.2 Luận văn thạc sĩ giáo dục của Lê Quang Khôi Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu. 2.1.1. Phương pháp tham khảo - tổng hợp tài liệu. 2.1.3. Phương pháp toán thống kê. 2.1.4. Phân tích SWOT 2.1.5. Phương pháp chuyên gia: 2.2. Tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu: 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: Tại 6 trường đại học sau đây: 2.2.4. Đơn vị - cá nhân phối hợp: 2.3. Công cụ nghiên cứu: 2.3.1. Xây dựng phiếu phỏng vấn 2.3.2. Phỏng vấn thử:
  4. 4 Chƣơng III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Xác định thực trạng nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trƣờng đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ phiếu hợp lệ và đủ điều kiện đạt 92.3%, đảm bảo số lượng mẫu cần thiết cho đề tài nghiên cứu. 3.1.1. Thực trạng về nhân khẩu học của sinh viên khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường đại học ở TP.HCM. Trong 1108 sinh viên tham gia điều tra về việc tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường đại học ở TP.HCM thì số lượng khá tương đồng về giới tính, nam nhỉn hơn một ít nhưng không đáng kể, khi có 561 nam (chiếm 50.6%) và 547 nữ (chiếm 49. 4%). Các sinh viên tham gia điều tra phân bố khá đều trên các năm học, trong đó sinh viên năm cuối chiếm tỷ lệ cao nhất với 26.4%, sinh viên năm ba ít hơn một chút (chiếm tỷ lệ 25.5%), sau đó là sinh viên năm hai (chiếm 24.6%), cuối cùng, tỷ lệ thấp nhất là sinh viên năm nhất với 23.5%. Sinh viên trường đại học Sài Gòn và đại học Quốc gia TP.HCM chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 17.4% và 17.3%; kế đến là sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, đại học Hoa Sen và đại học Công nghiệp TP.HCM chiếm tỷ lệ thấp hơn một ít, lần lượt là 16.8%, 16.5% và 16.3%; sinh viên đại học QT Hồng Bàng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 15.6%.
  5. 5 3.1.2. Nhu cầu tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa. 18 17.1 15.9 15.4 16 14 12 10.2 10 7.9 8 7.2 6 4.8 4.5 3.7 3.2 4 3 2.5 2 1.8 2 0.8 0 3.1.3. Chi phí phù hợp khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá. 1.4 31.5 Từ 100.000 - < 200.000VNĐ/tháng Từ 200.000 - < 300.000VNĐ/tháng 67.1 Trên 300k/tháng
  6. 6 3.1.4. Thời gian phù hợp khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá. 2.1 6.4 18.9 Trước 7h sáng Từ 17h- 19h tối Từ 19h - 21h tối Sau 21h tối 72.7 3.1.5. Số lần tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá mỗi tuần. 9 8.8 1 lần/ tuần 2 lần/ tuần 3 lần/tuần 39.9 42.3 Trên 3 lần/tuần
  7. 7 3.1.6. Nhu cầu thi đấu khi tham gia thể thao ngoại khoá. 1.4 3.1 30 Không có nhu cầu 34.2 1 lần/2 tuần 1 lần/tháng 1 lần/2 tháng 1 lần/ > 3 tháng 31.3 3.1.7. Nhu cầu cần HLV- HDV khi tham gia thể thao ngoại khoá. Sau khi thu thập dữ liệu và phân tích số liệu, có 98.9% sinh viên cho rằng cần có người hướng dẫn tập luyện, chỉ có 1.1% sinh viên không cần HLV hay hướng dẫn viên trong khi tham gia thể thao ngoại khóa. 3.1.8. Nhu cầu thành lập các CLB thể thao ngoại khoá. Sau khi thu thập dữ liệu và phân tích số liệu, có 99.5% sinh viên cho rằng cần thành lập CLB thể thao ngoại khoá trong các trường đại học và chỉ có 0.5% sinh viên cho rằng không cần thành lập CLB. 3.1.9. Động cơ tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá. Động cơ tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên được đánh giá qua thang đo Likert 5-mức độ (từ rất ảnh hưởng đến rất không ảnh hưởng) cho thấy có các nhóm ảnh hưởng dựa vào mức độ “rất ảnh hưởng” (có giá trị trung bình ≥ 4.50), “khá ảnh hưởng” (có giá trị trung bình từ
  8. 8 động thể thao ngoại khóa của sinh viên được chia thành 4 nhóm ảnh hưởng như sau  Nhóm mức độ “rất ảnh hưởng” đến việc tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên gồm 5 động cơ là “Thư giãn (sau những giờ học tập, làm việc và những lo toan, muộn phiền trong cuộc sống hằng ngày)”, “Hưởng cảm giác vui vẻ, hạnh phúc khi chơi”, “Có thêm cơ hội kết bạn, giao lưu, giao tiếp, gặp gỡ những người cùng sở thích, nâng cao kiến thức …”, “Phát triển kỹ năng vận động” và “Duy trì và tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần”. 3.1.10. Khó khăn khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá. Khó khăn – trở ngại khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên được đánh giá qua thang đo Likert 5-mức độ (từ rất ảnh hưởng đến rất không ảnh hưởng) cho thấy có các nhóm ảnh hưởng dựa vào mức độ “rất ảnh hưởng” (có giá trị trung bình ≥ 4.50), “khá ảnh hưởng” (có giá trị trung bình từ
  9. 9 không cho phép” và “Chưa có nơi tổ chức tập luyện môn thể thao thích hợp” 3.2. Phân tích sự khác biệt giữa nhu cầu, động cơ và khó khăn với nhân khẩu học của sinh viên : 3.2.1. Nhu cầu tham gia thể thao ngoại khóa của sinh viên 3.2.1.1. Giới tính: có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc chọn các môn thể thao ưa thích. Trong đó:  5 môn thể thao yêu thích của nam sinh viên lần lượt là Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, các môn võ, cầu lông.  5 môn thể thao yêu thích của nữ sinh viên lần lượt là Bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông và các môn võ. 3.2.1.2. Năm học: Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One way ANOVA) cho thấy không có sự khác biệt yếu tố nhu cầu tham gia hoạt động giải trí theo năm học của đối tượng tham gia khảo sát. 3.2.1.3. Trường học: Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One way ANOVA) cho thấy không có sự khác biệt yếu tố nhu cầu tham gia hoạt động giải trí theo trường học của đối tượng tham gia khảo sát. 3.2.1.4. Địa phương: Kết quả kiểm định sự khác biệt số trung bình 2 mẫu độc lập (independent sample t-test) cho thấy không có sự khác biệt yếu tố nhu cầu tham gia hoạt động giải trí theo địa phương của đối tượng tham gia khảo sát. 3.2.2. Động cơ tham gia thể thao ngoại khóa của sinh viên 3.2.2.1. Giới tính: Kiểm định t 2 mẫu độc lập (independent sample t- test), kết quả cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ ở động cơ tham gia hoạt động thể thao “Nhằm mục đích chữa bệnh” (p =.03 < .05). Các yếu tố còn lại không có sự khác biệt rõ rệt mang ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. Ngoài ra, khi so sánh tốp 5 động cơ tác động đến việc tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên ở các trường thì thấy không có sự khác biệt về giới tính.
  10. 10 3.2.2.2. Năm học: Kết quả tích phương sai 1 yếu tố (One way ANOVA) cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trong các động cơ, chỉ có 2 động cơ có sự khác biệt theo đặc điểm năm học của đối tượng tham gia khảo sát như sau;  “Loại bỏ được những thói quen xấu, giúp sống lành mạnh hơn” với p = .034 < .05, trong đó sinh viên năm nhất đánh giá yếu tố này cao hơn sinh viên các năm còn lại.  “Nâng cao kỹ năng mềm và kỹ năng sống” với p = .003 < .05, trong đó sinh viên năm thứ 2 và thứ 4 đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao hơn so với năm 1 và năm 3. 3.2.2.3. Trường học: Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One way ANOVA) cho thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trong các động cơ theo đặc điểm trường học của đối tượng tham gia khảo sát. 3.2.2.4. Địa phương: Kết quả kiểm định sự khác biệt số trung bình 2 mẫu độc lập (independent sample t-test) cho thấy không có sự khác biệt yếu tố động cơ theo địa phương của đối tượng tham gia khảo sát. 3.2.3. Khó khăn khi tham gia thể thao ngoại khóa của sinh viên 3.2.3.1. Giới tính: Kiểm định t 2 mẫu độc lập (independent sample t- test), kết quả cho thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ ở yếu tố khó khăn khi tham gia hoạt động thể thao. 3.2.3.2. Năm học: Kết quả tích phương sai 1 yếu tố (One way ANOVA) cho thấy không có sự khác biệt yếu tố khó khăn theo năm học của đối tượng tham gia khảo sát. 3.2.3.3. Trường học: Kết quả tích phương sai 1 yếu tố (One way ANOVA) cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trong các yếu tố khó khăn khi tham gia, chỉ có 2 yếu tố khó khăn có sự khác biệt theo đặc điểm trường học của đối tượng tham gia khảo sát như sau;  “Vấn đề tài chính không đảm bảo” với p = .023 < .05, trong đó sinh viên các trường ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Hoa Sen và ĐH Hồng
  11. 11 Bàng cho rằng yếu tố này ít ảnh hưởng so với đánh giá của sinh viên 3 trường còn lại.  “Thời gian tập luyện không phù hợp” với p = .020 < .05, trong đó sinh viên trường ĐH Hồng Bàng cho rằng yếu tố này ảnh hưởng lớn hơn so với đánh giá của sinh viên các trường còn lại. 3.2.3.4. Địa phương: Kết quả kiểm định sự khác biệt số trung bình 2 mẫu độc lập (independent sample t-test) cho thấy không có sự khác biệt yếu tố khó khăn khi tham gia theo địa phương của đối tượng tham gia khảo sát. 3.3 Đề xuất một số giải pháp phát triển cho hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trƣờng đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. 3.3.1 Phân tích SWOT hoạt động thể thao ngoại khóa tại một số trường đại học TP.HCM. ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU - Môn thể thao ngoại khóa giúp - Nội dung, hình thức chưa phong nâng cao tăng cường sức khỏe phú. thể chất và tinh thần - Thời gian tập luyện chưa phù - Giúp loại bỏ thói quen xấu cũng hợp. như định hướng lối sống lành - Chưa phù hợp với điều kiện sức mạnh cho sinh viên. khỏe của sinh viên, môn thể thao - Giúp thư giãn sau giờ học căng chưa đa dạng thích hợp cho từng thẳng nhóm đối tượng). - Tạo cơ hội giao lưu, kết bạn. - Tính thụ động của sinh viên - Phát triển kỹ năng vận động - Cơ sở vật chất chưa đảm bảo. CƠ HỘI THÁCH THỨC - Sinh viên có nhu cầu tham gia - Bị ảnh hưởng bởi các hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa, và ngoại khóa khác. phần lớn môn thể thao ưa thích là - Chi phí hoạt động là một rào các môn không yêu cầu cao về cản, do chi phí tham gia cũng là trang thiết bị, sân bãi. một vấn đề tương đối lớn đối với
  12. 12 - Nhu cầu thành lập các CLB thể sinh viên. thao ngoại khóa cũng như có - Thời gian hoạt động thường HLV hướng dẫn và tham gia thi phải tránh giờ học tập, cũng như đấu là rất cao. phải đa dạng để phù hợp với - Sinh viên phải tham gia môn thể những sinh viên đi làm thêm. thao ngoại khóa để đủ khả năng thi môn thể thao nội khóa. 3.3.2 Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động thể thao ngoại khóa tại một số trường đại học tại TP.HCM. Dựa vào mô hình phân tích SWOT và sự kết hợp các điểm của phân tích SOWT đồng thời tham khảo ý kiến một số chuyên gia cũng như một số tài liệu[15], đề tài đưa ra một số giải pháp sau: 1. Ưu tiên các nhóm môn sinh viên ưa thích đưa vào chương trình ngoại khoá cho sinh viên theo hình thức tự chọn, thành lập câu lạc bộ thể thao ngoại khóa. 2. Bố trí HLV, hướng dẫn viên – hướng dẫn sinh viên tập luyện. 3. Tạo môi trường, loại hình, điều kiện hoạt động TDTT ngoại khoá lôi cuốn sinh viên hoạt động trong thời gian rảnh rỗi. 4. Đổi mới hình thức, nội dung, phát triển nhiều mô hình CLB thể thao ngoại khóa, đặc biệt chú trọng phát triển các CLB có môn thể thao học nội khóa để sinh viên có cơ hội tập luyện nâng cao điểm nội khóa. 5. Nghiên cứu, định hướng, phát triển những môn thể thao ngoại khóa phù hợp với từng nhóm điều kiện sức khỏe và đối tượng, đồng thời chi phí tham gia phải ở mức thấp. 6. Tăng cường nhận thức cho sinh viên về lợi ích của hoạt động TDTT qua các động cơ. 7. Cần nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất. 8. Tạo liên kết giữa các trường đại học, tăng cường tổ chức giải giao
  13. 13 lưu thi đâu giữa các trường định kỳ hàng năm hoặc hàng quý theo từng nhóm môn thể thao. 9. Đảm bảo chế độ ưu đãi cho sinh viên khi tham gia các đội tuyển thi đấu thể thao. Do thời gian làm luận văn không cho phép thực nghiệm các giải pháp mà đề tài đề xuất, do đó đề tài tiến hành phỏng vấn sự đồng thuận của 6 trường đại học có sinh viên là khách thể nghiên cứu của đề tài, đây sẽ là tiền đề đánh giá hiệu quả bước đầu của các giải pháp mà đề tài xây dựng.
  14. 14 Chƣơng IV BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trƣờng đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. 4.1.1. Về xây dựng phiếu phỏng vấn: 4.1.2. Thực trạng nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh: 4.1.3. Thông tin tổng hợp khách thể nghiên cứu: Về nơi ở, số sinh viên đều ở ngoại trú chiếm đa số(73.1% ), tương tự đa số sinh viên trả lời phỏng vấn đều ở tỉnh (63.9% ). Có 80.4% sinh viên chưa từng tham gia CLB thể thao nào, chỉ có 15.2 % sinh viên có hoạt động thể thao trong thời gian rảnh. Về thu nhập: Đa số sinh viên nằm trong khoảng thu nhập từ 1 đến 3 triệu/tháng. Phương tiện đi lại chủ yếu là xe buýt và xe máy (48.6 và 50.2%). 4.1.4. Về nhu cầu tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa: Các môn thể thao được đa số sinh viên ưa thích bao gồm: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, các môn võ, bóng bàn và cầu lông. Ngoài trừ bóng bàn và cầu lông, các môn thể thao còn lại đều không yêu cầu cao về trang thiết bị cũng như sân bãi tập luyện. So sánh với kết quả trong nghiên cứu của TS Bùi Trọng Toại tại trường ĐH Tôn Đức Thắng có kết quả khá tương đồng, 5 môn thể thao yêu thích của sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng bao gồm: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Vovinam [15] Chí phí chấp nhận: Đa số nằm ở khoảng từ 100 - < 200k/tháng (67.1%), chỉ có 31.5 % chấp nhận mức phí 200 – 300k/tháng và chỉ có 1.4% chấp nhận mức phí trên 300k/tháng.Số lần tập mỗi tuần: đa số phân bố đềuvào 2 – 3 lần/tuần (tổng tỷ lệ là 81%). Kết quả này tương đương với số tiền 8.000 – 12.000VNĐ/buổi, mức phí chấp nhận này cao hơn so với
  15. 15 sinh viên trường Tôn Đức Thắng (3.000 – 5.000 VNĐ/buổi), về số buổi tập hàng tuần có kết quả tương đồng nhau [15] 4.1.5. Về động cơ tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa: Đa số sinh viên tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa là vì lý do sau Duy trì và tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần, Loại bỏ được những thói quen xấu, giúp sống lành mạnh hơn, Hưởng cảm giác vui vẻ, hạnh phúc khi chơi, Thư giãn sau những giờ học tập, làm việc và những lo toan, muộn phiền trong cuộc sống hằng ngày, Có thêm cơ hội kết bạn, giao lưu, giao tiếp, gặp gỡ những người cùng sở thích, nâng cao kiến thức, Phát triển kỹ năng vận động và một lý do quan trọng nữa là tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa để đủ khả năng thi kết thúc môn nội khóa. 4.1.6 Về những khó khăn khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa: Đa số các khó khăn mà sinh viên gặp phải khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa bao gồm Chi phí tham gia cũng là một trở ngại khá lớn khi sinh viên quyết định tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa, nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa không; hấp dẫn, phong phú, sáng tạo không lôi cuốn được sinh viên tham gia, Thời gian tập luyện không phù hợp: Thời gian chính của sinh viên là đi học, ngoài ra một số bạn còn đi làm thêm nên không có sắp xếp được thời gian, Điều kiện sức khỏe của bản thân không cho phép, kết hợp với yếu tố nhà trường chưa tổ chức môn thể thao mà sinh viên ưa thích chứng tỏ các môn thể thao ngoại khóa hiện nay chưa được đa dạng và phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, Không cảm thấy tự tin khi tham gia các hoạt động thể thao: có thể là do phần lớn sinh viên bị tác động bởi áp lực học tập, áp lực về thời gian do không kế hoạch sử dụng quỹ thời gian hợp lý dẫn đến việc sinh viên có thể thụ động, tự ti vào khả năng của mình và Cơ sở vật chất thể thao ở trường không đảm bảo.
  16. 16 4.2 Sự khác biệt giữa nhu cầu, động cơ và khó khăn với nhân khẩu học của sinh viên theo giới tính, năm học, trƣờng học và nơi ở. 4.2.1. Theo giới tính: Kết quả phân tích ANOVA cho thấy theo giới tính, có sự khác biệt về lựa chọn môn thể thao và động cơ tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa ở 2 mục: Lựa chọn môn thể thao và động cơ tham gia vì nhằm chữa bệnh (mang ý nghĩa thống kê với p < 0.05). Lựa chọn môn thể thao giữa 2 nhóm nam và nữ có sự khác biệt rõ rệt: Trong khi đa số nam sinh viên chọn bóng đá là môn thể thao ưa thích (chiếm tỷ lệ 26.6%), đối với nữ tỷ lệ này chỉ là 7.3%. 4.2.2. Theo năm học: Kết quả phân tích ANOVA cho thấy theo năm học có sự khác biệt đối với động cơ tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa vì nâng cao kỹ năng mềm và kỹ năng sống mang ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Xem xét chỉ số trung bình ta thấy nhóm sinh viên năm 2 và năm 4 có mứ độ đánh giá cao hơn đối với động cơ tham gia vì lý do “nâng cao kỹ năng mềm và kỹ năng sống”. 4.2.3. Theo trường học: Kết quả phân tích ANOVA cho thấy theo yếu tố trường học có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p < 0.05) với yếu tố khó khăn khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa do bị ảnh hưởng vấn đề tài chính. Xem xét chỉ số trung bình ta thấy chia làm 2 nhóm: Nhóm 1, bao gồm: Trường Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Hoa Sen và ĐH Quốc tế Hổng Bàng. Nhóm 2, bao gồm: ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Sài Gòn. 4.2.4. Theo địa phương: Kết quả cho thấy có sự tương đồng về nhu cầu, động cơ và khó khăn khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá giữa sinh viên tỉnh và thành phố.
  17. 17 4.3 Một số giải pháp phát triển cho hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trƣờng đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Đa số sinh viên ở cả 4 trường đều yêu thích 6 môn thể thao phổ biến như bóng đá (17.1%), bóng rổ (15.9%), bóng chuyền (15.4%), các môn võ (10.2%), bóng bàn (7.9%) và cầu lông (7.2%), chiếm tổng tỷ lệ 73.7%. Đây cũng chính là nhóm môn cần ưu tiên đưa vào chương trình ngoại khoá cho sinh viên theo hình thức tự chọn - Đa số sinh viên đều muốn thành lập CLB thể thao và có HLV hướng dẫn tập luyện. Do đó, hình thức hoạt thể thao ngoại khoá cần thành lập các CLB theo môn ưa thích của sinh viên và bố trí HLV hướng dẫn sinh viên tập luyện. Với mức độ nhu cầu khá cao của sinh viên, có thể dự báo tiềm năng phát triển CLB tại nhà trường là rất cao. - Tạo môi trường, loại hình, điều kiện hoạt động TDTT ngoại khoá lôi cuốn sinh viên hoạt động trong thời gian rảnh rỗi. Kết quả khảo sát cho thấy việc tham gia hoạt động thể thao chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi của sinh viên. - Đổi mới hình thức, nội dung, phát triển nhiều mô hình CLB thể thao ngoại khóa, đặc biệt chú trọng phát triển các CLB có môn thể thao học nội khóa để sinh viên có cơ hội tập luyện nâng cao điểm nội khóa. - Nghiên cứu, định hướng, phát triển những môn thể thao ngoại khóa phù hợp với từng nhóm điều kiện sức khỏe và đối tượng, đồng thời chi phí tham gia phải ở mức thấp. - Cần nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất, do đây cũng là yếu tố được sinh viên đánh giá là có ảnh hưởng lớn đối việc tham gia hoạt động thể thao. - Giảm thiểu hạn chế các yếu tố trở ngại khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá cũng là giải pháp quan trọng:
  18. 18 + Mức chi phí phù hợp cho sinh viên tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá đa số ở mức dưới 100k/tháng (chiếm tỷ lệ 67.1%), tiếp đến là mức từ 200 đến dưới 300k/tháng chiếm tỷ lệ 31.5%. + Nhu cầu tập luyện từ 2 đến 3 buổi 1 tuần được lựa chọn cao nhất so với các tần suất khác, trong khi đó thực tiễn chương trình ngoại khoá chỉ tập 1 buổi 1 tuần. Do đó cần tổ chức các CLB ngoại khoá hoạt động 2 đến 3 buổi 1 tuần. - Nghiên cứu thành lập các CLB nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động TDTT ngoại khoá cho sinh viên nhằm phát triển phong trào TDTT của nhà trường. Có kế hoạch phát triển các hình thức CLB: Thành lập các CLB thể thao đồng thời đẩy mạnh marketing, tìm kiếm nhà tài trợ cho các CLB thể thao, giúp đảm bảo chi phí duy trì CLB, giảm chi phí sinh hoạt cho sinh viên. - Động viên, khuyến khích giảng viên có chuyên môn tham gia phụ trách các CLB hướng dẫn sinh viên tập luyện thể thao ngoại khóa. - Tạo liên kết giữa các trường đại học, tăng cường tổ chức giải giao lưu thi đấu giữa các trường định kỳ hàng năm hoặc hàng quý theo từng nhóm môn thể thao. Tạo điều kiện giao lưu kết bạn, cũng như thúc đẩy phong trào thể thao trong nhà trường phát triển. - Nâng cao nhận thức của sinh viên: Tuyên truyền thay đổi nhận thức của sinh viên đối với hoạt động thể thao ngoại khóa, do phần lớn sinh viên bị tác động bởi áp lực học tập, áp lực về thời gian do không kế hoạch sử dụng quỹ thời gian hợp lý dẫn đến việc sinh viên có thể thụ động, tự ti vào khả năng của mình. - Đảm bảo chế độ ưu đãi cho sinh viên khi tham gia các đội tuyển thi đấu thể thao.
  19. 19 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua phân tích kết quả nghiên cứu, có thể tổng kết một số kết luận chính sau: 1. Thực trạng nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa tại một số trƣờng ĐH ở TP.HCM:. - Nhu cầu: Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên đều muốn thành lập CLB thể thao và có người hướng dẫn, với các môn thể thao chủ yếu là bóng đá (17.1%), bóng rổ (15.9%), bóng chuyền (15.4%), các môn võ (10.2%). Về mức chi phí: đa số sinh viên châp nhận mức phí từ 100.000đ - < 200.000đ/tháng chiếm tỷ lệ 67.1%, tiếp đến là mưc từ 200 - < 300k tháng chiếm tỷ lệ 31.5%. Thời gian thích hợp nhất để tham gia hoạt động thể thao là từ 17 đến 19h tối, tiếp đến là từ 19 – 21h chiếm tỷ lệ 18.9% . Với số buổi 2 – 3 buổi tập mỗi tuần là phù hợp (chiếm tổng tỷ lệ 82.2%). Thời gian thi đấu từ 1 tháng đến trên 3 tháng thi đấu 1 lần có sự lựa chọn tương đồng nhau – chiếm tổng tỷ lệ 95.5% - Động cơ tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa: Nhóm có lý do chủ yếu (từ 4 đến 5 điểm, tương ứng mức đồng ý đến rất đồng ý): Duy trì sức khoẻ; loại bỏ thói quen xấu, giúp sống lành mạnh hơn; muốn hưởng cảnh giác vui vẻ, hạnh phúc khi chơi có giá trị trung bình ; thư giãn có giá trị trung bình; muốn có cơ hội kết bạn, giao lưu …; muốn phát triển kỹ năng vận động; muốn đạt điểm nội khoá. - Khó khăn khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa: Những khó khăn chủ yếu (từ 4 đến 5 điểm, tương ứng mức đồng ý đến rất đồng ý): Vấn đề tài chính không đảm bảo; nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khoá không hấp dẫn, không phong phú, kém sáng
  20. 20 tạo; thời gian tập luyện không phù hợp; điều kiện sức khoẻ của bản thân không cho phép; không cảm thấy tự tin; cơ sở vật chất không đảm bảo; và không có môn thể thao ưa thích. 2. Sự khác biệt giữa nhu cầu, động cơ và khó khăn với nhân khẩu học của sinh viên theo giới tính, năm học, trƣờng học và nơi ở: - Sự khác biệt theo giới tính: Về nhu cầu có duy nhất sự khác biệt đối với nội dung môn thể thao mong muốn tham gia, về động cơ có sự khác biệt duy nhất ở động cơ tham gia hoạt động thể thao vì chữa bệnh, với yếu tố động cơ và khó khăn không có sự khác biệt yếu tố khó khăn theo giới tính của đối tượng tham gia khảo sát. - Sự khác biệt theo năm học: Về nhu cầu không có sự khác biệt yếu tố nhu cầu và khó khăn theo năm học của đối tượng tham gia khảo sát, Đối với yếu tố động cơ có 2 động cơ có sự khác biệt theo đặc điểm năm học của đối tượng tham gia khảo sát (Lý do muốn loại bỏ được những thói quen xấu, giúp sống lành mạnh hơn: đối với sinh viên năm nhất đánh giá yếu tố này cao hơn sinh viên các năm còn lại; Lý do muốn nâng cao kỹ năng mềm và kỹ năng sống: sinh viên năm thứ 2 và thứ 4 đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao hơn so với năm 1 và năm 3). - Sự khác biệt theo trường học: Không có sự khác biệt về nhu cầu và động cơ, đối với yếu tố khó khăn: Có 2 khó khăn có sự khác biệt theo đặc điểm trường học của đối tượng tham gia khảo sát (Vấn đề tài chính không đảm bảo: Sinh viên các trường ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Hoa Sen và ĐH Hồng Bàng cho rằng yếu tố này ít ảnh hưởng so với đánh giá của sinh viên 3 trường còn lại; Vấn đề thời gian tập luyện không phù hợp: sinh viên trường ĐH Hồng Bàng cho rằng yếu tố này ảnh hưởng lớn hơn so với đánh giá của sinh viên các trường còn lại) - Sự khác biệt theo địa phương: Không có sự khác biệt ở nhu cầu, động cơ và khó khăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2