TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong quá trình phấn đấu để vươn tới trường đại học trọng điểm quốc<br />
gia, Trường Đại học Vinh đã làm rất nhiều việc cụ thể để hướng tới chuẩn<br />
mực chất lượng. Và trong bối cảnh tự chủ tài chính như hiện nay thì việc hoàn<br />
thiện cơ chế quản lý tài chính trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tổ chức hạch<br />
toán kế toán là một trong những công cụ quan trọng của quản lý tài chính.<br />
Thông qua các thông tin do kế toán cung cấp, cơ quan chủ quản và các trường<br />
Đại học nắm bắt được tình hình tài chính của đơn vị mình, có các biện pháp<br />
tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của đơn vị. Do<br />
vậy việc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán là một giải pháp quan trọng<br />
nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn<br />
đề nêu trên, với mong muốn được tiếp cận thực tế về tổ chức kế toán trong các<br />
đơn vị SNCT nói chung và trường đại học Vinh nói riêng, tác giả đã chọn đề<br />
tài: “Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Trường Đại học Vinh”.<br />
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài<br />
Qua việc tham khảo 3 công trình luận văn của các tác giả khác có cùng nội<br />
dung nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị SNCT, tác giả đã nhận<br />
thấy những thành công và hạn chế của những công trình trên. Từ đó tìm ra cách<br />
tiếp cận khác biệt để hoàn thiện luận văn của mình,<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài<br />
- Hệ thống có chọn lọc những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán tại<br />
đơn vị sự nghiệp có thu.<br />
- Đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường đại học<br />
Vinh<br />
<br />
- Đề xuất phương hướng và đưa ra một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện tổ<br />
chức công tác kế toán tại trường đại học Vinh<br />
1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu<br />
Luận văn đã đặt ra những câu hỏi cả về mặt lý luận và thực tiễn giúp cho<br />
việc nghiên cứu đi đúng hướng.<br />
1.5. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề cập các vấn đề tổ chức công tác kế toán trên góc độ kế toán tài chính<br />
của đơn vị sự nghiệp đào tạo và tại thực tế Đai học Vinh.Tư liệu khảo sát tại<br />
Trường Đại học Vinh được thu thập tại các năm 2008, 2009, 2010.<br />
1.6. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật<br />
biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp<br />
tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp so sánh kết hợp với những nguyên lý cơ bản của<br />
khoa học kinh tế, những vấn đề lý luận liên quan đến tổ chức công tác kế toán<br />
trong các đơn vị sự nghiệp có thu để phân tích thực trạng của Tổ chức công tác kế<br />
toán tại trường đại học Vinh. Các phương pháp được sử dụng đan xen, kết hợp với<br />
nhau xuyên suốt Luận văn.<br />
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu<br />
Sau khi hoàn thành luận văn đạt được những kết quả cụ thể sau:<br />
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán<br />
trong các đơn vị sự nghiệp có thu; Đánh giá những ưu, nhược điểm về Tổ chức<br />
công tác kế toán tại trường đại học Vinh; Đưa ra những giải pháp có tính khả thi<br />
nhằm tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, hợp lý góp phần nâng cao chất<br />
lượng công tác kế toán tại trường đại học Vinh.<br />
1.8. Kết cấu của luận văn<br />
Chương I: Tổng quan nghiên cứu về Tổ chức công tác kế toán tại trường<br />
đại học Vinh<br />
Chương II: Lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự<br />
nghiệp có thu<br />
Chương III: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường đại học Vinh<br />
Chương IV: Các kết luận rút ra trong nghiên cứu thực trạng và giải pháp<br />
hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường đại học Vinh<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI<br />
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU<br />
2.1. Đơn vị sự nghiệp có thu, quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu và vai trò<br />
của tổ chức công tác kế toán<br />
2.1.1. Đơn vị sự nghiệp có thu và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu<br />
Đơn vị SNCT là những đơn vị sự nghiệp được Nhà nước thành lập để thực<br />
hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ do Nhà nước giao mà trong quá trình<br />
hoạt động sự nghiệp được phép thu phí, lệ phí để bù đắp một phần hay toàn bộ chi<br />
phí hoạt động thường xuyên của đơn vị để thực hiện chức năng nhiệm vụ của<br />
mình.<br />
Phân loại: 3 nhóm<br />
+Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên<br />
+Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên<br />
+Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu sự nghiệp hay có nguồn thu thấp<br />
2.1.2. Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu<br />
Quản lý tài chính tại đơn vị SNCT bao gồm: quản lý thu, quản lý chi và<br />
quản lý phân phối chênh lệch thu chi<br />
2.1.3. Vai trò tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp có thu<br />
Tổ chức công tác kế toán có vai trò rất quan trọng đối với đơn vị sự<br />
nghiệp có thu. Tổ chức công tác kế toán tốt sẽ giúp người quản lý nắm chắc các<br />
tài sản, vốn, nguồn vốn của đơn vị tốt hơn từ đó khắc phục những yếu kém<br />
trong quản lý, chống thất thoát tài sản và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để có<br />
lượng thông tin kế toán chính xác, kịp thời thì vấn đề tổ chức kế toán là quyết<br />
định.<br />
2.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu<br />
2.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán<br />
* Danh mục chứng từ cần sử dụng:<br />
<br />
- Chứng từ kế toán chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, gồm 4 chỉ<br />
tiêu:<br />
Chỉ tiêu lao động tiền lương; Chỉ tiêu vật tư; Chỉ tiêu tiền tệ; Chỉ tiêu TSCĐ.<br />
- Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (các mẫu và<br />
hướng dẫn phương pháp lập từng chứng từ được áp dụng theo quy định các văn<br />
bản pháp luật khác).<br />
- Chứng từ kế toán do đơn vị tự thiết kế<br />
* Nội dung của chứng từ:<br />
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:<br />
a. Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;<br />
b. Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;<br />
c. Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;<br />
d. Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;<br />
e. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;<br />
f. Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số;<br />
tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;<br />
g. Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan<br />
đến chứng từ kế toán.<br />
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản<br />
1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại<br />
chứng từ.<br />
* Qui định về lập chứng từ kế toán<br />
- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị hành<br />
chính sự nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho<br />
một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;<br />
- Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh<br />
tế, tài chính phát sinh;<br />
- Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt;<br />
- Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số;<br />
<br />
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng<br />
từ.<br />
. * Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán<br />
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:<br />
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;<br />
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình<br />
Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ (nếu có);<br />
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;<br />
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.<br />
Tuỳ theo từng loại chứng từ mà có trình tự luân chuyển phù hợp, theo<br />
nguyên tắc tổ chức luân chuyển chứng từ phải đạt được nhanh chóng, kịp thời<br />
không gây trở ngại cho công tác kế toán<br />
* Qui định về bảo quản, lưu trữ chứng từ:<br />
Trong và sau quá trình hạch toán chứng từ luôn được bảo quản cẩn thận.<br />
Nếu<br />
2.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán<br />
Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế<br />
riêng biệt. Toàn bộ các tài khoản kế toán sử dụng hình thành hệ thống tài khoản kế<br />
toán.<br />
Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp gồm các tài khoản trong<br />
Bảng Cân đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.<br />
Các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ<br />
kinh tế, tài chính phát sinh theo các đối tượng kế toán gồm tài sản, nguồn hình thành<br />
tài sản và quá trình sử dụng tài sản tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Nguyên tắc ghi<br />
sổ các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản được thực hiện theo phương pháp<br />
“ghi kép" nghĩa là khi ghi vào bên Nợ của một tài khoản thì đồng thời phải ghi vào<br />
bên Có của một hoặc nhiều tài khoản khác hoặc ngược lại. Hệ thống tài khoản kế<br />
toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp gồm 7 loại, từ Loại 1 đến Loại<br />
6 là các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và Loại 0 là các tài khoản ngoài<br />
Bảng Cân đối tài khoản.<br />
<br />