i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, bắt đầu từ sự sụp đổ<br />
của hệ thống ngân hàng tài chính lớn của Mỹ.Việt Nam cũng không nằm ngoài<br />
sự khủng hoảng này, nhiều ngân hàng nhỏ đứng trước nguy cơ phá sản khi<br />
không đảm bảo được tính thanh khoản của mình.<br />
Trước bối cảnh như vậy, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cũng đã<br />
đặt ra cho mình bài toán kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng khi thị<br />
trường diễn biến ngày một phức tạp. Bên cạnh đó việc mở rộng mạng lưới một<br />
cách mạnh mẽ từ năm 2007 càng đặt ra cho Ban lãnh đạo ngân hàng vấn đề làm<br />
thế nào để kiểm soát hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động tín<br />
dụng nói riêng một cách chặt chẽ nhất đồng thời đảm bảo được hiệu quả hoạt<br />
động của hệ thống.<br />
Hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam hơn<br />
lúc nào hết cần phải được xem xét, đánh giá lại, hoàn thiện nó để có thể phát huy<br />
được hết những chức năng của mình đặc biệt trong việc kiểm soát rủi ro tín<br />
dụng. Với lý do này, tác giả đã chọn đề tài : “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát<br />
nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương<br />
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam”. Nội dung luân văn bao gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ với kiểm soát rủi ro<br />
tín dụng tại các ngân hàng thương mại.<br />
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với kiểm soát rủi ro tín<br />
dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội<br />
bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ<br />
phần Kỹ thương Việt Nam.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI<br />
VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC<br />
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1 Kiểm soát trong quản lý<br />
1.1.1 Khái niệm và vai trò của kiểm soát<br />
Kiểm soát là quá trình đo lường, đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm<br />
soát nhằm bảo đảm mục tiêu, kế hoạch của tổ chức đuợc thực hiện có hiệu quả.<br />
Tác dụng của kiểm soát là giúp cho nhà quản lý đạt được mục tiêu đã đặt ra cho<br />
doanh nghiệp. Một hệ thống kiểm soát có các thước đo cho phép nhà quản lý<br />
đánh giá tính hiệu quả của tổ chức trong việc sản xuất sản phẩm và cung cấp<br />
dịch vụ.<br />
1.1.2 Phân loại kiểm soát<br />
Dựa vào mục đích cụ thể, có thể phân loại kiểm soát trên cơ sở các tiêu thức<br />
sau để phục vụ công tác quản lý: theo phạm vi, kiểm soát chia thành kiểm soát<br />
nội bộ và kiểm soát bên ngoài; theo mức độ ảnh hưởng, kiểm soát được phân<br />
thành kiểm soát trực tiếp và kiểm soát tổng quát; theo nội dung kiểm soát, kiểm<br />
soát được chia thành kiểm soát tổ chức và kiểm soát kế toán; theo thời điểm hoạt<br />
động kiểm soát và thời điểm hoạt động của đối tượng kiểm soát, kiểm soát được<br />
phân thành kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau; theo đối tượng, có<br />
hai loại quan trọng là kiểm soát đầu ra và kiểm soát hành vi<br />
1.2 Tổng quan về ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng trong hoạt<br />
động tín dụng của ngân hàng thương mại<br />
1.2.1 Khái niệm và các nghiệp vụ cơ bản của NHTM<br />
NHTM là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa<br />
dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều<br />
chức năng tài chính nhắt so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền<br />
kinh tế.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Nghiệp vụ cho vay (tín dụng) là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM<br />
để tạo ra lợi nhuận, đó là việc ngân hàng cung cấp cho khách hàng một khoản<br />
tiền, khách hàng có trách nhiệm phải trả lãi và hoàn trả gốc theo đúng thời hạn<br />
đã thoả thuận trong hợp đồng.<br />
1.2.2 Rủi ro tín dụng<br />
Rủi ro tín dụng có thể hiểu là khoản lỗ tiềm tàng được tạo ra khi ngân hàng<br />
cấp tín dụng. Đó là những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng phải gánh chịu do<br />
người vay vốn hay người sử dụng vốn không trả đúng hạn, không thực hiện đúng<br />
nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng đã được ký kết vì bất kể lý do gì.<br />
Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng bao gồm các nguyên nhân khách<br />
quan, nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ phía ngân hàng, và<br />
nguyên nhân từ phía bảo đảm tín dụng<br />
1.2.3 Quy trình tín dụng trong ngân hàng thương mại<br />
Quy trình tín dụng là quá trình xử lý các công việc của ngân hàng trong<br />
hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay<br />
vốn cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và tất toán hợp đồng tín<br />
dụng.<br />
Quy trình tín dụng cơ bản được thiết kế dựa trên các bước: Lập hồ sơ vay<br />
vốn, phân tích tín dụng, ra quyết định tín dụng, giải ngân, theo dõi thu nợ và<br />
giám sát tín dụng và tất toán hợp đồng<br />
1.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ với kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân<br />
hàng thương mại<br />
1.3.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (The International Federation of<br />
Accountants - IFAC) thì hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và<br />
thủ tục được thiết lập nhằm đặt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị;<br />
bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý<br />
và bảo đảm hiệu quả của hoạt động.<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.3.2 Mục tiêu hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại<br />
Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng được thiết lập nhằm mục tiêu chủ<br />
yếu : bảo vệ tài sản và độ tin cậy của thông tin , bảo đảm việc tuân thủ luật pháp<br />
và các quy định, bảo đảm hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý.<br />
1.3.3 Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng<br />
cường kiểm soát rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại<br />
1.3.3.1 Môi trường kiểm soát<br />
Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài ngân<br />
hàng tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình<br />
kiểm soát nội bộ. Các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm: đặc thù về<br />
quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch và các yếu tố bên<br />
ngoài<br />
1.3.3.2 Thủ tục kiểm soát<br />
Các thủ tục kiểm soát chi tiết có thể khác nhau giữa các ngân hàng, tuy<br />
nhiên phải đảm bảo dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công, phân<br />
nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn.<br />
Các hoạt động kiểm soát trong quy trình tín dụng của ngân hàng<br />
Kiểm soát trước khi cho vay: kiểm tra các điều kiện vay vốn có được thoả<br />
mãn đối với từng đối tượng của mỗi sản phẩm vay, kiểm tra tính pháp lý của hồ<br />
sơ vay vốn cũng như các nội dung khác đảm bảo phù hợp với quy định của ngân<br />
hàng.<br />
Kiểm tra trong quá trình giải ngân: kiểm tra các điều kiện trước giải<br />
ngân theo phê duyệt cũng như toàn bộ các chứng từ hồ sơ kèm theo trong bộ<br />
chứng từ phát vay.<br />
Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có<br />
đúng theo thoả thuận, kiểm tra thường xuyên tài sản đảm bảo của khách hàng<br />
đáp ứng yêu cầu của ngân hàng và thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay.<br />
<br />
v<br />
<br />
1.3.3.3 Hệ thống kế toán<br />
Đối với hệ thống thông tin của bất kỳ doanh nghiệp nào, phần quan trọng<br />
nhất chính là hệ thống kế toán bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ<br />
kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán.<br />
Hệ thống kế toán tốt sẽ cung cấp cho nhà quản lý các báo cáo tài chính trung<br />
thực, hợp lý phục vụ công tác ra quyết định cho các nhà lãnh đạo một cách hữu<br />
hiệu.<br />
1.3.3.4 Kiểm toán nội bộ<br />
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), KTNB là “một hoạt động đánh giá<br />
được lập ra trong một doanh nghiệp như là một loại dịch vụ cho doanh nghiệp<br />
đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát thích hợp và hiệu quả của hệ<br />
thống kế toán và kiểm soát nội bộ”<br />
Là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống KSNB, KTNB giám sát<br />
và đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của ngân hàng, bao gồm cả tính<br />
hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục KSNB.<br />
1.4 Kinh nghiệm thế giới về hệ thống kiểm soát nội bộ với kiểm soát rủi<br />
ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.<br />
Tại Hồng Kông, xếp loại rủi ro cho KH và trích lập dự phòng tương ứng<br />
với từng loại rủi ro, giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanh<br />
nghiệp. Tại Hàn Quốc, giới hạn cho vay KH đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của<br />
Ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm KH ở mức 25% vốn tự có của ngân<br />
hàng. Tại Thái Lan, giám sát hệ số đủ vốn dự báo, kiểm tra trong quá trình phát<br />
vay, có hệ thống báo cáo định kỳ về tình trạng các khoản vay.<br />
Trên đây là những nghiên cứu tổng quát về hệ thống KSNB trong NHTM<br />
với kiểm soát rủi ro tín dụng. Trên cơ sở những lý luận này, chương 2 được xây<br />
dựng theo hướng đi sâu tìm hiểu hoạt động của hệ thống KSNB với kiểm soát rủi<br />
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.<br />
<br />