i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Kinh doanh ngân hàng là một hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro do những<br />
nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Trên thực tế không một ngân hàng nào<br />
tránh được rủi ro trong quá trình kinh doanh, những nguyên nhân khách quan như:<br />
khách hàng vay tiền bị phá sản, bão lụt, động đất, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, tài<br />
chính trên thế giới, trong nước, những nguyên nhân chủ quan thường do nội bộ Ngân<br />
hàng gây ra như: không nắm đủ thông tin về thực trạng người vay tiền, trình độ hoặc<br />
đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên yếu kém, cho vay không có tài sản bảo<br />
đảm, giải ngân không đúng mục đích....Vì vậy, bất kỳ ngân hàng nào cũng cần xây<br />
dựng cho mình một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh nhằm giảm thiểu tối đa các<br />
rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung và kiểm soát rủi ro tín dụng nói riêng, từ<br />
đó nâng cao chất lượng tín dụng. Đảm bảo an toàn tín dụng là một trong những mục<br />
tiêu hàng đầu của các NHTM, do đó các quy định về kiểm soát rủi ro tín dụng tại các<br />
NHTM cần cụ thể và chặt chẽ đối với từng loại khách hàng. Lĩnh vực cho vay xây<br />
dựng và sửa chữa nhà ở có những rủi ro tín dụng riêng, cần có những quy định về kiểm<br />
soát rủi ro tín dụng phù hợp.<br />
Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề trên, đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm<br />
soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng xây dựng và sửa chữa nhà<br />
ở tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long” đã được lựa chọn để<br />
nghiên cứu làm Luận văn thạc sỹ kinh tế.<br />
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là mô tả, phân tích thực tiễn hệ thống KSNB<br />
với rủi ro tín dụng xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng<br />
bằng Sông Cửu Long từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội<br />
bộ nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng xây dựng, sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng<br />
Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống kiểm soát nội bộ trong quan hệ với việc tăng<br />
cường công tác kiểm soát rủi ro tín dụng xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng<br />
Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.<br />
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm ba chương:<br />
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát rủi ro<br />
tín dụng xây dựng và sửa chữa nhà ở tại các Ngân hàng thương mại.<br />
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát<br />
rủi ro tín dụng xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng<br />
Sông Cửu Long.<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với<br />
việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng<br />
Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long<br />
Trong chương 1, Tác giả trình bày khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong<br />
các NHTM gồm đặc điểm, mục tiêu và các yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống kiểm soát<br />
nội bộ trong các NHTM. Đồng thời tác giả trình bày sơ lược các hoạt động, các loại rủi<br />
ro gắn liền với các hoạt động kinh doanh Ngân hàng và đi sâu phân tích rủi ro tín dụng,<br />
nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Đặc biệt, Tác giả đi sâu phân tích đặc điểm của<br />
các khoản tín dụng xây dựng và sửa chữa nhà ở, từ đó phân tích hệ thống kiểm soát nội<br />
bộ trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng xây dựng và sửa chữa nhà ở của các Ngân hàng<br />
thương mại, thể hiện qua các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ: Thứ nhất, môi<br />
trường kiểm soát (Đây là nền móng cho các yếu tố còn lại của hệ thống kiểm soát nội<br />
bộ bao gồm: cơ cấu tổ chức, chính sách nhân viên, công tác kế hoạch, Uỷ ban kiểm<br />
soát). Thứ hai, Hệ thống kế toán dùng để ghi nhận, tính toán, phân loại và kết chuyển<br />
vào sổ tổng hợp và lập báo cáo. Thứ ba, Thủ tục kiểm soát, đó là những cách thức giải<br />
pháp cụ thể trong quan hệ với trình tự xác định, nó đảm bảo các hành động cần thiết để<br />
quản lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu của Ngân hàng.<br />
Thủ tục kiểm soát trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng phải được thiết lập<br />
<br />
iii<br />
<br />
dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng; nguyên tắc<br />
bất kiêm nhiệm; nguyên tắc uỷ quyền, phê chuẩn. Thứ tư, Kiểm toán nội bộ là một hoạt<br />
động độc lập và khách quan được thành lập bên trong ngân hàng nhằm mang lại cho tổ<br />
chức sự đảm bảo về khả năng kiểm soát các hoạt động của ngân hàng, tư vấn cho ngân<br />
hàng các giải pháp chấn chỉnh hoạt động của mình, góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho<br />
ngân hàng. Là một nhân tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ, bộ phận KTNB cung<br />
cấp một sự quan sát đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, gồm<br />
cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát<br />
nội bộ. KTNB thực hiện nhiệm vụ đánh giá tính hiệu lực, đầy đủ và tính hiệu quả của<br />
hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Ngoài ra, Tác giả cũng trình bày khái quát<br />
quy trình tín dụng với việc kiểm tra, kiểm soát vốn vay được tiến hành theo ba bước:<br />
Thẩm định trước khi cho vay; kiểm tra, giám sát trong khi cho vay; kiểm tra, giám sát,<br />
tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.<br />
Trong Chương 2, Tác giả trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển<br />
của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, tác giả tập trung phân tích<br />
thực trạng hệ thống kiểm soát nôi bộ trong mối quan hệ với kiểm soát rủi ro tín dụng<br />
xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng MHB. Xuất phát từ đặc điểm và những<br />
nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng xây dựng xây dựng sửa chữa nhà ở tại MHB, Tác<br />
giả tìm hiểu môi trường kiểm soát, chính sách tín dụng, các thủ tục kiểm soát, bộ phận<br />
kiểm toán nội bộ và hệ thống kế toán trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng, qua đó chỉ ra<br />
những mặt đã đạt được và những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ với việc kiểm<br />
soát rủi ro tín dụng xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng MHB. Cụ thể là:<br />
Những mặt đạt được của hệ thống kiểm soát nội bộ với việc kiểm soát rủi ro tín<br />
dụng xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng MHB gồm:<br />
Thứ nhất, Về cơ cấu tổ chức: Với mục tiêu hướng tới một ngân hàng hiện đại,<br />
mô hình tổ chức hoạt động của chi nhánh đã từng bước được thay đổi căn bản về cơ<br />
cấu tổ chức nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và cải tiến dịch vụ khách hàng. Việc<br />
<br />
iv<br />
<br />
tạo lập cơ cấu tổ chức mới như thành lập ủy ban quản lý rủi ro, Hội đồng tín dụng, tại<br />
các chi nhánh bộ phận tín dụng được tách bách thành 3 phòng: Phòng kinh doanh,<br />
phòng quản lý rủi ro, phòng hỗ trợ kinh đã tạo ra sự tách bạch rõ ràng chức năng nhiệm<br />
vụ của từng bộ phận trong hoạt động tín dụng giúp cho chi nhánh nâng cao chất lượng<br />
hiệu quả hoạt động, tăng khả năng kiểm soát và hạn chế rủi ro.<br />
Thứ hai, Về chính sách tín dụng: MHB đã sớm ban hành sổ tay tín dụng từ năm<br />
2004 trong quyết định số 88/QĐ-NHN-HĐQT ngày 16/08/2004, trong đó quy định về<br />
chính sách tín dụng với định hướng tín dụng là đầu tư vào các sản phẩm tín dụng phục<br />
vụ nhà ở cho dân cư, hướng dẫn cụ thể quy trình cho vay ….các quy định về thẩm<br />
quyền phê duyệt đã phần nào đảm bảo đưa hoạt động của MHB phát triển theo đúng<br />
định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và kiểm soát được rủi ro cũng như<br />
tiến dần đến thông lệ quốc tế<br />
Thứ ba, về Thủ tục kiểm soát trong hoạt động tín dụng được MHB quy định khá<br />
chặt chẽ, việc kiểm soát rủi ro đối với hoạt động tín dụng do hai bộ phận đảm nhận:<br />
Các kiểm soát viên nội bộ thực hiện kiểm tra kiểm soát ngay trong quá trình cho vay<br />
(do cán bộ tín dụng và các kiểm soát thực hiện) và kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ sau khi<br />
cho vay, thu hồi công nợ (do cán bộ kiểm tra nội bộ thực hiện). Cơ chế phân cấp ủy<br />
quyền phán quyết tín dụng được thiết kế khá chi tiết về đối tượng và mức được ủy<br />
quyền, đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể trong triển khai tổ chức thực hiện hoạt động tín<br />
dụng.<br />
Những hạn chế còn tồn tại của hệ thống kiểm soát với việc tăng cường kiểm<br />
soát rủi ro tín dụng xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng MHB gồm:<br />
Thứ nhất, Về môi trường kiểm soát cũng có những hạn chế ảnh hưởng đến hoạt<br />
động kinh doanh và quản lý của MHB:<br />
Một là, việc phân quyền thành nhiều bộ phận trong hoạt động tín tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho môi trường kiểm soát rủi ro tín dụng thể hiện ở việc kiểm soát hoạt động<br />
tín dụng rất chặt chẽ bao gồm cả kiểm tra - kiểm soát trong từng khâu của quy trình tín<br />
<br />
v<br />
<br />
dụng và cả KTNB kiểm tra từng chốt kiểm soát. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với hoạt động<br />
tín dụng đã được hạn chế đáng kể nhưng nó cũng tạo ra mặt trái làm cho hoạt động<br />
kinh doanh tín dụng kém linh động, kém cạnh tranh, ít nhiều cũng mất đi một số cơ hội<br />
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.<br />
Hai là, Cơ cấu tổ chức quản lý của MHB hiện nay chưa bảo đảm cung cấp kịp<br />
thời thông tin cho ban lãnh đạo MHB nên dẫn đến ban lãnh đạo đưa ra quyết định chưa<br />
được xác thực và mang tính “cứng nhắc”. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý<br />
tại các Chi nhánh chưa bảo đảm được yếu tố kiểm soát rủi ro đặc biệt là kiểm soát rủi<br />
ro tín dụng, chưa phân theo nhóm khách hàng.<br />
Ba là, Chính sách nhân sự, MHB đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có ý thức<br />
phục vụ khách hàng, là người tư vấn tin cậy cho khách hàng. Tuy nhiên, MHB chưa<br />
xây dựng được đội ngũ nhân viên mang tính chuyên nghiệp cao.<br />
Thứ hai, về chính sách tín dụng: chính sách tín dụng áp dụng tại các chi nhánh,<br />
cụ thể tại chi nhánh Nghệ An mang tính cứng nhắc dựa trên cơ sở chấm điểm và phân<br />
loại khách hàng, chi nhánh áp dụng các chính sách tín dụng phù hợp theo quy định.<br />
Mọi hoạt động của MHB đều được thực hiện theo quy trình, tuy nhiên tại các chi<br />
nhánh nhiều lúc quy trình chỉ thực hiện theo hình thức làm tốn thời gian, công sức<br />
nhưng không mang lại hiệu quả thực sự.<br />
Thứ ba, về thủ tục kiểm soát, việc kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay vẫn<br />
còn sơ sài, qua loa và mang tính hình thức nên vẫn còn sai phạm trong quá trình cho<br />
vay, việc tuân thủ kỷ luật trong việc chấp hành cơ chế nghiệp vụ của cán bộ tham gia<br />
trong quy trình nghiệp vụ chưa nghiêm như thiếu hồ sơ về thủ tục vay vốn, chưa kiểm<br />
tra sử dụng vốn kịp thời, tài sản bảo đảm chưa bảo đảm tính pháp lý, gia hạn thiếu căn<br />
cứ....<br />
Thứ tư, Ban KTNB chỉ tập trung kiểm toán các nghiệp vụ chủ yếu: Nghiệp vụ<br />
tín dụng, nghiệp vụ kế toán - ngân quỹ. Ban KTNB chưa có các bộ phận kiểm toán<br />
chuyên ngành: Bộ phận Kiểm toán tín dụng, Bộ phận Kiểm toán kinh doanh ngoại hối,<br />
<br />