i<br />
<br />
CHƯƠNG 1- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN<br />
VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG QUẢN LÝ<br />
TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP<br />
1.1. Hệ thống kiếm soát nội bộ trong hệ thống quản lý<br />
Kiểm soát là quá trình đo lường, đánh giá và tác động lên đối tượng<br />
kiếm soát nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức được thực hiện một<br />
cách có hiệu quả. Kiểm soát có tác dụng giúp nhà quản lý đạt được mục tiêu.<br />
Quản lý là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị<br />
quản lý nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức. Kiểm soát quản lý là quá trình<br />
trong đó chủ thể kiểm soát (các nhà quản lý) tác động lên các thành viên của<br />
đơn vị hay tổ chức để thực hiện các kế hoạch, mục tiêu của tổ chức đó.<br />
Hệ thống kiểm soát quản lý là một hệ thống thu thập và sử dụng thông<br />
tin thu thập để đánh giá hoạt động của những nguồn lực khác nhau trong tổ<br />
chức như nguồn nhân lực, nguồn tài lực và toàn bộ tổ chức nhằm xem xét về<br />
chiến lược của tổ chức.<br />
Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ: Theo định nghĩa của Liên<br />
đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC):<br />
“HTKSNB là một hệ thống các chính sách và thủ tục kiểm soát nhằm:<br />
+ Bảo vệ tài sản của đơn vị, tránh mất mát, thất thoát, hư hỏng.<br />
+ Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin kế toán, tránh những sai sót gian<br />
lận trong việc ghi chép, tổng hợp trên các tài liệu kế toán.<br />
+ Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý, bảo đảm sự tuân thủ đúng<br />
mức các quy định và chế độ pháp lý liên quan đế hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh của doanh nghiệp, tránh những vi phạm dẫn đến những quan hệ không<br />
lành mạnh trong hoạt động tài chính.<br />
<br />
ii<br />
<br />
+ Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý. Tránh những<br />
lãng phí về các nguồn lực tài chính và phát huy tối đa năng lực của đội ngũ<br />
Các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Môi trường kiểm soát (Control Enviroment) bao gồm toàn bộ các yếu<br />
tố có tính chất môi trường tác động đến việc thiết kế chính sách, thủ tục kiểm<br />
soát tác động đến sự hoạt động cũng như tính hữu hiệu của các chính sách đó<br />
trong đơn vị. Các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm:<br />
Đặc thù về quản lý: Hiệu quả của HTKSNB luôn phụ thuộc vào các<br />
quan điểm và cách thức điều hành và năng lực của người quản lý<br />
Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của một đơn vị thực chất là sự phân chia<br />
nhiệm vụ, quyền hạn giữa các thành viên trong đơn vị. Cơ cấu tổ chức được<br />
xây dựng hợp lý trong đơn vị sẽ góp phần tạo ra môi trường kiểm soát tốt.<br />
Chính sách nhân sự:Chính sách nhân sự bao gồm toàn bộ các chính sách<br />
chế độ của đơn vị đối với việc tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, khen thưởng và<br />
kỷ luật các nhân viên.<br />
Công tác kế hoạch: Trong đơn vị, hệ thống kế hoạch thường bao gồm kế<br />
hoạch công tác (gồm các mục tiêu hoạt động, các nhiệm vụ cần đạt được) và kế<br />
hoạch tài chính) bao gồm dự toán thu – chi ngân sách, kế hoạch mua sắm, sửa<br />
chữa tài sản cố định…) Kế hoạch được coi là mục tiêu hoạt động của đơn vị<br />
trong năm kế hoạch, giúp cho đơn vị hoạt động đúng định hướng và có hiệu quả.<br />
Uỷ ban kiểm soát: Uỷ ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ<br />
máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản<br />
lý và là những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát, có nhiệm vụ giám<br />
sát mọi hoạt động của đơn vị từ sự chấp hành pháp luật của Nhà nước đến các<br />
công việc cụ thể của kiểm soát nội bộ trong đơn vị.<br />
Môi trường bên ngoài: Bao gồm các nhân tố không phụ thuộc vào sự kiểm<br />
soát của nhà quản lý nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, phong cách điều<br />
<br />
iii<br />
<br />
hành của Nhà quản lý cũng như sự thiết kế và vận hành các quy chế và thủ tục<br />
kiểm soát nội bộ như môi trường pháp lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng<br />
Hệ thống kế toán: Hệ thống kế toán của một đơn vị bao gồm hệ thống<br />
chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo<br />
cáo kế toán. Thông qua việc quan sát, đối chiếu, tính toán và ghi chép các nghiệp<br />
vụ kinh tế phát sinh, hệ thống kế toán không những cung cấp thông tin cho việc<br />
quản lý mà còn có tác dụng kiểm soát nhiều mặt hoạt động của đơn vị. Chính vì<br />
vậy hệ thống kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của HTKSNB.<br />
Thủ tục kiểm soát là cách thức, các thao tác trong quy trình quản lý.<br />
Các thủ tục kiểm soát do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và thực hiện nhằm đạt<br />
được mục tiêu quản lý. Các thủ tục kiểm soát phải được thiết lập dựa trên các<br />
nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc uỷ<br />
quyền và phê chuẩn.<br />
Kiểm toán nội bộ: Kiểm toán nội bộ là bộ phận độc lập được thiết lập trong<br />
đơn vị tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu<br />
quản trị nội bộ đơn vị.<br />
1.2. Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập với kiểm soát nội bộ<br />
Nội dung chủ yếu của quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập:<br />
Quản lý các nguồn thu ngân sách: Quản lý các nguồn thu đòi hỏi các<br />
đơn vị phải thu đúng, thu đủ theo đúng quy định của nhà nước, không lạm thu,<br />
không bỏ sót các nguồn thu. Cần thường xuyên rà soát danh mục các khoản thu<br />
phí, lệ phí, xây dựng mức thu phù hợp với khả năng đóng góp của người dân,<br />
chính sách kinh tế xã hội của nhà nước trong từng giai đoạn để trình cơ quan có<br />
thẩm quyền phê duyệt, ban hành.<br />
Quản lý các khoản chi: Công tác quản lý chi tại các đơn vị sự nghiệp<br />
yêu cầu phải nắm rõ quy định của nhà nước, phát hiện kịp thời những trường<br />
<br />
iv<br />
<br />
hợp chi vượt định mức, chi không đúng nội dung được phép chi, nâng cao<br />
hiệu quả các khoản chi.<br />
Quản lý tài sản: Quản lý tài sản để phòng tránh những mất mát, sử dụng<br />
sai mục đích… Quản lý tài sản cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp, phân công<br />
nhiệm vụ giữa các bộ phận để luôn có sự so sánh đối chiếu…<br />
Quản lý và sử dụng các quỹ: Các quỹ trong đơn vị sự nghiệp công lập<br />
bao gồm: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ dự phòng ổn định thu<br />
nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Việc quản lý các quỹ này phải đảm bảo<br />
sao cho các quỹ được trích lập đúng theo chế độ quy định, sử dụng đúng mục<br />
đích và có hiệu quả.<br />
Đặc điểm hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính tại đơn vị sự<br />
nghiệp công lập<br />
Môi trường kiểm soát: Đã được Lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp quan<br />
tâm xây dựng và hoàn thiện từ việc xây dựng cơ cấu tổ chức đến các chính<br />
sách nhân sự như tuyển dụng, khen thưởng, đề bạt, xây dựng các văn bản về<br />
quản lý tài chính…<br />
Hệ thống kế toán: Các đơn vị áp dụng hệ thống kế toán ban hành theo<br />
quyết định số 19/2006//QĐ – BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính. Hệ<br />
thống kế toán này quy định cụ thể về hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài<br />
khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo kế toán.<br />
Thủ tục kiểm soát: Thủ tục kiểm soát tại các đơn vị đã được chú trọng<br />
xây dựng như: Kiểm soát việc tuân thủ pháp luật, kiểm soát việc xây dựng kế<br />
hoạch, lập dự toán, kiểm soát việc quản lý sử dụng tài sản,<br />
Các đơn vị nhìn chung đều có sự phân công rõ ràng trong cơ cấu tổ<br />
chức, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc<br />
bất kiêm nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn… đảm bảo cho các thủ<br />
tục kiểm soát được thực hiện nghiêm túc.<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ<br />
VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG<br />
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br />
<br />
2.1. Sự hình thành và phát triển của Cục Quản lý chất lượng Công<br />
nghệ thông tin và truyền thông với hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Giai đoạn 1999 -2002: Đây là giai đoạn đơn vị mới được thành lập, số<br />
lượng cán bộ còn rất ít (7 người) nên HTKSNB mặc dù vẫn tồn tại nhưng vẫn<br />
chưa được Lãnh đạo đơn vị chú trọng. Từ cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự,<br />
công tác kế hoạch đến hệ thống kế toán đều không có điều kiện để xây dựng<br />
một cách hiệu quả. Bộ phận kế toán chỉ có một người phụ trách, trực thuộc<br />
Phòng Hành chính - Tổng hợp của Trung tâm.<br />
Giai đoạn 2003 – 2006: HTKSNB đã được Lãnh đạo Cục lưu tâm, thể hiện<br />
ở việc cơ cấu tổ chức của Cục được sắp xếp lại một cách khoa học hơn như thành<br />
lập Phòng Kế hoạch – Tài chính, bố trí kế toán ở các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên<br />
các quy chế nội bộ của Cục vẫn chưa được xây dựng nên các hoạt động tài chính<br />
vẫn chủ yếu dựa vào các quy định, định mức chung của Nhà nước.<br />
Giai đoạn 2007 đến nay: HTKSNB đã được quan tâm nhiều hơn trong đó<br />
phải kế đến việc tổ chức bộ máy kế toán, xây dựng các quy chế nội bộ để phục<br />
vụ cho công tác quản lý chung. HTKSNB đã bước đầu phát huy vai trò của nó<br />
trong công tác quản lý nói chung cũng như trong quản lý tài chính nói riêng<br />
Chức năng, nhiệm vụ với kiểm soát nội bộ: Cục được giao quản lý ngành có<br />
tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh, nguồn thu lớn, được trang bị hệ thống<br />
thiết bị, máy móc chuyên dụng với số lượng lớn, tần suất sử dụng nhiều để đáp<br />
ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của quản lý, được chủ động tạo lập các nguồn thu,<br />
nên cần một HTKSNB đủ mạnh để kiểm tra, kiểm soát.<br />
<br />