intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố Hà nội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày một số vấn đề cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố Hà nội

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT<br /> VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br /> SẢN XUẤT<br /> Trong chương này, luận văn trình bày một số vấn đề cơ bản về kế toán chi phí<br /> sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, bao gồm:<br /> 1.1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN<br /> PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT<br /> 1.1.1 - Chi phí sản xuất<br /> - Khái niệm: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động<br /> sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác dùng cho quá trình sản xuất sản<br /> phẩm mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh.<br /> - Phân loại chi phí sản xuất<br /> + Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí hay còn được<br /> gọi là phân loại theo yếu tố bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi<br /> phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.<br /> + Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản xuất hay theo<br /> mục đích, công dụng kinh tế của chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi<br /> phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.<br /> + Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm,<br /> công việc hoàn thành: gồm có biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp:<br /> + Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán<br /> chi phí gồm có chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.<br /> 1.1.2 - Giá thành sản phẩm.<br /> <br /> ii<br /> <br /> - Khái niệm: Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao<br /> động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một<br /> khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.<br /> - Phân loại giá thành sản phẩm<br /> - Căn cứ vào nguồn cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, gồm có ba loại: giá thành<br /> sản phẩm kế hoạch, giá thành sản phẩm định mức và giá thành sản phẩm thực tế.<br /> - Căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành hay phạm vi phát sinh chi phí, gồm có hai<br /> loại: Giá thành sản xuất sản phẩm; Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ.<br /> 1.1.3 - Mối quan hệ và sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm<br /> a<br /> Giá thành<br /> sản xuất<br /> <br /> =<br /> <br /> CPSX dở<br /> dang đầu kỳ<br /> <br /> +<br /> <br /> CPSX phát<br /> sinh trong kỳ<br /> <br /> -<br /> <br /> CPSX dở<br /> dang cuối kỳ<br /> <br /> (1.1)<br /> <br /> 1.1.4 - Các nguyên tắc cơ bản và yêu cầu của kế toán chi phí sản xuất, giá thành<br /> sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.<br /> - Liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cần quán triệt<br /> những nguyên tắc kế toán cơ bản như: Nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc nhất quán và<br /> nguyên tắc thận trọng.<br /> - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần đáp ứng được đầy đủ các yêu<br /> cầu kế toán, đó là: Trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh.<br /> Các yêu cầu này cần được thực hiện đồng thời trong công tác kế toán, ví dụ: Yêu cầu<br /> trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ<br /> hiểu và có thể so sánh được.<br /> 1.2 - KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM<br /> DƯỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH<br /> 1.2.1 - Đối tượng và phương pháp tập hợp của kế toán chi phí sản xuất<br /> - Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất<br /> theo các phạm vi và giới hạn đó. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí<br /> <br /> iii<br /> <br /> sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công<br /> nghệ,...) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng,...)<br /> - Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất cần căn cứ vào: tính chất sản xuất và<br /> đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; địa điểm phát sinh chi phí sản xuất<br /> và công dụng của chi phí trong sản xuất; loại hình sản xuất; đặc điểm tổ chức sản<br /> xuất,...<br /> - Phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp.<br /> 1.2.2 - Phương pháp kế toán chi phí sản xuất<br /> - Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Xem sơ đồ số 1.1)<br /> - Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (Xem sơ đồ số 1.2)<br /> - Kế toán chi phí sản xuất chung (Xem sơ đồ số 1.3)<br /> - Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.<br /> Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành<br /> trong kỳ: Phương pháp kê khai thường xuyên; và kiểm kê định kỳ.<br /> + Theo phương pháp kê khai thường xuyên (Xem sơ đồ 1.4)<br /> + Theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Xem sơ đồ 1.5)<br /> 1.2.3 - Đánh giá sản phẩm dở dang<br /> - Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quy trình sản<br /> xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy<br /> trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm hoàn<br /> chỉnh.<br /> - Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất sản phẩm dở<br /> dang cuối kỳ phải chịu.<br /> - Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Theo các cách sau:<br /> + Theo giá trị nguyên vật liệu chính tiêu hao<br /> + Theo sản lượng ước tính tương đương<br /> + Theo 50% chi phí chế biến<br /> <br /> iv<br /> <br /> 1.2.4 - Đối tượng tính giá thành sản phẩm<br /> - Tính giá thành sản phẩm là việc kế toán sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp<br /> được trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất và giá thành<br /> đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành theo đối tượng và khoản<br /> mục giá thành.<br /> - Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã<br /> sản xuất hoàn thành trong kỳ cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.<br /> - Khi xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ<br /> sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp.<br /> - Các phương pháp tính giá thành<br /> + Phương pháp trực tiếp<br /> + Phương pháp cộng chi phí<br /> + Phương pháp hệ số<br /> + Phương pháp tỷ lệ chi phí<br /> + Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ<br /> + Phương pháp liên hợp<br /> 1.3 - KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM<br /> DƯỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ<br /> 1.3.1 - Các phương pháp xác định chi phí<br /> Luận văn trình bày khái quát hai cách xác định chi phí sản xuất<br /> - Phương pháp xác định chi phí sản xuất theo công việc<br /> - Phương pháp xác định chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất.<br /> 1.3.2 - Định mức và dự toán chi phí sản xuất<br /> * Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Định mức chi phí nhân công trực tiếp;<br /> Định mức chi phí sản xuất chung; và Tổng hợp các định mức chi phí sản xuất (bảng số<br /> 1.2)<br /> * Dự toán chi phí sản xuất, bao gồm:<br /> <br /> v<br /> <br /> - Dự toán sản lượng sản xuất (Bảng số 1.3)<br /> - Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Bảng số 1.4)<br /> - Dự toán chi phí nhân công trực tiếp (Bảng số 1.5)<br /> - Dự toán chi phí sản xuất chung (Bảng số 1.6)<br /> * Phân tích thông tin chi phí với việc ra quyết định quản trị doanh nghiệp<br /> - Phân tích sự biến động của tổng giá thành sản phẩm<br /> - Phân tích điểm hòa vốn<br /> 1.4 - KINH NGHIỆM VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ<br /> THÀNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.<br /> Phần này luận văn trình bày khái quát kinh nghiệm của kế toán Mỹ, kế toán Pháp và<br /> bài học cho Việt Nam về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.<br /> <br /> CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ<br /> TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ<br /> BIẾN SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br /> Trong chương này, luận văn trình bày tổng quan về các doanh nghiệp chế biến<br /> sữa trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như thực trạng, ưu điểm và tồn tại của công tác<br /> kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp này.<br /> 2.1 - TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN SỮA TRÊN ĐỊA<br /> BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.<br /> 2.1.1 - Vị trí, vai trò của ngành sữa trong đời sống kinh tế - xã hội và giới thiệu sơ<br /> lược về một số doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố Hà nội.<br /> Sản phẩm sữa nói chung là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao,<br /> thuận tiện và hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Sản phẩm sữa hiện nay là một trong<br /> những mặt hàng luôn được người tiêu dùng quan tâm cả về chất lượng và giá cả.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2