CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4 tuy đã gần 50 năm thành<br />
lập và phát triển nhưng trong giai đoạn hiện nay, đứng trước sự canh tranh gay gắt của<br />
các DN xây dựng lớn và nhỏ, Công ty có thời điểm cũng phải đứng trước sự lựa chọn<br />
sống còn, được hay mất. Do đó, cuộc cải cách giá thành càng trở nên cực kỳ quan trọng,<br />
việc hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính Zsp kịp thời, chính xác luôn là nhiệm<br />
vụ hàng đầu.<br />
1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài<br />
Các tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được Học viên theo dõi<br />
và xem xét cụ thể như sau:<br />
- Luận văn “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành điện với tăng<br />
cường kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh” do Nguyễn Đăng<br />
Dung nghiên cứu năm 2012<br />
- Luận văn “Hoàn thiện KTCPSX & TÍNH ZSP tại Công ty Cổ phần đầu tư và kinh<br />
doanh thép Nhân Luật” do Phạm Trương Phú Nguyên nghiên cứu năm 2013.<br />
- Luận văn “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây<br />
lắp tại Công ty Xây dựng Công trình giao thông 134” do Nguyễn Văn Dũng nghiên cứu<br />
năm 2014<br />
- Ngoài ra Học viên còn tham khảo một số thông tin trên các trang web điện tử ( thư viện<br />
pháp luật.vn, voer.edu.vn, mof.gov.vn…) thông tư hướng dẫn về KTCPSX & Tính ZSP (Thông<br />
tư 161/2007/TT – BTC, Quyết định149/2001/QĐ – BTC…), chuẩn mực kế toán số 01, 02, 03<br />
… để trang bị thêm những kiến thức lý luận liên quan đến đề tài.<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm ba mục tiêu sau:<br />
Thứ nhất: Về lý luận: Cụ thể hóa lý luận về kế toán CPSX và tính Zsp trong các<br />
DN xây lắp;<br />
Thứ hai: Vận dụng lý luận trên vào phản ánh thực trạng kế toán CPSX và tính<br />
Zsp tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4 ;<br />
Thứ ba: Đánh giá chung và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện kế<br />
toán CPSX và tính Zsp tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4 .<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Câu hỏi 1: Kế toán CPSX và tính Zsp tại các DN xây lắp có những đặc điểm gì?<br />
Câu hỏi 2: Công tác kế toán CPSX và tính Zsp tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết<br />
kế Giao thộng Vận tải 4 được tiến hành như thế nào?<br />
<br />
Câu hỏi 3: Những vấn đề còn tồn tại của kế toán CPSX và tính Zsp tại Công ty cổ<br />
phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4 là gì?<br />
Câu hỏi 4: Những giải pháp gì có thể áp dụng để hoàn thiện kế toán CPSX và tính<br />
Zsp với tăng cường quản trị chi phí tại Công ty .<br />
1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kế toán CPSX và tính Zsp tại Công ty cổ<br />
phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4.<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2015 đến tháng 3/2015<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4,<br />
TP Vinh, tỉnh Nghệ An.<br />
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu thứ cấp, thu thập dữ liệu sơ cấp<br />
Phương pháp phân loại dữ liệu: Gồm cả thông tin định tính và thông tin định lượng.<br />
Phương pháp xử lý dữ liệu<br />
Phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích<br />
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
Ý nghĩa khoa học của đề tài là trên cơ sở cụ thể hoá lý luận và phân tích thực tiễn<br />
về tổ chức KTCPSX & Tính ZSP tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải<br />
4 để đề xuất các giải pháp hữu ích không chỉ cho Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao<br />
thông Vận tải 4 mà còn hướng tới việc vận dụng KTCPSX & Tính Zsp vào quản trị chi<br />
phí tại Công ty trong giai đoạn hiện nay.<br />
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu<br />
Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:<br />
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu;<br />
Chương 2: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm<br />
tại doanh nghiệp xây lắp;<br />
Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại<br />
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4;<br />
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, giải pháp hoàn thiện và kết luận<br />
<br />
CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH<br />
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP<br />
2.1. Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với doanh<br />
nghiệp xây lắp<br />
2.1.1. Đặc điểm ngành xây dựng chi phối đến kế toán chi phí sản xuất và tính<br />
giá thành sản phẩm<br />
Thứ nhất, sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ<br />
Thứ hai, sản phẩm XDCB có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn và thời gian thi công<br />
dài.<br />
Thứ ba, thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài<br />
Thứ tư, sản phẩm XDCB được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng cố định theo địa<br />
bàn thi công<br />
Thứ năm, sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều<br />
kiện môi trường, thiên nhiên thời tiết và do đó việc thi công xây lắp thường mang tính chất<br />
thời vụ.<br />
2.1.2. Khái niệm, phân loại và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất<br />
CPSX là tổng số các hao phí lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng<br />
tiền phát sinh trong quá trình SXKD (Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam).<br />
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất của chi phí<br />
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí<br />
dịch vụ mua ngoài, các loại chi phí khác bằng tiền.<br />
Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế (theo khoản mục phí)<br />
- Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC.<br />
Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh<br />
- Chi phí của hoạt động SXKD, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt đông bất<br />
thường<br />
Phân loại theo chức năng của chi phí<br />
- Chi phí tham gia vào quá trình sản xuất, chi phí tham gia vào chức năng bán hàng,<br />
chi phí tham gia vào chức năng quản lý<br />
Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn mà các CPSX cần được tổ chức tập<br />
hợp.<br />
2.1.3. Khái niệm, phân loại và đối tượng tính giá thành sản phẩm<br />
Zsp xây lắp là toàn bộ các chi phí (chi phí về lao động sống và lao động vật hóa)<br />
tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định.<br />
Căn cứ vào thời điểm tính giá thành (áp dụng trong DNXL), gồm:<br />
<br />
Giá trị dự toán: là giá thanh toán cho khối lượng công tác xây lắp hoàn thành<br />
Lợi nhuận định mức : là chỉ tiêu do nhà nước quy định<br />
Giá thành thực tế : là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn<br />
thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được.<br />
Đối tượng tính Z là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do DN sản xuất ra và cần<br />
phải tính được giá thành, giá thành đơn vị.<br />
2.1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, mối quan hệ<br />
giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành<br />
- Về mặt phạm vi: CPSX gắn với một thời kỳ nhất định, còn Zsp gắn với khối<br />
lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.<br />
- Về mặt lượng: CPSX cả phần dở dang cuối kỳ còn Zsp không tính khoản mục<br />
này, thể hiện qua công thức sau:<br />
Tổng Zsp = Tổng CPSX DDĐK + Tổng CPSX PSTK - Tổng CPSX DDCK<br />
2.1.5. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành<br />
sản phẩm<br />
Phương pháp tập hợp CPSX theo sản phẩm hoặc theo đơn đặt hàng, phương pháp<br />
tập hợp CPSX theo nhóm SP, phương pháp tập hợp chi phí theo đơn vị thi công.<br />
Các phương pháp tính giá thành<br />
Phương pháp tính giá thành giản đơn<br />
<br />
Z<br />
<br />
tt<br />
<br />
= CPSXDDĐK + CPSX PSTK - CPSXDDCK<br />
<br />
Phương pháp tỷ lệ<br />
Công thức:<br />
Giá thành<br />
của từng sản<br />
=<br />
phẩm, CT,<br />
HMCT<br />
<br />
Tổng chi phí thực tế phát sinh<br />
của nhóm SP, CT, HMCT<br />
<br />
Tổng giá thành kế hoạch( hoặc Z<br />
dự toán) của nhóm SP, HMCT<br />
<br />
<br />
<br />
Giá thành<br />
kế hoạch<br />
(hoặc Zdt)<br />
của từng<br />
SP, CT<br />
HMCT<br />
<br />
Phương pháp tổng cộng chi phí<br />
Z = DĐK + C 1 + C 2 +... + Cn - DCK<br />
Phương pháp tính giá thành theo định mức<br />
Z tt của sản<br />
Z định mức<br />
Chênh lệch do<br />
Chênh lệch so<br />
=<br />
+/+/phẩm<br />
sản phẩm<br />
thay đổi định mức<br />
với định mức<br />
<br />
2.2. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp<br />
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp<br />
Chứng từ kế toán: Phiếu xuất kho, bảng kê xuất vật tư, hóa đơn bán hàng, hóa<br />
đơn GTGT, phiếu xin tạm ứng vật tư.<br />
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí NVLTT, kế toán sử dụng tài khoản<br />
621- Chi phí NVLTT<br />
Trình tự hạch toán :Trình tự hạch toán chi phí NVLTT (phụ lục 02).<br />
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp<br />
Chứng từ kế toán: Bảng chấm công, bảng thanh toán khối lượng sản phẩm hoàn<br />
thành, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH...<br />
Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí NCTT, kế toán sử dụng tài khoản 622- Chi<br />
phí NCTT.<br />
Trình tự hạch toán:Trình tự hạch toán chi phí NCTT (phụ lục 03).<br />
2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công<br />
Chứng từ kế toán: Nhật trình xe, máy thi công, phiếu xuất kho, bảng xác nhận khối<br />
lượng xe, máy hoàn thành, bảng phân bổ khấu hao MTC.<br />
Tài khoản sử dụng<br />
Để hạch toán chi phí MTC, kế toán sử dụng tài khoản 623- Chi phí sử dụng MTC<br />
Trình tự hạch toán: Trình tự hạch toán chi phí MTC theo các sơ đồ tương ứng với các<br />
trường hợp: Sơ đồ 2.1, sơ đồ 2.2, phụ lục 04.<br />
2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung<br />
Chứng từ kế toán: Phiếu xuất kho , bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, hóa đơn GTGT<br />
, bảng tổng hợp chi phí SXC...<br />
Tài khoản sử dụng<br />
Tài khoản sử dụng 627- Chi phí SXC, TK 627 có 6 tài khoản cấp 2<br />
+TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng<br />
+ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ<br />
+TK6272: Chi phí vật liệu<br />
+ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài<br />
+TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất<br />
+TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác<br />
2.3.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp<br />
Chứng từ kế toán: Bảng phân bổ các khoản chi phí chung, bảng tổng hợp chi phí<br />
sản xuất theo vụ việc.<br />
Tài khoản sử dụng :Tài khoản sử dụng là 154- CPSX KDDD<br />
Trình tự hạch toán: Để tổng hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí, các DN xây lắp<br />
sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Học viên xin trình bày trình tự hạch toán<br />
theo phương pháp kê khai thường xuyên tại (phụ lục 06).<br />
Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang<br />
<br />