intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hoàng Long

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

83
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu sâu hơn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, qua đó có thể phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong công tác này và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và năng lực quản trị doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Hoàng Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hoàng Long

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc tính toán chi phí hợp lý và hạ giá thành<br /> sản phẩm là một yếu tố quan trọng để làm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp. Chính vì<br /> vậy, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một khâu đóng vai trò quan trọng trong<br /> công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất. Hoàn thiện kế toán nói chung và hoàn<br /> thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là yêu cầu, nhiệm vụ<br /> khách quan và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp.<br /> Đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại<br /> Công ty Cổ phần Hoàng Long” được lựa chọn với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về kế<br /> toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, qua đó có thể phát hiện<br /> những vấn đề còn tồn tại trong công tác này và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần<br /> hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và năng lực quản trị doanh<br /> nghiệp tại Công ty Cổ phần Hoàng Long.<br /> Kết cấu luận văn được chia làm 4 chương ngoài phần Phụ lục và Danh mục tài liệu<br /> tham khảo:<br /> Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu;<br /> Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá<br /> thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất;<br /> Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại<br /> Công ty Cổ phần Hoàng Long;<br /> Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, kiến nghị giải pháp và kết luận.<br /> Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu<br /> Vấn đề chi phí và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong công tác<br /> kế toán của doanh nghiệp nên đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Các doanh<br /> nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Cổ phần Hoàng Long nói riêng rất cần những<br /> thông tin mà kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp nhằm góp<br /> phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.<br /> Trong chương 1 trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi<br /> <br /> nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu làm cơ sở để thực hiện trong các chương tiếp<br /> theo của luận văn.<br /> Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br /> phẩm trong luận văn hướng tới những mục đích cụ thể sau:<br /> - Làm rõ bản chất, vai trò cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá<br /> thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng trên hai góc độ kế toán tài chính và kế toán<br /> quản trị.<br /> - Phân tích đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm<br /> tại Công ty Cổ phần Hoàng Long.<br /> -Trên cơ sở lý luận và thực tế khảo sát, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế<br /> toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hoàng Long giúp<br /> các nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời trong môi trường cạnh tranh.<br /> Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br /> phẩm trong doanh nghiệp sản xuất<br /> Kế toán là một công cụ cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản<br /> trong các đơn vị, không chỉ phản ánh sự tiêu hao các yếu tố đầu vào ở dạng vật chất mà<br /> quan trọng hơn còn tính toán sự tiêu hao đó trên phương diện giá trị theo đơn vị tiền tệ<br /> thống nhất. Chính vì thế, hiện nay nói về chi phí sản xuất người ta thường có khái niệm<br /> chi phí như sau: “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ các hao phí lao động<br /> sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt<br /> động sản xuất trong một thời kỳ”. Giá thành sản phẩm là chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ<br /> ra tính cho một khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ và dịch vụ đã hoàn thành.<br /> Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để<br /> phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất nhằm tính được giá thành sản<br /> phẩm, thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp. Kế<br /> toán tài chính phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung, tính chất kinh tế của chi<br /> phí) gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí<br /> dịch vụ mua ngoài, chi phí bằn tiền khác; Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng<br /> <br /> kinh tế (chi nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung);<br /> Với mục tiêu kiểm soát được chi phí và đưa ra các quyết định đúng đắn, kế toán<br /> quản trị phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau: Phân loại chi phí theo mối quan<br /> hệ chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính (chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ);<br /> phân loại chi phí theo khả năng quy nạp của chi phí đối với các đối tượng kế toán (chi phí<br /> trực tiếp, chi phí gián tiếp), phân loại chi phí căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với quy<br /> trình của công nghệ sản phẩm (chi phí cơ bản, chi phí chung); Phân loại chi phí theo mối<br /> quan giữa chi phí với mức độ hoạt động (chi phí biến đổi, chi phhis cố định, chi phí hỗn<br /> hợp); Phân loại chi phí sản xuất theo thẩm quyền ra quyết định (chi phí kiểm soát được<br /> và chi phí không kiểm soát được); Các loại chi phí sản xuất được sử dụng trong lựa chọn<br /> các phương án (chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch, chi phí chìm).<br /> Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: chi phí sản xuất phát sinh trong kì phải được kế toán<br /> tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định.<br /> Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là cách thức tập hợp và phân bổ chi phí cho<br /> từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. Tùy theo từng loại chi phí và<br /> điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp trực tiếp hoặc phương<br /> pháp phân bổ gián tiếp cho thích hợp: Phương pháp tập hợp trực tiếp, phương pháp phân<br /> bổ gián tiếp.<br /> Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán, kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu cầu<br /> xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính<br /> toán khác nhau. Có nhiều cách phân loại giá thành khác nhau: Phân loại giá thành sản<br /> phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành (giá thành kế hoạch, giá thành định<br /> mức, giá thành thực tế); Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi chi phí trong giá thành<br /> (giá thành sản xuất sản phẩm, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ, giá thành sản xuất toàn<br /> bộ, giá thành sản xuất theo biến phí, giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản<br /> xuất, giá thành toàn bộ theo biến phí).<br /> Xác định đối tượng giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm,<br /> công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng tính giá thành<br /> <br /> có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay trên dây chuyền sản xuất tùy theo<br /> mục tiêu bán ra sản phẩm gì của quá trình sản xuất ra sản phẩm.<br /> Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành công việc tính giá thành cho<br /> các đối tượng. Xác định kỳ tính giá thành sản phẩm phải khoa học, hợp lý, đảm bảo cung<br /> cấp số liệu về giá thành thực tế của các sản phẩm, lao vụ một cách kịp thời, phát huy đầy<br /> đủ chức năng Giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm.<br /> Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia<br /> công chế biến, trên các giai đoạn của quy trình công nghệ và đã hoàn thành một vài quy<br /> trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sản phẩm. Các<br /> phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ gồm: Phương pháp xác định giá trị sản<br /> phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính; Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản<br /> lượng hoàn thành tương đương; Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.<br /> Phương pháp tính giá thành là hệ thống phép tính được sử dụng để tính giá thành sản<br /> phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối<br /> tượng tính giá thành. Các doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình<br /> công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành, mối<br /> quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành sản phẩm mà<br /> lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp đối với từng đối tượng tính giá<br /> thành sản phẩm, cụ thể: Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính giá<br /> thành trực tiếp); Phương pháp tính giá thành theo hệ số; Phương pháp tính giá thành theo<br /> tỷ lệ; Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (phương<br /> pháp kết chuyển chi phí tuần tự); Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá<br /> thành bán thành phẩm (còn gọi là phương pháp kết chuyển chi phí song song).<br /> Theo chế độ kế toán hiện nay, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng khoản mục<br /> như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất<br /> chung, sau đó tổng hợp lại toàn bộ chi phí sản xuất phục vụ tính giá thành sản phẩm. Việc<br /> tập hợp chi phí tùy thuộc vào doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê<br /> khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ.<br /> <br /> Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành<br /> thì phụ thuộc vào phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ<br /> dể lựa chọn tài khoản kế toán cho phù hợp.<br /> Kế toán chi phí sản xuất theo kế toán quản trị. Nội dung của kế toán quản trị chi<br /> phí bao gồm các bước : Lập dự toán - Tập hợp chi phí - Xử lý thông tin - Báo cáo phân<br /> tích, ra quyết định chi phí sản xuất sản phẩm ( báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo thực hiện<br /> kế hoạch).<br /> Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm<br /> tại Công ty Cổ phần Hoàng Long<br /> Công ty Cổ phần Hoàng Long được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2006<br /> với vốn điều lệ là 15 tỷ đồng. Công ty đăng ký kinh doanh với nhiều ngành, nghề sản<br /> xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng hiện nay do tình hình kinh tế suy thoái nên để<br /> đảm bảo hiệu quả hoạt động, tránh đầu tư dàn trải Công ty chỉ tập trung vào sản xuất vật<br /> liệu xây dựng là gạch tuynel và vận tải, bốc xếp hàng hóa.<br /> Với công nghệ sản xuất gạch tuynel thì nguyên liệu đầu vào không đa dạng,<br /> nguyên liệu chính được sử dụng là đất sét pha cát và than cám. Đất sét pha cám được<br /> mua từ các nhà cung cấp ở khu vực bãi bồi Tứ Xuyên - Tứ Kỳ, chỉ cách Công ty khoảng<br /> 10km nên khối lượng nguyên liệu luôn đảm bảo được yêu cầu ở bất kỳ thời điểm nào, mà<br /> chi phí vận chuyển lại không nhiều góp phần làm hạ giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu<br /> sau khi nhập kho, bãi khi được yêu cầu xuất vật tư để sản xuất sẽ được chuyển đến phân<br /> xưởng sản xuất. Tại đây, đất sẽ được cho vào thùng chứa vật liệu nhào đều, cho vào máy<br /> đóng gạch để ra được gạch mộc. Gạch mộc sau khi được phơi, sấy khô sẽ được xếp vào<br /> các lò và đốt để ra thành phẩm. Gạch thành phẩm sau khi được bộ phận KCS kiểm tra sẽ<br /> được xếp ra các khu vực riêng của bãi chứa thành phẩm.<br /> Bộ máy kế toán của công ty được thực hiện theo hình thức tập trung. Phòng Tài<br /> chính kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của toàn Công ty. Tổng số cán bộ kế<br /> toán tại Công ty bao gồm: 1 kế toán trưởng, 2 nhân viên kế toán, 1 thủ quỹ và một thủ<br /> kho. Trừ thủ kho chỉ làm việc chuyên trách thì các nhân viên còn lại kể cả Kế toán trưởng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2