i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.<br />
Nguyên vật liệu là yếu tố sản xuất rất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong<br />
tổng tài sản của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp sản xuất bia nói riêng.<br />
Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp đa dạng về chủng loại, khác nhau về đặc điểm,<br />
tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản và được hình thành từ nhiều nguồn khác<br />
nhau. Do vậy, việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị nguyên vật liệu luôn là<br />
công việc khó khăn và phức tạp. Kế toán nguyên vật liệu là một trong những nội<br />
dung trọng yếu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp và vẫn còn nhiều bất cập so<br />
với yêu cầu quản lý trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
Kế toán nguyên vật liệu là một trong những nội dung quan trọng trong hệ<br />
thống kế toán doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho mỗi DN là phải nhận thức được đầy<br />
đủ tầm quan trọng của công tác quản lý và kế toán NVL Trong thời gian vừa qua,<br />
qua việc tìm hiểu thực tế tại đơn vị, tôi thấy kế toán nguyên vật liệu đang còn nhiều<br />
bất cập so với yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công Ty<br />
Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài nói riêng.<br />
Các tồn tại tại Công Ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài gồm: Cách tính giá và<br />
phương pháp hạch toán nguyên vật liệu chưa hợp lý, về một số chứng từ mà doanh<br />
nghiệp sử dụng chưa phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công tác<br />
tổ chức kế toán quản trị về nguyên vật liệu chưa thực sự được coi trong.<br />
Xuất phát từ yêu cầu trên tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu<br />
tại Công Ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn<br />
Thạc sỹ của mình.<br />
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về kế toán NVL<br />
Đối với luận văn thạc sĩ có đề tài “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản<br />
trị NVL trong các công ty xây lắp “ của thạc sĩ Trịnh Phú Bình.. Qua luận văn tác<br />
giả cũng đưa ra những vấn đề lý luận chung về kế toán quản trị NVL trong các<br />
<br />
ii<br />
<br />
doanh nghiệp, thực trạng kế toán quản trị NVL tại các DN xây lắp trên địa bàn tỉnh<br />
Hải Dương. Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác kế toán quản trị NVL tác giả<br />
đã đưa ra một số các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị NVL tại các DN xây lắp<br />
như việc hoàn thiện thông tin thực hiện phục vụ yêu cầu quản trị NVL trong điều<br />
kiện khoán, hoàn thiện phân tích thông tin phục vụ yêu cầu quản lý NVL, ứng dụng<br />
thành tựu của tin học vào kế toán quản trị.<br />
Đối với luận văn thạc sĩ có đề tài “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng<br />
tồn kho tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội” của thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Loan.<br />
Qua luận văn tác giả cũng đưa ra những vấn đề lý luận chung về kế toán<br />
hàng tồn kho trong các doanh nghiệp, thực trạng kế toán hàng tồn kho tại các siêu<br />
thị. Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác kế toán hàng tồn kho tại các siêu thị,<br />
tác giả đã đưa ra một số các giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại các siêu<br />
thị như hoàn thiện việc tính giá hàng tồn kho, hoàn thiện phương pháp xác định trị<br />
giá vốn hàng tồn kho, hoàn thiện hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản sử dụng,<br />
hoàn thiện phương pháp hạch toán và sổ kế toán về hàng tồn kho tại các siêu thị.<br />
Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho<br />
tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội theo cả quan điểm kế toán tài chính và theo quan<br />
điểm kế toán quản trị. Tuy nhiên, việc hoàn thiện kế toán hàng tồn kho theo quan<br />
điểm kế toán quản trị chưa được quan tâm đặc biệt là việc lập dự toán hàng tồn kho.<br />
Qua hai đề tài nghiên cứu trên, đã gợi mở cho tác giả đi sâu hơn nữa việc<br />
hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu (xem xét tất cả nguyên vật liệu trong<br />
đơn vị khảo sát) và việc hoàn thiện công tác kế toán quản trị đặc biệt là công tác lập<br />
dự toán nguyên vật liệu.<br />
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu<br />
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Dựa trên đề tài nghiên cứu tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:<br />
Câu 1: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu được vân dụng vào các<br />
doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?<br />
Câu 2: Thực tiễn vận dụng chế độ kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ<br />
Phần Bia Hà Nội – Kim Bài như thế nào?<br />
<br />
iii<br />
<br />
Câu 3: Các giải pháp hoàn thiện có thể vận dụng cho Công Ty Cổ Phần Bia<br />
Hà Nội – Kim Bài là gì?<br />
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Khi nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ<br />
Phần Bia Hà Nội – Kim Bài” tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng: Đề<br />
tài sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm<br />
phương pháp nghiên cứu chung của đề tài trên quan điểm tiếp cận vấn đề có hệ<br />
thống, toàn diện, đảm bảo tính logic và thực tiễn của giải pháp. Bên cạnh đó khi<br />
nghiên cứu đề tài tác giả còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu như<br />
phương pháp định tính và kỹ thuật so sánh.<br />
1.4. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu<br />
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Về lý luận:<br />
Thứ nhất: Nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về nguyên vật liệu và đặc điểm<br />
nguyên vật liệu trong doanh nghiệp nói chung, trong các công ty bia nói riêng.<br />
Thứ hai: Làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu về nguyên tắc và phương<br />
pháp kế toán nguyên vật liệu theo chuẩn mực kế toán và so sánh với chuẩn mực kế<br />
toán quốc tế từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam<br />
Về thực tiễn:<br />
Thứ nhất: Thông qua nghiên cứu thực tế về kế toán nguyên vật liệu tại Công<br />
Ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài để đánh giá những ưu điểm và tồn tại cũng như<br />
những nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đó nhằm đưa ra các giải pháp hoàn<br />
thiện.<br />
Thứ hai: Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu<br />
tại Công Ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài<br />
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về nguyên vật liệu trong<br />
các doanh nghiệp sản xuất và kế toán nguyên vật liệu trên cả hai góc độ: theo quan<br />
điểm của kế toán tài chính và theo quan điểm của kế toán quản trị.<br />
<br />
iv<br />
<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ thực trạng kế toán nguyên vật liệu<br />
tại Công Ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài từ đó đưa ra những mặt còn hạn chế và<br />
các giải pháp khắc phục, nguyên vật liệu của các doanh nghiệp khác không thuộc<br />
phạm vi nghiên cứu của đề tài.<br />
Đề tài nghiên cứu số liệu kế toán tài chính năm 2010 của đơn vị khảo sát.<br />
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
Đề tài được nghiên cứu nhằm hệ thống hoá các vấn đề về kế toán nguyên vật<br />
liệu tại các doanh nghiệp và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế<br />
toán tại Công Ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài<br />
1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu<br />
Luận văn gồm 4 chương:<br />
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp<br />
Chương 3: Phân tích thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần<br />
Bia Hà Nội – Kim Bài<br />
Chương 4: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại<br />
Công Ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài.<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU<br />
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
2.1. Khái quát chung về kế toán nguyên vật liệu<br />
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm NVL<br />
2.1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu<br />
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất<br />
kinh doanh. Xét về mặt vật chất, nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể<br />
của sản phẩm, còn về mặt giá trị, nó tạo nên một phần không nhỏ giá trị của sản<br />
phẩm, hàng hoá khi đem ra trao đổi hoặc sử dụng.<br />
Như vậy nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất<br />
kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ, kịp thời,<br />
đảm bảo chất lượng, đúng quy cách, chủng loại, giá cả hợp lý là một trong những<br />
điều kiện tiên quyết để quá trình sản xuất diễn ra bình thường, và có hiệu quả.<br />
2.1.1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu<br />
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, nguyên vật liệu tạo nên thực thể sản<br />
phẩm, nhưng không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nó chỉ tham gia vào một<br />
chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá trị của nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ<br />
một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra hoặc chi phí kinh doanh trong kỳ.<br />
2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu và tính giá nguyên vật liệu<br />
2.1.2.1.Phân loại nguyên vật liệu<br />
Phân loại theo công dụng của nguyên vật liệu bao gồm: Nguyên vật liệu<br />
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản, vật liệu<br />
khác.<br />
Phân loại theo nguồn hình thành bao gồm: Vật liệu tự chế, vật liệu mua<br />
ngoài, vật liệu khác<br />
Phân loại theo mục đích sử dụng gồm: Vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất<br />
sản phẩm, vật liệu dùng cho các nhu cầu khác<br />
<br />