intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là luận văn nhằm nghiên cứu thực trạng vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong Kiểm toán Báo cáo tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HỒ BẢO CHÍNH HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 834 03 01 Đà Nẵng - Năm 2021
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Hoài Hƣơng Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Cẩm Thanh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 3 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển và hội nhập của đất nước ngày càng mạnh mẽ, môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng rộng mở, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp thì nhu cầu về vấn đề trung thực và hợp lý thông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp càng tăng cao. Từ đó, nhu cầu về kiểm toán độc lập càng trở thành tất yếu. Đến thời điểm hiện tại, kỹ thuật chọn mẫu tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC vẫn còn nhiều bất cập. Nhận thức được ý nghĩa và vai trò của kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính, do đó em chọn đề tài: “Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nhằm nghiên cứu thực trạng vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong Kiểm toán Báo cáo tài chính. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kỹ thuật chọn mẫu, bao gồm phương pháp xác định cỡ mẫu, phương pháp lựa chọn các phần tử mẫu và đánh giá kết quả mẫu trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
  4. 2 - Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu kỹ thuật chọn mẫu thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết trong các cuộc kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đọc hồ sơ kiểm toán kết hợp phỏng vấn kiểm toán viên lập kế hoạch chọn mẫu hoặc trực tiếp thực hiện kiểm toán để tìm hiểu và đánh giá về thực trạng vận dụng kỹ thuật chọn mẫu tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 5. Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu phân tích ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật chọn mẫu đối với Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7. Bố cục của đề tài Bố cục của đề tài bao gồm những nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Chương 3: Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN 1.1.1 Các khái niệm liên quan đến chọn mẫu kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán số 530 ”Lấy mẫu kiểm toán”, lấy mẫu kiểm toán là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể. Tổng thể là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu nhằm rút ra kết luận về toàn bộ dữ liệu đó (VSA 530). Đơn vị lấy mẫu là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể (VSA 530). Cỡ mẫu là số lượng các phần tử trong tổng thể được lựa chọn theo tiêu thức nhất định vào mẫu để kiểm tra với mức độ rủi ro lấy mẫu mà kiểm toán viên có thể chấp nhận ảnh hưởng (VSA 530). 1.1.2. Kỹ thuật chọn mẫu thống kê và phi thống kê “Lấy mẫu thống kê là phương pháp lấy mẫu dựa vào lý thuyết thống kê để xác định cỡ mẫu và đánh giá kết quả mẫu. Lấy mẫu phi thống kê là phương pháp lấy mẫu không có ít nhất một trong các đặc điểm của kỹ thuật chọn mẫu thống kê. Đó là phương pháp chọn mẫu không sử dụng các phép tính toán thống kê. 1.1.3. Chọn mẫu ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên 1.1.3.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên (hay chọn mẫu xác suất) a. Chọn mẫu dựa trên bảng số ngẫu nhiên Quy trình chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên gồm 4 bước sau: Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số nhất định
  6. 4 Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa bảng số ngẩu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng Bước 3: Lập hành trình sử dụng bảng Bước 4: Xác định điểm xuất phát b. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy tính c. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Các bước chọn mẫu hệ thống: Bước 1: Lập danh sách các đối tượng trong tổng thể chọn mẫu Bước 2: Xác định khoảng cách K: K=N/n Bước 3: Chọn phần tử đầu tiên có số thứ tự là i bằng cách chọn ngẫu nhiên một số trong khoảng từ 1 đến K. Bước 4: Tìm các đối tượng nghiên cứu kế tiếp theo nguyên tắc số thứ tự của đối tượng sau bằng số thứ tự của đối tượng liền trước cộng với khoảng cách K cho đến khi hoàn thành cỡ mẫu. Phần tử được chọn thứ n có số thứ tự là i + (n-1)K. d. Chọn mẫu phân tầng 1.1.3.2. Chọn mẫu phi ngẫu nhiên (phi xác suất) a. Chọn mẫu theo khối b. Chọn mẫu theo nhận định 1.2 . CÁC KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2.1. Kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát Trong thực hiện chọn mẫu thuộc tính thống kê, trình tự các bước thực hiện như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát Bước 2: Định nghĩa thuộc tính và sai phạm Bước 3: Xác định tổng thể được chọn mẫu Bước 4: Xác định cỡ mẫu Bước 5: Lựa chọn các phần tử mẫu Bước 6: Kiểm tra mẫu - Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Bước 7: Đánh giá kết quả mẫu 1.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm chi tiết
  7. 5 a. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ (CMA) Các bước thực hiện kỹ thuật chọn mẫu CMA như sau: Bước 1: Xác định cỡ mẫu Bước 2: Lựa chọn các phần từ vào mẫu: Bước 3: Đánh giá kết quả mẫu b. Chọn mẫu theo biến số (Ước lượng thống kê) Là kỹ thuật dùng để ước lượng một giá trị nào đó của tổng thể. Độ lệch chuẩn của tổng thể có ảnh hưởng đến cỡ mẫu. Bao gồm các phương pháp:  Ước lượng trung bình đơn vị (mean-per-unit estimation)  Ước lượng tỷ số (ratio estimation)  Ước lượng sai biệt (difference estimation) CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1 . GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triễn của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.2. Phƣơng châm hoạt động và tầm nhìn của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.3. Các dịch vụ chuyên ngành của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC a.. Dịch vụ kiểm toán b. Dịch vụ kế toán c. Dịch vụ tư vấn và đào tạo
  8. 6 2.1.4. Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.5. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính áp dụng thực tế tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.5.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 2.1.5.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 2.1.5.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 2.2 . THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.2.1. Kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát 2.2.1.1. Chọn mẫu theo khối a. Kỹ thuật chọn theo khối mẫu áp dụng trong chương trình kiểm toán tiền mặt Để tìm hiểu về phương pháp chọn mẫu mà KTV đã áp dụng, tác giả đã phỏng vấn anh Hải - người làm phần hành tiền thì khi đã tìm hiểu được các thủ tục kiểm soát của khách hàng X về nghiệp vụ thu chi tiền mặt, KTV sẽ tiến hành chọn mẫu theo khối các phiếu thu, phiếu chi để kiểm tra đồng thời các phiếu thu chi có được đánh số liên tục hay không và có ghi đầy đủ nội dung cũng như có chữ ký liên quan không. Mẫu các phiếu thu được KTV chọn theo khối, bao gồm các phiếu thu tháng 1 và tháng 3, sở dĩ chọn như vậy vì đây là 2 tháng phát sinh các nghiệp vụ thu tiền nhiều, là thời gian công ty thu hồi công nợ nhiều. Mẫu các phiếu chi được chọn là các phiếu chi quý 1 để kiểm tra số thứ tự của các phiếu chi xem các phiếu chi có được đánh số liên tục hay không, có được ghi nhận đầy đủ hay không cũng như các
  9. 7 phiếu chi có liên tục không cũng như có ghi đầy đủ nội dung và chữ ký liên quan không. Chọn khối các phiếu chi quý 1 vì có số nghiệp vụ chi nhiều và từ đầu năm nay, công ty khách hàng có sự thay đổi về nhân sự bộ máy kế toán. b. Kỹ thuật chọn mẫu theo khối áp dụng trong chương trình kiểm toán hàng tồn kho Tác giả đã phỏng vấn chị Uyên – người thực hiện phần hành hàng tồn kho, KTV sẽ tiến hành chọn mẫu để kiểm tra các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho có đầy đủ nội dung và đầy đủ các chữ ký liên quan không. Từ những phiếu được chọn, phiếu nào không đảm bảo các yêu cầu như nội dung không đầy đủ hay thiếu chữ ký liên quan thì được xem là sai phạm. KTV chọn các phiếu nhập kho tháng 12 vì đây là tháng hàng nhập nhiều nhất trong năm. Chọn mẫu phiếu xuất kho tháng 1 và 12 vì đây cũng là 2 tháng mà lượng xuất kho nhiều nhất trong năm. 2.2.1.2. Chọn mẫu theo nhận định a. Kỹ thuật chọn mẫu theo nhận định áp dụng trong chương trình kiểm toán hàng tồn kho Tác giả đã phỏng vấn người thực hiện phần hành hàng tồn kho, KTV tiến hành chọn mỗi tháng 3 nghiệp vụ nhập kho và chọn các nghiệp vụ nhập kho của nhà cung cấp mới trong năm để kiểm tra việc xử lý đơn hàng có được thực hiện đúng theo quy trình không và xem xét sự độc lập và bất kiêm nhiệm giữa người nhận hàng, người kiểm hàng và thủ kho, kế toán. b. Kỹ thuật chọn mẫu theo nhận định áp dụng trong chương trình kiểm toán doanh thu Tác giả đã phỏng vấn chị Tươi – người thực hiện phần hành
  10. 8 doanh thu. Để kiểm tra sự phê duyệt các chứng từ liên quan như hóa đơn bán hàng có đúng nguyên tắc hay không, kiểm toán viên đã dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp chọn mẫu các hóa đơn bán hàng các khách hàng là khách lẻ, cá nhân mỗi tháng 10 khách hàng mới để kiểm tra. 2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu trong thử nghiệm chi tiết Trong thử nghiệm chi tiết, các KTV của công ty AAC áp dụng phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ (CMA), chọn mẫu theo khối và chọn mẫu theo nhận định. 2.2.1.1. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ (CMA) Đọc hồ sơ kiểm toán khách hàng Y cho thấy KTV của AAC đã sử dụng chọn mẫu CMA để kiểm tra việc ghi nhận doanh thu là thực tế phát sinh, hồ sơ ghi nhận doanh thu đầy đủ phù hợp với quy định. Mức trọng yếu thực hiện (MP) = 2.700.000.000 Mức độ đảm bảo (R bằng 3. Bước nhảy (J): hay còn gọi là khoảng cách mẫu, được xác định theo công thức: J = MP / R = 2.700.000.000 / 3 = 900.000.000 Quy mô mẫu (N) được xác định theo công thức sau: N = P / J = 238.348.552.028 / 900.000.000 = 265 (làm tròn) Sau khi xác định được các chỉ tiêu, KTV đưa vào chương trình CMA được thiết kế sẵn trên excel (Phụ lục 8: Chương trình CMA thiết kế trên excel). Sau đó chạy ra kết quả mẫu được chọn (Phụ lục 9: Kết quả mẫu được chọn). 2.2.1.2. Chọn mẫu theo khối a. Kỹ thuật chọn mẫu theo khối áp dụng trong chương trình kiểm toán hàng tồn kho Tại công ty TNHH X, việc chọn mẫu theo khối và kiểm tra
  11. 9 mẫu đối với khoản mục hàng tồn kho được thực hiện như sau: Đọc hồ sơ và phỏng vấn chị Uyên, để đảm bảo hàng tồn kho được ghi nhận chính xác và đầy đủ KTV đã chọn mẫu các nghiệp vụ nhập kho quý 4 ghi trên sổ nhật ký chung đã lọc các nghiệp vụ nhập kho trong năm (Phụ lục 10: Mẫu các nghiệp vụ nhập kho quý 4 được chọn) để kiểm tra vì các tháng quý 4 có lượng hàng nhập kho lớn nhất. b. Kỹ thuật chọn mẫu theo khối áp dụng trong chương trình kiểm toán doanh thu bán hàng Dựa vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng X là có lượng hàng bán ra lớn nhất vào các tháng của quý 4 nên KTV quyết định chọn mẫu theo khối này để kiểm tra (Phụ lục 11: Mẫu các nghiệp vụ bán hàng quý 4 được chọn). Để đảm bảo mục tiêu về sự đầy đủ, KTV kiểm tra từ chứng từ đến sổ sách. KTV chọn mẫu các phiếu xuất kho tháng 12 để kiểm tra xem đã hạch toán đầy đủ hay chưa. Để đảm bảo doanh thu được hạch toán đúng niên độ, KTV thực hiện thủ tục cut-off, là kiểm tra việc phân chia niên độ, bằng cách từ tổng thể là các nghiệp vụ bán hàng ghi trên sổ kế toán KTV chọn mẫu theo khối các nghiệp vụ phát sinh trước và sau ngày kết thúc niên độ 5 ngày xem có liên tục không, đồng thời kiểm tra các hợp đồng hồ sơ kèm theo đẻ đảm bảo doanh thu đuọc ghi nhận là đúng kỳ (Phụ lục 12: Mẫu các nghiệp vụ cut-off được chọn). 2.2.2.3. Chọn mẫu theo nhận định a. Kỹ thuật chọn mẫu theo nhận định áp dụng trong chương trình kiểm toán tiền mặt Dựa vào sổ chi tiết TK 111 (Phụ lục 13: Sổ chi tiết 111) do đơn vị cung cấp để chọn mẫu nghiệp vụ lớn bất thường. Theo KTV,
  12. 10 sau khi rà soát tất cả nghiệp vụ chi tiền thì đa phần đều dưới 100 triệu, chỉ có một vài nghiệp vụ trên 200 triệu nên KTV nhận định các nghiệp vụ chi tiền mặt với số tiền trên 200 triệu đồng là bất thường. b. Kỹ thuật chọn mẫu theo nhận định áp dụng trong chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng Sau khi đã xác định được các mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hàng, KTV sẽ tiến hành xác định hướng kiểm tra đối với từng mục tiêu để xác định tổng thể chọn mẫu. Để đạt được mục tiêu số dư khoản phải thu tại ngày lập bảng cân đối kế toán là có thực, KTV quyết định chọn mẫu các đối tượng để gửi thư xác nhận. Từ bảng tổng hợp công nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (Phụ lục 15: Bảng tổng hợp công nợ 131 năm 2019), KTV sẽ chọn mẫu các khách hàng có số dư lớn (trên 100 triệu đồng) để gửi thư xác nhận. Sau khi kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên không thấy sai phạm nào xảy ra khi thực hiện kiểm tra mẫu. c. Kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán chi phí khấu trừ thuế TNDN Ở khách hàng X, KTV đã chọn mẫu theo nhận định bằng cách xét đoán theo nội dung nghiệp vụ để kiểm tra các khoản mục có nội dung “bất thường”, đó là các khoản chi phí có rủi ro cao là không đủ điều kiện được trừ khi tính thuế TNDN cũng như các quy định có liên quan đến thuế TNCN đối với các khoản chi cho người lao động như chi phí khám sức khỏe, chi phí du lịch,…. Sau khi kiểm tra mẫu được chọn, KTV kết luận các khoản chi trên có danh sách nhân viên kèm theo nhưng đơn vị chưa đưa các khoản này vào thu nhập tính thuế TNCN cho từng người trên danh sách.
  13. 11 2.3 . ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.3.1. Ƣu điểm của kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện a. Đối với thử nghiệm kiểm soát Kỹ thuật chọn mẫu do AAC thực hiện là kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê bằng phương pháp chọn mẫu theo khối và theo nhận định. Do đó, có thể giảm bớt khối lượng công việc cũng như xác suất các phần tử chứa đựng khả năng sai phạm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê không cần sử dụng các công thức toán học phức tạp cho nên công việc chọn mẫu sẽ được tiến hành một cách dễ dàng, không phức tạp cũng như không tốn nhiều thời gian. b. Đối với thử nghiệm chi tiết Cách thức mà KTV thường thực hiện là chọn mẫu theo khối và chọn mẫu theo nhận định. Với cách chọn này, KTV có thể giảm bớt khối lượng công việc cần thực hiện, rút ngắn được thời gian cho cuộc kiểm toán. Một ưu điểm nữa trong phương pháp chọn mẫu phi thống kê do AAC thực hiện là rủi ro chọn mẫu của công ty luôn ở mức thấp do công ty thường chọn mẫu với cỡ mẫu lớn, một số trường hợp công ty còn chọn toàn bộ để kiểm tra. 2.3.2. Hạn chế của kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện a. Chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát Công ty chưa áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính thống kê
  14. 12 trong thử nghiệm kiểm soát. b. Chọn mẫu trong thử nghiệm chi tiết Trong thử nghiệm chi tiết, công ty cũng đang chọn mẫu theo nhận định của KTV, hạn chế của phương pháp này là không định lượng được rủi ro chọn mẫu. KTV chỉ căn cứ vào nhận định nghề nghiệp để chọn mẫu để tiếp cận với tổng thể. Ngoài ra, quá trình chọn mẫu do AAC thực hiện còn có mặt hạn chế trong việc ghi chép quy trình chọn mẫu trên giấy làm việc. Việc AAC chỉ áp dụng chọn mẫu CMA đối với các khách hàng có số lượng nghiệp vụ là nhiều thường chỉ áp dụng để chọn mẫu kiểm toán doanh thu hoặc hàng tồn kho. Thêm vào đó, khi áp dụng phương pháp chọn mẫu CMA, công ty AAC chưa đánh giá kết quả mẫu và suy rộng cho tổng thể. CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Hiện tại công ty AAC đang sử dụng đồng thời kỹ thuật chọn mẫu thống kê và phi thống kê. Cả hai kỹ thuật này đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, tùy vào từng trường hợp, điều kiện cụ thể để áp dụng một cách phù hợp. Tuy nhiên, sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thống kê đem lại một mẫu đại diện và có thể suy rộng kết quả mẫu cho tổng thể là cao hơn. Vì vậy, tác giả xin đưa ra một vài giải pháp cụ thể sau để góp phần hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán AAC: 3.1 . SỬ DỤNG CHỌN MẪU THUỘC TÍNH TRONG THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT Các lý thuyết về chọn mẫu thuộc tính trong thử nghiệm kiểm
  15. 13 soát đã được trình bày ở Chương 1, vì vậy ở phần này tác giả xin đưa ra cách thức vận dụng chọn mẫu thuộc tính trong quá trình thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Xác định các thuộc tính và định nghĩa các sai phạm cho từng khoản mục: Kiểm toán viên căn cứ vào thủ tục kiểm soát của đơn vị khách hàng để xác định các thuộc tính và trên cơ sở đó để định nghĩa sai phạm. Bảng 3.1. Bảng xác định các thuộc tính và định nghĩa sai phạm cho từng khoản mục Khoản Các thuộc tính Sai phạm mục Phiếu chi có đủ chữ ký Phiếu thu, phiếu chi không như trong quy định của đầy đủ chữ ký như trong quy công ty. định của công ty. Phiếu chi phải được đính Phiếu chi không có chứng từ Tiền mặt kèm cùng các chứng từ gốc kèm theo hoặc chứng từ gốc hợp lệ. gốc không hợp lệ. Phiếu chi phải ghi đầy đủ Phiếu thu, phiếu chi không các nội dung trên phiếu. ghi đủ các nội dung trên phiếu. Đơn đặt hàng phải được Đơn đặt hàng không có chữ trưởng phòng bán hàng ký xét duyệt của trưởng phê duyệt và ký xác nhận phòng bán hàng. phê duyệt. Hóa đơn bán hàng phải Hóa đơn bán hàng không đính Phải thu được đính kèm với đơn kèm với đơn đặt hàng đã được khách đặt hàng đã được xét phê duyệt. hàng duyệt. Có danh sách các khách Các KH được xét duyệt bán hàng được xét duyệt bán chịu không nằm trong danh chịu và hạn mức tín dụng sách khách hàng được phép cụ thể. bán chịu. Hàng tồn Đơn hàng phải được Đơn hàng không có sự phê kho trưởng phòng kinh doanh duyệt.
  16. 14 Khoản Các thuộc tính Sai phạm mục phê duyệt và ký xác nhận nếu chấp nhận đơn hàng. Phiếu xuất kho có đính Phiếu xuất kho không đính kèm lệnh bán hàng, bản kèm một trong các chứng từ phô tô đơn đặt hàng đã sau: lệnh bán hàng, bản phô tô được phê duyệt, bản phô đơn đặt hàng, bản phô tô hóa tô hóa đơn bán hàng hay đơn bán hàng, giấy đề nghị giấy đề nghị xuất vật tư. xuất vật tư. Phiếu xuất kho, nhập kho Phiếu nhập kho, xuất kho phải ghi đầy đủ nội dung, không ghi đủ các nội dung, có đủ các chữ ký. không đủ các chữ ký quy định. Phiếu nhập kho phải đính Phiếu nhập kho không có đính kèm với bản phô tô chứng kèm bản phô tô chứng từ vận từ vận chuyển, bản phô tô chuyển hoặc không đính kèm của hoá đơn mua hàng và với bản phô tô hoá đơn mua bản phô tô phiếu đề nghị hàng, không có giấy đề nghị mua hàng được phê duyệt. mua hàng được duyệt. Giấy đề nghị mua hàng Giấy đề nghị mua hàng không của các bộ phận đưa lên chữ ký phê duyệt của ban Phải trả phải có sự ký duyệt của giám đốc. cho người ban giám đốc. bán Hóa đơn mua hàng phải Hóa đơn mua hàng không đính kèm bảng báo giá, đính kèm giấy đề nghị mua giấy đề nghị mua hàng. hàng, bảng báo giá. Hóa đơn bán hàng ghi đầy Hóa đơn bán hàng không ghi đủ các nội dung trên hóa đầy đủ nội dung trên hóa đơn. đơn. Có chữ ký xác nhận của Hóa đơn trên cùi gốc không nhân viên kiểm tra, so có chữ ký xác nhận của nhân Doanh thu sánh giá trên hóa đơn lưu viên kiểm tra. tại cùi hóa đơn. Hóa đơn bán hàng có đính Hóa đơn bán hàng không đính kèm đơn đặt hàng đã được kèm đơn đặt hàng đã được phê duyệt và chứng từ vận phê duyệt và chứng từ vận
  17. 15 Khoản Các thuộc tính Sai phạm mục chuyển. chuyển. Các nội dung trên hóa đơn Các nội dung trên hóa đơn bán hàng phải khớp đúng bán hàng có sự sai lệch so với với nội dung trên đơn đặt nội dung trên đơn đặt hàng và hàng và chứng từ vận chứng từ vận chuyển. chuyển. (Nguồn: Xác định các thuộc tính và định nghĩa các sai phạm cho từng phần hành khi kiểm toán của công ty AAC) Xác định cỡ mẫu: Ở bước này, tác giả xin lấy ví dụ minh họa cho việc xác định cỡ mẫu của khoản mục tiền mặt tại công ty khách hàng X trên. Trong chọn mẫu thuộc tính, để xác định cỡ mẫu cần xác định được ba yếu tố: rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ, tỉ lệ sai phạm chấp nhận được, tỉ lệ sai phạm tổng thể dự kiến. Rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ: mức rủi ro này luôn được xác định phải nằm trong khoảng từ 5% - 10%. Ở công ty X, mức rủi ro này được các KTV nhận định là 10%, tức là mức tin cậy vào hệ thống KSNB là 90%. Sở dĩ chọn mức 10% là vì dù các quá trình kiểm soát nội bộ đã khảo sát được chứng minh là hữu hiệu, tuy nhiên vẫn còn một số nhược điểm có thể ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát. Tỉ lệ sai phạm chấp nhận được: mức rủi ro kiểm soát ban đầu được các KTV đánh giá là trung bình, ta thấy tỉ lệ sai phạm chấp nhận được là trong khoảng từ 2% - 6%. Từ đó, có thể suy ra tỉ lệ sai phạm chấp nhận được cho từng thuộc tính trong khoản mục tiền mặt như bảng 3.2.
  18. 16 Bảng 3.2. Bảng xác định tỷ lệ sai phạm chấp nhận được Khoản Thuộc tính Đánh giá về tầm quan Xác định mức mục trọng của thủ tục kiểm soát TDR Tiền mặt 1 Thuộc tính này tương đối 6% quan trọng 2 Thuộc tính này quan trọng 3% 3 Thuộc tính này tương đối 6% quan trọng Tỷ lệ sai phạm tổng thể dự kiến: Theo lý thuyết, kiểm toán viên có thể sử dụng kết quả mẫu của năm trước hoặc kiểm toán viên có thể ước đoán tỉ lệ này dựa vào kinh nghiệm của mình với các thử nghiệm tương tự đã thực hiện với cuộc kiểm toán khác, hoặc bằng kiểm tra mẫu nhỏ. Ở đây, tỉ lệ sai phạm dự kiến của tổng thể được dựa trên kết quả của những năm trước, được sửa đổi tăng nhẹ do sự thay đổi nhân sự kế toán. Các mức tỷ lệ có thể xuất hiện là 1%, 2%, 3%, 4%. Bảng 3.3. Bảng xác định tỷ lệ sai phạm tổng thể dự kiến Khoản Thuộc Tỷ lệ sai phạm tổng thể dự kiến mục tính 1 2% Tiền mặt 2 1% 3 2% Xác định cỡ mẫu: Sau khi đã có đủ các yếu tố trên, căn cứ vào phụ lục 1, Kiểm toán viên sẽ xác định được cỡ mẫu như bảng 3.4. Bảng 3.4. Bảng xác định cỡ mẫu Thuộc Tỷ lệ sai Tỷ lệ sai Rủi ro về Cỡ mẫu tính lệch tổng lệch chấp độ tin cậy thể dự kiến nhận đƣợc cao vào HTKSNB 1 2 6 10 88 2 1 3 10 176 3 2 6 10 88
  19. 17 Như vậy, đối với thuộc tính 1 và 3 của khoản mục tiền mặt, kiểm toán viên sẽ chọn mẫu 88 phần tử để kiểm tra, còn thuộc tính 2 sẽ được kiểm tra với mẫu chọn là 176 phần tử. Lựa chọn các phần tử của mẫu: Đối với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống và chọn mẫu bằng máy tính. Ở đây, KTV lựa chọn các phần tử của mẫu bằng cách chọn mẫu hệ thống được thực hiện trên Excel, giúp cho việc chọn mẫu dễ dàng hơn và tiết kiệm được thời gian. Đối với thuộc tính 1 và 3, tổng thể là toàn bộ các phiếu thu và phiếu chi trong năm 2019. Tại khách hàng X, trong năm 2019 có tất cả 1674 phiếu chi phát sinh. Như vậy, kích cỡ của tổng thể sẽ là 1674 đơn vị, tức là N = 1.674. Cỡ mẫu: n = 88 (Bảng 3.4) Suy ra, khoảng cách mẫu là: K = N/n = 1.674 / 88 = 19,02 Kết quả này sẽ được làm tròn xuống 19 để chọn đủ số phần tử theo mẫu yêu cầu. Để tăng tính ngẫu nhiên cho mẫu được chọn, ta sẽ sử dụng 4 điểm xuất phát. Khi đó, khoảng cách mẫu điều chỉnh sẽ là: k’ = 19 x 4 = 76 Lúc này, 4 điểm xuất phát ngẫu nhiên sẽ có giá trị từ 1 đến 76. Sử dụng các hàm trong excel, ta có như hình 3.1.
  20. 18 Hình 3.1. Hình chọn điểm xuất phát ngẫu nhiên Từ các giá trị này, KTV sẽ đối chiếu với tổng thể để chọn ra các phiếu thu và phiếu chi tương ứng. Lưu ý rằng, các giá trị này sẽ là số thứ tự của các phiếu thu và phiếu chi chứ không phải là số chứng từ theo quy định của đơn vị khách hàng. Đối với thuộc tính thứ 2, cách thức chọn mẫu được tiến hành tương tự. Tổng thể là toàn bộ các phiếu chi phát sinh trong năm 2019. Tại khách hàng X, trong năm 2019 có tất cả 1.674 phiếu chi. Kích cỡ tổng thể: N = 1.674 Kích cỡ mẫu : n = 176 (Bảng 3.4) Suy ra, khoảng cách mẫu là: k = N/n = 1674/176 = 9,5 Kết quả này sẽ được làm tròn xuống 9 để chọn đủ số phẩn tử theo mẫu yêu cầu. Sau đó, các bước thực hiện chọn mẫu được tiến hành như trên. Kiểm tra các phần tử của mẫu và suy rộng tổng thể Kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra các phần tử của mẫu về các thuộc tính đã được xác định. Kết quả kiểm tra mẫu được tổng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0