NGUYỄN THỊ MINH ĐOÀN<br />
<br />
HOÀN THIỆN NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP PHÂN<br />
TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY<br />
CỔ PHẦN ỐNG THÉP VIỆT ĐỨC<br />
<br />
Chuyờn ngành: Kế tóan, Kiểm tóan và phân tích hoạt động kinh tế<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS PHẠM THỊ GÁI<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2009<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
1-Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, mở cửa nền<br />
kinh tế ra bên ngoài là một chính sách có tính chất chiến lược lâu dài, hoàn toàn<br />
phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Do đó, các doanh nghiệp Việt<br />
Nam một mặt phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, một mặt phải<br />
tham gia vào đấu trường cạnh tranh với hàng nghìn các doanh nghiệp trên thế giới.<br />
Để tồn tại và phát triển được trong một môi trường đầy thách thức đó, các doanh<br />
nghiệp phải nắm bắt được toàn bộ tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh của doanh nghiệp mình.<br />
Vì thế, vấn đề quan trọng có tính chất sống còn đối với mỗi doanh nghiệp<br />
đó là quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích và nhận định đúng đắn<br />
tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đầu tư<br />
đúng đắn, kịp thời, hiệu quả.<br />
Xuất phát từ nội dung trên, tác giả đã chọn lựa đề tài “ Hoàn thiện nội<br />
dung, phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần ống thép<br />
Việt Đức”<br />
2 – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :<br />
- Đối tượng nghiên cứu : Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung, phương<br />
pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần ống thép Việt Đức (VG<br />
PIPE)<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn mô tả, đánh giá thực trạng nội dung,<br />
phương pháp phân tích tình hình tài chính tại VG Pipe trong các năm tài chính<br />
2007, 2008.<br />
3- Mục đích nghiên cứu :<br />
-Về lý luận : Luận văn nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về<br />
nội dung, phương pháp phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp.<br />
-Về thực tiễn: Luận văn nêu lên thực trạng về nội dung, phương pháp phân tích<br />
tình hình tài chính tại Công ty cổ phần ống thép Việt Đức.<br />
-Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện nội dung,<br />
phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần ống thép Việt Đức.<br />
4- Phương pháp nghiên cứu của đề tài<br />
<br />
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy<br />
vật biện chứng, duy vật lịch sử; các phương pháp điều tra thu thập tài liệu kết hợp<br />
với ý kiến của các chuyên gia và phương pháp phân tích cụ thể như: Phương pháp<br />
thống kê, phương pháp so sánh, phân tích kinh tế. Đồng thời đề tài cũng kết hợp<br />
với lý luận khoa học chuyên ngành kế toán - kiểm toán và phân tích hoạt động<br />
kinh doanh trong quá trình nghiên cứu.<br />
5- Những đóng góp của đề tài :<br />
Trên cơ sở hệ thống hoá, phân tích và đánh giá đúng đắn về thực trạng phân<br />
tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần ống thép Việt Đức, đề tài đã đưa ra<br />
được những giải pháp hoàn thiện nội dung, phương pháp phân tích tình hình tài<br />
chính cho VG Pipe cũng như có thể áp dụng các doanh nghiệp sản xuất, kinh<br />
doanh trong ngành thép và các ngành sản xuất, kinh doanh khác.<br />
6- Kết cấu của luận văn :<br />
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham<br />
khảo, các phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương :<br />
Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về nội dung, phương pháp phân<br />
tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp.<br />
Chương 2 : Thực trạng nội dung, phương pháp phân tích tình hình tài chính<br />
tại Công ty cổ phần ống thép Việt Đức.<br />
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung, phương<br />
pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần ống thép Việt Đức.<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP<br />
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
1.1 Phân tích tình hình tài chính và ý nghĩa của phân tích tình hình tài<br />
chính.<br />
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là sử dụng một tập hợp các khái<br />
niệm, phương pháp, công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và<br />
các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính,<br />
khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các<br />
quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.<br />
Kết quả phân tích tình hình tài chính có thể đưa ra được bức tranh chân<br />
thực về hiệu quả kinh doanh, tiềm năng phát triển, các rủi ro, triển vọng trong<br />
tương lai của doanh nghiệp, là tài liệu quan tâm của nhiều đối tượng như: Chủ<br />
doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng, kể cả cơ quan Nhà nước và<br />
những người lao động trong doanh nghiệp…<br />
1.2 Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp<br />
Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi tài liệu có khả năng làm rõ mục<br />
tiêu của dự đoán tài chính. Từ tài liệu nội bộ đến những tài liệu bên ngoài, từ tài<br />
liệu định lượng đến tài liệu định tính. Tài liệu thu thập càng khách quan thì thực<br />
trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp càng được phản ánh trung thực, chính xác<br />
và đầy đủ. Thu thập tài liệu là bước chuẩn bị quan trọng cho toàn bộ quá trình<br />
phân tích vì vậy cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng nhằm đảm bảo chất lượng<br />
thông tin công bố.<br />
1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp<br />
Nội dung phân tích tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất<br />
lớn vào loại hình doanh nghiệp sở hữu, quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, lĩnh<br />
vực kinh doanh đơn giản hay phức tạp, trình độ bộ máy quản lý doanh nghiệp và<br />
bộ máy phân tích tài chính nói riêng. Vì thế, nội dung phân tích tình hình tài chính<br />
tương đối đa dạng bao gồm nhiều nội dung như:<br />
1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp<br />
<br />
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một<br />
cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không<br />
khả quan. Trong phân tích khái quát tình hình tài chính, các nhà phân tích thường<br />
đề cập đến một số nội dung cơ bản như :<br />
-Phân tích sự biến động về quy mô, cơ cấu vốn và tài sản của doanh nghiệp nhằm<br />
mục đích đánh giá kết quả và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, cũng như dự<br />
tính được những rủi ro và những tiềm năng về tài chính trong tương lai của doanh<br />
nghiệp.<br />
-Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá sự phù<br />
hợp giữa các khoản mục như: nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, tài sản ngắn hạn,<br />
tài sản dài hạn; đánh giá mức độ độc lập của đơn vị về mặt tài chính; đánh giá mức<br />
độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu.<br />
-Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh với<br />
mục đích cụ thể hóa các nguồn tài trợ vốn tạm thời (ngắn hạn), nguồn tài trợ vốn<br />
thường xuyên (dài hạn). Biết kết hợp hài hòa giữa hai nguồn tài trợ này sẽ tránh<br />
được tình trạng lãng phí về vốn, đảm bảo đủ vốn kinh doanh trong ngắn và dài<br />
hạn, nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn, lành mạnh tình hình thanh toán của đơn vị.<br />
1.3.2 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán<br />
-Phân tích tình hình thanh toán : Nhà phân tích đánh giá một số chỉ tiêu như: tỷ lệ<br />
các khoản phải thu so với các khoản phải trả; số vòng quay các khoản phải thu;<br />
thời gian một vòng quay các khoản phải thu ( phải trả); tỷ lệ vốn bị chiếm dụng so<br />
với vốn chiếm dụng...<br />
-Phân tích khả năng thanh toán: Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá<br />
khả năng tài chính của đơn vị như: hệ số khả năng thanh toán tổng quát; Hệ số khả<br />
năng thanh toán nợ ngắn hạn; hệ số khả năng thanh toán nhanh...<br />
Khi phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp<br />
cần chú ý đến khả năng tạo tiền và các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự gia tăng các<br />
khoản phải thu và hàng tồn kho bởi lẽ trong nhiều trường hợp đây là nguồn gốc<br />
<br />