intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp niêm yết tại các Công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chương 2 - Thực trạng phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại các công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội và chương 3 - Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại các công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp niêm yết tại các Công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU<br /> Sáu tháng đầu năm 2009 đã qua với nhưng diễn biễn phức tạp của nền kinh<br /> tế thế giới và Việt Nam. Mở đầu năm, nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn khó<br /> khăn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 với nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ,<br /> Nhật Bản, Anh và các nước trong khối EU rơi vào suy thoái nghiêm trọng, đến gần<br /> cuối quý II các tín hiệu vĩ mô trở nên tích cực hơn và nền kinh tế thế giới bắt đầu<br /> nhìn thấy ánh sáng phía cuối đường hầm.<br /> Tình hình kinh tế bi đát với viễn cảnh kinh tế không mấy sáng sủa ở giai<br /> đoạn đầu năm 2009 đã khiến hàng loạt chỉ số chứng khoán ở các nước trên thế giới<br /> và Việt Nam rơi vào vòng xoáy mất điểm. Tuy nhiên, khi các tín hiệu kinh tế vĩ mô<br /> vẫn còn đang hết sức bi quan, thị trường chứng khoán đã sớm tạo đáy và đi lên.<br /> Khi các tín hiệu vĩ mô trở nên rõ ràng hơn thì thị trường lại điều chỉnh, một phần<br /> do những động thái chính sách do lo ngại áp lực lạm phát, một phần do kinh tế vĩ<br /> mô đã hồi phục chậm hơn kỳ vọng của các nhà đầu tư .<br /> Hiện tại, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu với những hệ lụy của<br /> nó vẫn còn những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các quốc gia trong đó có<br /> Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt nam còn có những vấn đề cần phải đối mặt như cải<br /> thiện hiệu quả đầu tư, cải thiện môi trường kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh<br /> của nền kinh tế….Tuy nhiên những tín hiệu lạc quan ban đầu cho thấy giai đoạn<br /> khó khăn nhất đã ở sau lưng. Giờ đây nền kinh tế Việt Nam đang nỗ lực hướng tới<br /> một viễn cảnh tương sáng hơn và mở ra nhiều cơ hội cho những ai biết tận dụng.<br /> Để duy trì một thị trường chứng khoán phát triển ổn định ngoài sự can thiệp<br /> của Chính phủ bằng các chính sách vĩ mô thì một điều không thể thiếu đó là cần<br /> nâng cao trình độ nhận thức cũng như kiến thức về chứng khoán cho các nhà đầu<br /> tư cũng như các nhân viên công ty chứng khoán – người tư vấn, hỗ trợ trực tiếp<br /> cho các nhà đầu tư trong việc đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Trong đó quan<br /> <br /> trọng là kiến thức và kỹ năng phân tích các mã cổ phiếu; trong khi phân tích kỹ<br /> thuật giúp cho việc tìm thời điểm thích hợp để bắt đầu việc mua và bán chứng<br /> khoán; phân tích cơ bản là công cụ giúp cho việc đánh giá được cái cốt lõi hay chất<br /> của mỗi cổ phiếu, biết được cổ phiếu nào tốt, xấu thì phân tích báo cáo tài chính là<br /> công cụ cuối cùng để chọn ra những mã cổ phiếu tốt để đầu tư. Các chuyên gia đã<br /> kết luận rằng nhà đầu tư chuyên nghiệp muốn thành công trên thị trường chứng<br /> khoán thì không thể thiếu được khả năng phân tích báo cáo tài chính.<br /> Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, thị trường chứng khoán đang gặp nhiều khó<br /> khăn, các Công ty Chứng khoán luôn phải cạnh tranh với nhau đặc biệt là các công<br /> ty chứng khoán mới ra đời và các công ty chứng khoán đã lớn mạnh, nhiều kinh<br /> nghiệm (hiện nay có tổng số hơn 100 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt<br /> động), thì việc đẩy mạnh hoạt động phân tích mã cổ phiếu nhằm nâng cao năng lực<br /> cạnh tranh là một nhiệm vụ quan trọng mà Lãnh đạo Công ty Chứng khoán hết sức<br /> quan tâm.<br /> Xuất phát từ nhận thức trên, tôi cho rằng "Hoàn thiện nội dung và phương<br /> pháp phân tích báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp niêm yết tại các Công ty<br /> chứng khoán trên địa bàn Hà Nội" là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> to lớn đối với Công ty Chứng khoán nói riêng và thị trường chứng khoán nói<br /> chung. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ của mình.<br /> <br /> CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỘI DUNG VÀ<br /> PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br /> CỦA DOANH NGHIỆP<br /> Hệ thống BCTC doanh nghiệp là những thông tin cực kỳ quan trọng, phản<br /> ánh tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể.<br /> Những thông tin được trình bày trong BCTC trước hết được phục vụ cho những<br /> người có quyền lợi trực tiếp (người góp vốn, người cho vay, đối tác đầu tư, khách<br /> hàng, CBCNV…), sau nữa là những người lãnh đạo điều hành doanh nghiệp (Hội<br /> đồng quản trị (HĐQT), BGĐ…), và cuối cùng là những người có quyền lợi gián<br /> tiếp (thuế vụ, tài chính, thống kê…).<br /> Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm<br /> yết nói riêng và các DN nói chung trước hết chính là hệ thống báo cáo tài chính<br /> của công ty. Hệ thống báo cáo tài chính là bảo đảm trung thực, đáng tin cậy, rõ<br /> ràng và đầy đủ, các chỉ tiêu phân tích mới có thể phản ánh đúng đắn thực trạng tài<br /> chính của công ty. Vì thế, trước khi tiến hành phân tích, các nhà phân tích bao giờ<br /> cũng chú trọng xem xét nội dung và mức độ trung thực của hệ thống báo cáo tài<br /> chính.<br /> Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu và phân tích cho ta biết tình<br /> hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh<br /> nghiệp. Báo cáo tài chính có 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh<br /> doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.<br /> Bên cạnh đó, phân tích BCTC doanh nghiệp được thực hiện thông qua các<br /> chỉ số tài chính đặc trưng. Mỗi một doanh nghiệp khác nhau có các hệ số tài chính<br /> khác nhau, thậm chí một doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau cũng có các<br /> hệ số tài chính không giống nhau. Do đó, người ta coi các chỉ số tài chính là những<br /> <br /> biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kì<br /> nhất định.<br /> - Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán<br /> - Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản<br /> - Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động<br /> - Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi<br /> Công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là Phân tích<br /> tỷ lệ. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con<br /> số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức<br /> đang được xem xét.<br /> <br /> CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO<br /> TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI CÁC<br /> CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI<br /> Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt<br /> Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh<br /> huy động vốn mới cho đầu tư phát triển.<br /> Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày<br /> 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ<br /> thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK. Việc<br /> thành lập cơ quan quản lý TTCK trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với<br /> chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho<br /> sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm.<br /> Trong thời gian đầu, hiểu biết của công chúng về lĩnh vực chứng khoán còn<br /> rất sơ khai, các điều kiện thị trường cho TTCK hoạt động còn chưa đầy đủ, cho<br /> nên đòi hỏi phải có thời gian để hình thành các điều kiện cần thiết, cả về cơ sở vật<br /> chất, năng lưc, nhận thức, cơ chế chính sách...<br /> Trong quá trình phát triển TTCK, khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện,<br /> cở sở vật chất ngày càng nâng cao, các doanh nghiệp, các NĐT ngày càng nhận<br /> thấy được lợi ích mang lại khi tham gia vào TTCK. Bên cạnh đó quá trình cải cách<br /> kinh tế và hội nhập cũng tác động tích cực đến TTCK. Sự phát triển này còn có tác<br /> động của những cú huých như trên đã nói là về thuế, về chính sách tạo hàng hóa,<br /> việc gia nhập WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC, các chính sách hấp dẫn<br /> thu hút đầu tư nước ngoài... đã tác động trực tiếp đến sự phát triển và sôi động của<br /> TTCK Việt Nam.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2