i<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG<br />
VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập với nền<br />
kinh tế thế giới với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương<br />
mại thế giới (WTO). Với xu thế hội nhập, ngành ngân hàng luôn là ngành xương<br />
sống, là một trong những ngành quan trọng, có quá trình phát triển lâu dài và có<br />
những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Việt<br />
Nam đang bắt đầu cam kết mở cửa, khiến cho ngành ngân hàng đang đứng trước sự<br />
cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng cũng gặp không ít những thách<br />
thức. Xu thế hội nhập toàn cầu, muốn tồn tại và phát triển các ngân hàng thương<br />
mại phải tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chủ về tài chính, phải căn cứ vào<br />
tình hình tài chính của mình để đưa ra được những quyết sách phù hợp với những<br />
tín hiệu của thị trường. Để thực hiện được điều đó, các NHTM phải định kỳ tiến<br />
hành phân tích tài chính trên cơ sở các số liệu của hệ thống báo cáo tài chính của<br />
mình, để các nhà quản lý, nhà đầu tư nắm bắt được tình hình tài chính và hoạt động<br />
kinh doanh của ngân hàng, từ đó đưa ra được những sách lược đúng đắn, giúp hoạt<br />
động của các ngân hàng đạt hiệu quả ngày càng cao.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính, trong thời<br />
gian qua, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank đã rất<br />
quan tâm đến công tác này và đã đạt được những kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, hệ<br />
thống các chỉ tiêu được đánh giá thường thiên về các chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ,<br />
huy động vốn....nhưng còn nhiều khía cạnh còn chưa được đề cập đến trong hệ thống<br />
các chỉ tiêu phân tích, đánh giá như: mối quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng<br />
vốn, mối quan hệ chỉ tiêu ROA và ROE …các thông tin của hệ thống báo cáo tài<br />
chính chủ yếu quan tâm đến các đối tượng bên ngoài chưa được sự quan tâm đúng<br />
mức của các nhà quản lý. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo<br />
tài chính đối với việc quản trị ngân hàng, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn<br />
thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank” được nghiên cứu nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi trên.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO<br />
TÀI CHÍNH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
2.1 Vai trò của phân tích báo cáo tài chính trong ngân hàng thương mại<br />
2.1.1 Vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại<br />
2.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại<br />
Theo luật tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010: “Ngân hàng thương mại là<br />
loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt<br />
động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận”<br />
2.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại.<br />
-Tạo tiền<br />
-Huy động tiết kiệm<br />
-Thanh toán<br />
-Tài trợ thương mại<br />
-Mở rộng tín dụng : Đây là chức năng chủ yếu và quan trọng bậc nhất của<br />
các ngân hàng thương mại<br />
Bên cạnh các chức năng kể trên ngân hàng thương mại còn có các chức năng<br />
khác như : dịch vụ uỷ thác, bảo quản vật có giá, dịch vụ kinh quỹ...<br />
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích BCTC trong Ngân hàng thương mại<br />
Phân tích BCTC là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hình<br />
tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động<br />
nhất định. Thông qua báo cáo tài chính các nhà quản trị và các cơ quan chủ quản<br />
thấy được bức tranh về hoạt động tài chính về thực trạng tài chính doanh nghiệp,<br />
xác định được các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình<br />
tài chính của doanh nghiệp. Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ<br />
một lĩnh vực nhảy cảm và chữa nhiều rủi ro.Việc phân tích báo cáo tài chính của<br />
ngân hàng cũng giống như việc phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp vì<br />
ngân hàng cũng là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.<br />
<br />
iii<br />
<br />
2.2. Phương pháp phân tích BCTC trong Ngân hàng thương mại<br />
a. Phương pháp so sánh<br />
b. Phương pháp loại trừ<br />
Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt<br />
của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định sự<br />
ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố khác. Và để<br />
xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt động tài chính,<br />
phương pháp loại trừ được thực hiện bằng hai cách đó là Phương pháp số chênh<br />
lệch và Phương pháp thay thế liên hoàn.<br />
Phương pháp số chênh lệch:<br />
Phương pháp thay thế liên hoàn :<br />
c. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích<br />
d. Phương pháp xác định theo giá trị thời gian của dòng tiền<br />
e. Phương pháp Dupont<br />
2.3. Nội dung phân tích BCTC trong ngân hàng thương mại<br />
Phân tích báo cáo tài chính trong ngân hàng tập trung ở một số nội dung chủ<br />
yếu sau.<br />
a. Phân tích tình hình huy động vốn<br />
Khác với các doanh nghiệp kinh doanh khác, nguồn vốn của ngân hàng vốn<br />
chủ sở hữu của ngân hàng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các nguồn vốn huy<br />
động. Trong hoạt động ngân hàng nguồn vốn của ngân hàng hình thành từ các<br />
nguồn vốn cơ bản như: vốn huy động từ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của<br />
dân cư, vốn ủy thác, tiền vay của các tổ chức tài chính, vốn cổ phần, lợi nhuận để<br />
lại, các khoản dự phòng, nợ phải trả...<br />
- Hệ số tài trợ :<br />
Hệ số tài trợ<br />
<br />
=<br />
<br />
Vốn chủ sở hữu<br />
Tổng số nguồn vốn<br />
<br />
=<br />
<br />
Vốn chủ sở hữu<br />
Tài sản dài hạn<br />
<br />
- Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn<br />
Hệ số tự tài trợ tài<br />
sản dài hạn<br />
<br />
iv<br />
<br />
- Hệ số đầu tư:<br />
Tài sản cố định<br />
Tổng tài sản<br />
Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp ngân hàng đánh giá được mức độ<br />
Hệ số đầu tư<br />
<br />
=<br />
<br />
độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động<br />
Tỷ trọng của từng bộ phận<br />
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn<br />
nguồn vốn chiếm trong tổng<br />
=<br />
Tổng số nguồn vốn<br />
số nguồn vốn<br />
Ngân hàng có thể tính toán cơ cấu nguồn vốn huy động theo các tiêu thức<br />
sau :<br />
- Theo đối tượng huy động: cá nhân, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế….<br />
- Theo kỳ hạn huy động: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.<br />
- Theo loại tiền tệ: ngoại tệ các loại, nội tệ...<br />
-<br />
<br />
Tỷ trọng vốn huy động/Vốn chủ sở hữu<br />
Tổng vốn huy động bình quân trong kỳ<br />
<br />
Tỷ trọng vốn huy động<br />
so với vốn chủ sở hữu<br />
<br />
=<br />
<br />
Tổng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ<br />
<br />
b. Phân tích hoạt động tín dụng<br />
Trong các chức năng của ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm một vị trí<br />
quan trọng nhất vì hoạt động tín dụng chiếm tới 60%-80% thu nhập của ngân hàng.<br />
Các công thức thường dung để phân tích như:<br />
-Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động<br />
Phản ánh tương quan giữa dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động. Cho biết<br />
mức độ sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay cũng như khả năng cân<br />
đối nguồn vốn huy động tại chỗ cho hoạt động tín dụng của chi nhánh của ngân hàng.<br />
Tỷ lệ dư nợ tín dụng so<br />
với nguồn vốn huy động<br />
- Phân tích rủi ro tín dụng:<br />
Tỷ lệ nợ xấu<br />
<br />
=<br />
<br />
Tỷ lệ nợ quá hạn<br />
<br />
=<br />
<br />
Tỷ trọng vốn vay trên<br />
tổng dư nợ tín dụng<br />
<br />
=<br />
<br />
Dư nợ tín dụng<br />
Nguồn vốn huy động<br />
<br />
Nợ xấu<br />
x 100<br />
Tổng dư nợ<br />
Nợ quá hạn<br />
x 100<br />
Tổng dư nợ<br />
Vốn vay<br />
=<br />
Tổng dư nợ tín dụng<br />
<br />
x 100<br />
<br />
v<br />
<br />
c. Phân tích khả năng thanh toán trong Ngân hàng thương mại<br />
Các chỉ tiêu phân tích tính thanh khoản của ngân hàng thường được vận<br />
dụng:<br />
Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn<br />
Tỷ lệ dư nợ cho vay<br />
=<br />
so với tiền gửi<br />
Tổng tiền gửi<br />
Tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác<br />
Chỉ số về trạng<br />
=<br />
thái tiền mặt<br />
Tổng tài sản<br />
Tổng giá trị chứng khoán sẵn sàng để bán<br />
Chỉ số về chứng<br />
=<br />
khoán thanh khoản<br />
Tổng tài sản<br />
Tổng tiền gửi giao dịch<br />
Chỉ số cấu trúc tiền gửi =<br />
Tổng tiền gửi có kỳ hạn<br />
d. Phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng<br />
Các chỉ tiêu về đo lường khả năng sinh lời được ngân hàng sử dụng phổ biến<br />
hiện nay là chỉ tiêu<br />
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)<br />
<br />
=<br />
<br />
Lợi nhuận sau thuế<br />
Vốn chủ sở hữu bình quân<br />
<br />
Trong đó:<br />
Vốn CSH đầu kỳ + Vốn CSH cuối kỳ<br />
2<br />
Chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản , chỉ tiêu này được tính như sau:<br />
<br />
Vốn chủ sỡ hữu bình quân<br />
<br />
=<br />
<br />
Lợi nhuận sau thuế<br />
Tỷ lệ lợi nhuận trên<br />
=<br />
tổng tài sản (ROA)<br />
Tổng tài sản<br />
Chỉ tiêu ROA, ROE có mối liên hệ chặt chẽ với nhau<br />
Tổng tài sản<br />
Tổng vốn chủ sở hữu<br />
Mối quan hệ này thể hiện sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận mà các nhà<br />
ROE =<br />
<br />
ROA X<br />
<br />
quản lý ngân hàng phải dối mặt<br />
-Tỷ lệ thu nhập lãi ròng so với tổng thu nhập trước thuế<br />
Tỷ lệ thu nhập lãi<br />
Thu nhập lãi ròng<br />
ròng trên tổng thu<br />
=<br />
Tổng thu nhập trước thuế<br />
nhập trước thuế<br />
- Hệ số đòn bẩy hay tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu<br />
Công thức:<br />
Hệ số đòn bẩy<br />
<br />
=<br />
<br />
Tổng tài sản nợ BQ<br />
Vốn chủ sở hữu BQ<br />
<br />