BẢN TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
MỞ ĐẦU<br />
Khách hàng là nhân tố quyết định sự tồn tại của ngân hàng, chiến lược kinh<br />
doanh coi khách hàng là trung tâm đang trở thành chiến lược quan trọng hàng đầu<br />
của các ngân hàng. Do vậy, ngân hàng nào dành được sự quan tâm và mức độ trung<br />
thành của khách hàng, ngân hàng đó sẽ thắng lợi và phát triển. Ngoài ra, trong quá<br />
trình mở cửa và hội nhập, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính cạnh<br />
tranh với nhau ngày càng khốc liệt đề giành lấy những khách hàng tốt về mình.<br />
Cùng với sự gia tăng, mức độ cạnh tranh trên thị trường các sản phẩm/dịch<br />
vụ ngân hàng, khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm/dịch<br />
vụ phù hợp cho mình hơn và vì thế mức độ trung thành của khách hàng đối với mỗi<br />
ngân hàng cũng có thay đổi theo chiều hướng giảm dần. Tác động của những tiến<br />
bộ về công nghệ thông tin càng làm gia tăng khả năng lựa chọn của các khách hàng.<br />
Bên cạnh đó, khách hàng sử dụng các sản phẩm/dịch vụ ngân hàng hiện đại thường<br />
có xu hướng ít trung thành hơn so với những khách hàng sử dụng các sản<br />
phẩm/dịch vụ ngân hàng truyền thống. Vì vậy vấn đề thu hút và giữ chân khách<br />
hàng cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững<br />
của ngân hàng.<br />
Ngoài ra các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đang đứng trước một<br />
nguy cơ bị cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài với các sản phẩm/dịch vụ đa<br />
dạng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ vượt trội do lợi thế về vốn, về trình độ công<br />
nghệ và cả về công nghệ triển khai các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng Đầu tư và<br />
Phát triển Việt Nam (BIDV) nói chung và Chi nhánh Hà Tây nói riêng cũng không<br />
nằm ngoài xu thế đó. Vì vậy, nghiên cứu sâu sắc sự hài lòng và đáp ứng kịp thời<br />
nhu cầu của khách hàng là một công việc quan trọng mà các ngân hàng phải thực<br />
hiện thường xuyên, liên tục để đem đến sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng.<br />
Một trong những vấn đề cấp thiết của ngân hàng hiện nay là việc tạo ra và<br />
duy trì các mối quan hệ bền vững với các khách hàng hiện có cũng như các khách<br />
<br />
hàng tiềm năng tương lai. Sự thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của các khách hàng sẽ<br />
làm gia tăng giá trị cho khách hàng đồng thời gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.<br />
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây (BIDV Hà<br />
Tây) là một trong những Chi nhánh ngân hàng có thế mạnh, bề dày kinh nghiệm và<br />
phát triển lâu dài trong lĩnh vực ngân hàng. Trong thời gian gần đây, BIDV Hà Tây<br />
bên cạnh việc trú trọng đến quy trình tín dụng, quản lý rủi ro… cũng đã quan tâm<br />
đến quản trị quan hệ khách hàng và thông qua đó nhiều khách hàng đã biết đến<br />
BIDV Hà Tây. Tuy nhiên thực tế còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, xem xét để<br />
đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị quan hệ khách<br />
hàng của BIDV Hà Tây, đồng thời tạo cho BIDV Hà Tây một vị thế của mình và<br />
phát triển bền vững trong hoạt động ngân hàng.<br />
Xuất phát từ thực tế trên tác giả đã chọn đề tài như sau: “Hoàn thiện quản<br />
trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi<br />
nhánh Hà Tây”. Bố cục của luận văn gồm 3 vấn đề chính được đề cập và thực hiện<br />
như sau:<br />
Vấn đề 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị quan hệ khách hàng tại ngân<br />
hàng thương mại<br />
“Quản trị quan hệ khách hàng là một chiến lược và một quá trình toàn diện<br />
nhằm đạt được, duy trì và cộng tác với các khách hàng được lựa chọn nhằm tạo ra<br />
giá trị hiệu quả hơn cho doanh nghiệp và khách hàng. Nó bao gồm sự kết hợp giữa<br />
marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng để đạt được những hiệu quả và hiệu<br />
suất cao hơn trong việc phân phối giá trị khách hàng”<br />
Quản trị quan hệ khách hàng giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ tốt hơn<br />
cho khách hàng nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh, giúp ngân hàng có được kết quả<br />
nghiên cứu thị trường kịp thời, mở ra các kênh thông tin với khách hàng và đảm bảo<br />
có được thông tin trực tiếp về thị trường sản phẩm/dịch vụ qua ý kiến phản hồi của<br />
khách hàng. Hoạt động quản trị quan hệ khách hàng tốt cũng giúp ngân hàng giữ<br />
được khách hàng trung thành, giảm việc mất khách hàng và thu hút nhiều khách<br />
<br />
hàng mới hơn từ việc tăng mức độ hài lòng của khách hàng, giảm thiểu xung đột và<br />
tạo động lực cho nhân viên.<br />
Hoạt động cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày nay cùng với sự thuận tiện<br />
trong việc tạo lập mối quan hệ với ngân hàng đã làm xói mòn dần sự trung thành<br />
của khách hàng đối với một ngân hàng cụ thể khi có quá nhiều ngân hàng ra đời và<br />
các ngân hàng nỗ lực sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm giành giật khách hàng<br />
của ngân hàng khác về mình. Để mở rộng thị phần và gia tăng lợi nhuận, các ngân<br />
hàng cần phải chủ động đưa ra các gói tín dụng đặc trưng nhằm cuốn hút khách<br />
hàng vào việc sử dụng các sản phẩm tín dụng hiện có của ngân hàng.<br />
Nội dung quản trị quan hệ khách hàng ở Ngân hàng thương mại gồm có:<br />
- Hoạch định chiến lược: Công tác hoạch định chiến lược giữ vai trò định<br />
hướng cho hoạt động của ngân hàng trong một môi trường kinh doanh cụ thể. Bất<br />
kỳ một doanh nghiệp nào cũng như một ngân hàng thương mại nào, định hướng<br />
chiến lược kinh doanh luôn luôn là người dẫn đường cho các quyết định kinh doanh<br />
của các nhà quản trị.<br />
- Tổ chức hệ thống quản trị: Để xây dựng được cơ sở dữ liệu khách hàng, các<br />
ngân hàng trước hết phải lập kế hoạch và triển khai thu thập các thông tin khách<br />
hàng và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho những thông tin đó. Nhưng dữ liệu thống kê<br />
đó nói lên điều gì, định hướng tiếp theo ra sao lại hoàn toàn phụ thuộc vào người sử<br />
dụng các thông tin đó. Đánh giá hiệu quả được coi là thành phần quan trọng nhất<br />
của quản trị quan hệ khách hàng, thể hiện ở hai góc độ: đánh giá hiệu quả mà quản<br />
trị quan hệ khách hàng mang lại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng xét theo<br />
góc độ nội bộ ngân hàng (đánh giá bên trong); và đánh giá hiệu quả của quản trị<br />
quan hệ khách hàng dưới góc độ của khách hàng (đánh giá bên ngoài).<br />
- Thực hiện các hoạt động quản trị gồm có quản trị thông tin khách hàng về<br />
cách thức thu thập và cách thức xử lý thông tin; tiếp theo cung ứng sản phẩm/dịch<br />
vụ khách hàng là đối với khách hàng này đó có thể là lãi suất, biểu phí phải chăng,<br />
đối với khách hàng kia đó có thể là thời gian giao dịch, linh hoạt, trong khi khách<br />
hàng khác lại đánh giá việc này qua sự hiểu biết tư vấn cũng như thái độ phục vụ<br />
<br />
của nhân viên; cuối cùng là giải quyết các khiếu nại của khách hàng vì không một<br />
ngân hàng nào có thể đảm bảo được trong suốt vòng đời kinh doanh của mình luôn<br />
làm cho mọi khách hàng hài lòng mà không xảy ra các tình huống khiếu nại của<br />
khách hàng<br />
- Một số tiêu chí đánh giá chất lượng quản trị quan hệ khách hàng như: Sự<br />
duy trì, tần suất sử dụng sản phẩm/dịch vụ, Lợi nhuận thu được từ khách hàng, Đo<br />
lường lòng trung thành của khách hàng.<br />
Về nhân tố ảnh hưởng đến quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng<br />
thương mại gồm có: Các nhân tố chủ quan như yếu tố con người, yếu tố chiến lược<br />
và các yếu tố khách quan như yếu tố công nghệ, hành vi của khách hàng và đặc thù<br />
của tổ chức tín dụng<br />
Vấn đề 2: Thực trạng quản trị quan hệ khách hàng tại BIDV Hà Tây<br />
Đặc điểm kinh doanh và khách hàng của BIDV Hà Tây: trên địa bàn có<br />
nhiều doanh nghiệp hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: dịch vụ, xây lắp, thương mại,<br />
xuất nhập khẩu…Đặc biệt là nơi tập trung một số các công ty và Tổng công ty lớn<br />
và đó là những khách hàng tiềm năng không chỉ của BIDV mà còn là của những<br />
ngân hàng thương mại khác, việc thu hút và khai thác nguồn khách hàng này được<br />
xác định là mục tiêu và chiến lược của các ngân hàng thương mại. Khách hàng của<br />
BIDV Hà Tây chủ yếu là những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây<br />
lắp đa phần là Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa có quy<br />
mô lớn nên khó cho việc quản lý, điều này đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên năng<br />
động, có trách nhiệm, có trình độ cao về chuyên môn.<br />
Thực trạng quản trị quan hệ khách hàng tại BIDV Hà Tây được phân tích<br />
trên 4 khía cạnh lớn cụ thể như sau:<br />
- Chiến lược đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV gồm chiến lược<br />
thông qua chính sách khách hàng và chiến lược tổng hòa lợi ích đối với khách hàng<br />
đó là các khách hàng được phân thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm để<br />
áp dụng chính sách cụ thể theo từng nhóm.<br />
<br />
- Về tổ chức hệ thống quản trị: BIDV hiện đang dùng hệ thống ngân hàng<br />
tích hợp của SilverLake (SIBS-SilverLake Integrated Banking Systems) gồm các<br />
phân hệ con lưu giữ các thông tin về các dịch vụ mà khách hàng sử dụng tại BIDV<br />
nhưng toàn bộ dữ liệu là các mảng rời rạc do đó để tổng hợp thông tin về 1 khách<br />
hàng duy nhất như tần suất, số lượng, doanh số về các mảng tiền gửi, tín dụng,<br />
chuyển tiền hay tài trợ thương mại theo ngày, tuần tháng là chưa hiểu quả.<br />
- Về thực hiện các hoạt động quản trị: Trong quá trình cấp tín dụng, theo dõi<br />
khoản vay, xử lý khoản vay và các công việc liên quan đến khách hàng như huy<br />
động vốn, chuyển tiền, mở L/C, phát hành bảo lãnh đòi hỏi sự tham gia của nhiều<br />
người tại nhiều bộ phận khác và mỗi bộ phận chức năng đều vì nhiệm vụ chuyên<br />
môn, lợi ích của riêng mình mà thực hiện các công việc được giao, ngoài ra đôi khi<br />
có sự xung đột, mâu thuẫn hoặc không hợp tác với nhau.<br />
- Về đánh giá chất lượng quản trị quan hệ khách hàng: Luận văn đi sâu phân<br />
tích cụ thể về: Số lượng, số lượng phát sinh khách hàng doanh nghiệp, Số lượng<br />
phát sinh khách hàng tín dụng doanh nghiệp, Tổng dư nợ trong đó có dư nợ khách<br />
hàng doanh nghiệp, Dư bảo lãnh, L/C và tiền gửi với khách hàng tín dụng doanh<br />
nghiệp tại BIDV Hà Tây. Ngoài việc phân tích số lượng luận văn cũng đi sâu phân<br />
tích về: Bình quân dư nợ, bảo lãnh L/C và tiền gửi với khách hàng tín dụng doanh<br />
nghiệp, Chỉ số khách hàng tín dụng doanh nghiệp tăng thêm, Bình quân dư nợ, bảo<br />
lãnh L/C và tiền gửi với khách hàng tín dụng doanh nghiệp tăng mới tại BIDV Hà<br />
Tây để có cái nhìn tổng quan về khách hàng của BIDV Hà Tây. Trong cơ cấu lợi<br />
nhuận khách hàng tín dụng doanh nghiệp của BIDV Hà Tây thì lợi nhuận về tín<br />
dụng vẫn chiếm tỷ trong lớn với mức 45% giai đoạn năm 2008-2011 và 62% vào<br />
năm 2012. Danh sách khách hàng trên được lựa chọn theo Quy luật 80:20 và kết<br />
quả cho thấy 24 khách hàng chiếm 20,7% số khách hàng tín dụng doanh nghiệp đã<br />
mang lại lợi nhuận 64,5 tỷ đồng chiếm 79,6% số lợi nhuận mà khách hàng tín dụng<br />
doanh nghiệp mang lại cho BIDV Hà Tây. Kết quả đo lường sự hài lòng khách hàng<br />
cho thấy lợi thế của BIDV Hà Tây chính là thái độ phục vụ của cán bộ và chất<br />
lượng tư vấn hỗ trợ.<br />
<br />