i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là việc Việt Nam trở<br />
thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) thì việc hình<br />
thành các tập đoàn kinh tế là điều tất yếu.<br />
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế này, người ta phải<br />
căn cứ vào báo cáo tài chính. Tuy nhiên, để có được một bức tranh toàn cảnh về<br />
tình hình tài chính của cả tập đoàn thì không thể nhìn vào từng bức tranh nhỏ của<br />
từng công ty thành viên mà phải có một cái nhìn tổng thể, bức tranh đó chính là báo<br />
cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn.<br />
Tại công ty Cổ phần tập đoàn Mai Linh Đông Bắc Bộ bao gồm Công ty mẹ và<br />
16 Công ty con hoạt động tại các tỉnh khác nhau. Do có sự không đồng bộ về<br />
chuyên môn của các nhân viên kế toán dẫn đến sự không đồng bộ trong hệ thống<br />
báo cáo tài chính của cả tập đoàn. Trong năm 2008 công ty đã thực hiện lập báo cáo<br />
tài chính hợp nhất của cả tập đoàn dựa trên các chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, bộ<br />
phận hợp nhất cũng mới được thành lập, kinh nghiệm và trình độ còn thiếu, tổ chức<br />
còn thiếu khoa học nên cách thức và thời gian lập còn mất rất nhiều thời gian. Điều<br />
đó đã gây ra một hạn chế không thể tránh khỏi là thông tin cung cấp chưa chính xác<br />
và thiếu tính kịp thời.<br />
Trước những thực trạng còn tồn tại trên, với góc độ là nhân viên của phòng<br />
hợp nhất công ty Cổ phần tập đoàn Mai Linh Đông Bắc Bộ tác giả đã mạnh dạn<br />
chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình hợp nhất báo cáo tài chính tại Công ty cổ<br />
phần tập đoàn Mai Linh Đông Bắc Bộ”.<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu làm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về báo cáo tài chính hợp nhất;<br />
Chương 2: Thực trạng quy trình hợp nhất báo cáo tài chính tại Công ty cổ<br />
phần tập đoàn Mai Linh Đông Bắc Bộ;<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình hợp nhất báo cáo<br />
tài chính tại Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh Đông Bắc Bộ.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Chương 1<br />
Cơ sở lý luận chung về hợp nhất báo cáo tài chính<br />
1.1. Tổng quan về báo cáo tài chính hợp nhất<br />
Theo VAS21: BCTC là sản phẩm của kế toán tài chính, tổng hợp và phản ánh<br />
một cách tổng quát, toàn diện: Tình hình tài sản và nguồn vốn của một doanh<br />
nghiệp tại một thời điểm; Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh; Tình hình và<br />
kết quả lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định.<br />
Theo VAS25: BCTC hợp nhất là BCTC của một tập đoàn được trình bày như<br />
BCTC của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo<br />
của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực này (Chuẩn mực<br />
này ở đây là VAS25).<br />
Việc hợp nhất báo cáo tài chính nhằm mục đích chính là:<br />
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ<br />
phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc năm tài chính, kết quả hoạt<br />
động kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính của Tập đoàn.<br />
- Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng<br />
tình hình tài chính và kết quả kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ của Tập<br />
đoàn, Tổng công ty trong năm tài chính đã qua và dự đoán trong tương lai.<br />
Kết thúc kỳ kế toán, CTM có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất để<br />
phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các dòng lưu chuyển<br />
tiền tệ của cả Tập đoàn. Trường hợp CTM đồng thời là CTC bị một công ty khác sở<br />
hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ và được các cổ đông thiểu số trong công ty chấp<br />
thuận thì Công ty mẹ này không phải lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất.<br />
Một bộ báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm:<br />
- Bảng CĐKT hợp nhất<br />
<br />
Mẫu số B01-DN/HN<br />
<br />
- Báo cáo KQKD hợp nhất<br />
<br />
Mẫu số B02-DN/HN<br />
<br />
- Báo cáo LCTT hợp nhất<br />
<br />
Mấu số B03-DN/HN<br />
<br />
- Bản thuyết minh BCTC hợp nhất<br />
<br />
Mẫu số B09-DN/HN<br />
<br />
iii<br />
<br />
1.2. Quy trình hợp nhất báo cáo tài chính<br />
1.2.1. Điều kiện hợp nhất báo cáo tài chính<br />
Theo chuẩn mực VAS 25 quy định tất cả các công ty mẹ phải lập và trinh bày<br />
báo cáo tài chính hợp nhất ngoại trừ trường hợp công ty mẹ đồng thời là công ty<br />
con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ và được cổ đông<br />
thiểu số trong công ty chấp thuận không phải lập báo cáo tài chính hợp nhất.<br />
Điều kiện tiếp theo là điều kiện về công ty được đầu tư bởi công ty mẹ có phải<br />
là công ty con thuộc phạm vi hợp nhất hay không. Công ty con được xác định nằm<br />
trong phạm vi hợp nhất phải thỏa mãn một trong hai tiêu chuẩn cơ bản về tỷ lệ<br />
quyền biểu quyết và quyền kiểm soát.<br />
1.2.2. Nguyên tắc hợp nhất báo cáo tài chính<br />
Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất Báo cáo tài chính<br />
riêng của mình và của tất cả các Công ty con ở trong nước và ngoài nước do Công<br />
ty mẹ kiểm soát, trừ các trường hợp được quy định trong chuẩn mực VAS25.<br />
1.2.3. Phương pháp kế toán các khoản liên quan đến hợp nhất báo cáo tài chính<br />
- Loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con tại ngày mua: Khi<br />
lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm, kế toán phải loại trừ giá trị ghi sổ của<br />
khoản đầu tư của Công ty mẹ trong Công ty con tại ngày mua.<br />
- Phân bổ lợi thế thương mại: Lợi thế thương mại phát sinh tại ngày mua<br />
được phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo phương pháp<br />
đường thẳng trong thời gian không quá 10 năm.<br />
- Tách lợi ích của cổ đông thiểu số<br />
- Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ Tập đoàn: Trong<br />
Báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu và giá vốn của hàng tiêu thụ trong nội bộ<br />
Tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện từ các giao<br />
dịch bán hàng đang phản ánh trong giá trị của hàng tồn kho cũng phải được loại<br />
trừ hoàn toàn.<br />
- Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ: Các<br />
khoản thu nhập khác, chi phí khác, lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao<br />
<br />
iv<br />
<br />
dịch bán tài sản cố định trong nội bộ Tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn.<br />
- Điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành<br />
tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn: Trường hợp một đơn vị trong Tập đoàn bán<br />
hàng hoá, thành phẩm cho đơn vị khác trong Tập đoàn sử dụng làm tài sản cố định<br />
thì toàn bộ doanh thu bán hàng hoá, giá vốn hàng bán và lợi nhuận chưa thực hiện<br />
trong nguyên giá TSCĐ phải được loại trừ hoàn toàn.<br />
- Loại trừ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua: Toàn bộ cổ tức được<br />
chia từ lợi nhuận sau ngày mua từ các Công ty con trong Tập đoàn phải được loại<br />
trừ hoàn toàn trong Báo cáo tài chính hợp nhất.<br />
- Các khoản vay trong nội bộ: Các khoản vay trong nội bộ Tập đoàn chưa trả<br />
phải được loại trừ hoàn toàn khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Theo đó, các khoản<br />
thu nhập từ cho vay và chi phí đi vay cũng phải loại trừ toàn bộ trong Báo cáo tài<br />
chính hợp nhất.<br />
- Các khoản phải thu, phải trả nội bộ: Số dư các khoản phải thu, phải trả giữa<br />
các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn khi lập Báo cáo tài<br />
chính hợp nhất.<br />
1.2.4. Trình tự hợp nhất báo cáo tài chính<br />
Bước 1: Hợp cộng các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả<br />
hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ và các Công ty con trong Tập đoàn.<br />
Bước 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của Công ty mẹ trong<br />
từng Công ty con và phần vốn của Công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của Công ty<br />
con và ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có).<br />
Bước 3: Phân bổ lợi thế thương mại (nếu có).<br />
Bước 4: Tách lợi ích của cổ đông thiểu số.<br />
Bước 5: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong Tập đoàn<br />
Bước 6: Lập các Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các<br />
chỉ tiêu hợp nhất.<br />
Bước 7: Lập Báo cáo tài chính hợp nhất căn cứ vào Bảng tổng hợp các chỉ tiêu<br />
hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ.<br />
<br />
v<br />
<br />
1.3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán Quốc tế về hợp nhất<br />
báo cáo tài chính<br />
1.3.1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam về hợp nhất báo cáo tài chính<br />
Cho đến nay hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam về hệ thống báo cáo tài<br />
chính hợp nhất cũng đã được bổ sung thêm rất nhiều, trong đó bao gồm các chuẩn<br />
mực số: 07, 08, 10, 11, 21, 24, 25.<br />
1.3.2. Chuẩn mực kế toán Quốc tế về hợp nhất báo cáo tài chính<br />
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất<br />
bao gồm: IAS 22 - hợp nhất kinh doanh, IAS 27 - báo cáo tài chính tổng hợp và kế<br />
toán các khoản đầu tư vào các công ty con, IAS 28 - kế toán các khoản đầu tư trong<br />
các đơn vị liên kết.<br />
1.4. Kinh nghiệm của một số nước về hợp nhất báo cáo tài chính<br />
Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất trên thế giới đã hình thành và phát triển<br />
trong một thời gian dài. Phần lớn là vẫn dựa theo chuẩn mực kế toán Quốc tế, tuy<br />
nhiên mỗi nước lại có những cách thức áp dụng khác nhau tùy theo điều kiện và luật<br />
pháp của mỗi nước như:<br />
- Điều kiện hợp nhất báo cáo tài chính<br />
- Phạm vi hợp nhất BCTC<br />
- Kế toán lợi thế thương mại<br />
- Báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp công ty con có kỳ kế toán khác<br />
với công ty mẹ.<br />
<br />
Chương 2<br />
Thực trạng quy trình hợp nhất báo cáo tài chính<br />
tại Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh Đông Bắc Bộ<br />
<br />
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh Đông Bắc Bộ<br />
2.1.1.<br />
<br />
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tập đoàn Mai<br />
<br />
Linh Đông Bắc Bộ<br />
<br />