1<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU– HOÀN THIỆN TỔ CHỨC<br />
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG<br />
<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì yêu cầu và nhiệm vụ cung cấp<br />
thông tin của kế toán cho các nhà quản lý đòi hỏi ngày càng đa dạng, phong phú và<br />
kịp thời, đồng thời để đáp ứng cho hoạt động quản lý và điều hành đạt hiệu quả cao,<br />
đặc biệt là quản lý hữu hiệu về mặt kinh tế tài chính. Viện Khoa học công nghệ xây<br />
dựng mặc dù đã quan tâm đến hệ thống tổ chức và các công cụ quản lý trong đó có<br />
hệ thống kế toán nhưng vẫn chưa thực sự phù hợp và đáp ứng được điều kiện mở<br />
cửa và hội nhập kinh tế hiện nay. Trong thực tế triển khai thực hiện, do nhiều<br />
nguyên nhân chủ quan và khách quan mà việc tổ chức công tác kế toán tại Viện vẫn<br />
còn nhiều bất cập, nhiều hạn chế, hiệu quả mang lại không như mong muốn.<br />
Do vậy, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học công nghệ<br />
xây dựng sao cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của Viện đồng thời tôn<br />
trọng các nguyên tắc, chính sách, chế độ kinh tế tài chính, chế độ kế toán góp phần<br />
khắc phục cơ bản những tồn tại trong tổ chức công tác kế toán nhằm nâng cao hiệu<br />
quả của thông tin kế toán đối với hoạt động của Viện là sự cần thiết khách quan.<br />
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài ‘‘Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại<br />
Viện Khoa học công nghệ xây dựng’’ cho luận văn thạc sỹ.<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đưa ra những lý luận chung về tổ chức kế toán, tổ chức công tác kế toán (tổ<br />
chức hệ thống chứng từ, tổ chức hệ thống tài khoản, tổ chức hệ thống sổ kế toán, tổ<br />
chức hệ thống báo cáo), tổ chức kiểm tra kế toán tại các đơn vị sự nghiệp.<br />
Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán<br />
tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng, đánh giá những ưu điểm, tồn tại và các<br />
nguyên nhân chủ yếu. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức<br />
công tác kế toán tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng.<br />
<br />
2<br />
<br />
1.6. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết<br />
hợp với lý luận cơ bản của Khoa học kinh tế để nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng<br />
như thực tiễn liên quan một cách logic.<br />
Đồng thời, kết hợp sử dụng các phương pháp: thu thập thông tin, điều tra,<br />
thống kê số liệu, phỏng vấn, quan sát trực tiếp, tham khảo tài liệu. Ngoài ra, luận<br />
văn còn sử dụng phương pháp đối ứng tài khoản, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo<br />
sát thực tế.<br />
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
* Phương pháp phỏng vấn và phương pháp quan sát<br />
Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin.<br />
Thực chất, phỏng vấn tựa như quan sát gián tiếp bằng cách “nhờ người khác quan<br />
sát hộ”, sau đó hỏi lại kết quả quan sát.<br />
Để thực hiện phương pháp này, tác giả đã thực hiện phỏng vấn có chuẩn bị<br />
trước đối với nhà quản lý và kế toán trưởng, là những người am hiểu và nắm rõ tổ<br />
chức công tác kế toán tại đơn vị để có thể khai thác sâu hơn cơ cấu, chức năng tổ<br />
công tác kế toán tại đây.<br />
Đồng thời kết hợp phương pháp phỏng vấn, tác giả đã tiến hành quan sát tổ<br />
chức công tác kế toán tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng. Quan sát số lượng<br />
nhân viên kế toán, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và từng nhân viên kế<br />
toán, mối quan hệ, cách thức làm việc giữa các bộ phận, các nhân viên kế toán,... Từ<br />
đó khái quát được sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Viện.<br />
Quan sát trình tự lập, luân chuyển, biểu mẫu chứng từ kế toán; vận dụng hệ<br />
thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo kế<br />
toán quản trị, kiểm tra công tác kế toán và ứng dụng tin học vào công tác kế toán tại<br />
Viện Khoa học công nghệ xây dựng.<br />
* Phương pháp điều tra trắc nghiệm bằng bảng hỏi<br />
Nhằm mục đích thu thập các thông tin về tình hình tổ chức công tác kế toán<br />
tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng, tác giả đã thiết lập bảng câu hỏi và phát các<br />
<br />
3<br />
<br />
phiếu khảo sát tới các nhà quản lý và nhân viên kế toán trực tiếp tham gia vào công<br />
tác kế toán tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng. Các phiếu khảo sát được thiết<br />
kế dạng câu hỏi kèm phương án trả lời có sẵn, dạng câu hỏi kèm phương án trả lời<br />
“có” và “không”, hoặc dạng câu hỏi sắp xếp mức độ quan trọng của vấn đề.<br />
Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp thông tin thu. Đây là<br />
cơ sở để phản ánh đúng thực trạng của Viện, từ đó có thể đánh giá được ưu điểm<br />
cũng như những tồn tại cần khắc phục trong việc tổ chức công tác kế toán tại Viện<br />
Khoa học công nghệ xây dựng.<br />
1.6.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu<br />
Kết quả thu được từ các phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát,<br />
phương pháp điều tra trắc nghiệm bằng bảng câu hỏi và phương pháp nghiên cứu tài<br />
liệu, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để thu thập thông tin<br />
dưới 2 dạng: thông tin định tính và thông tin định lượng. Các thông tin này cần<br />
được xử lý toán học (đối với thông tin định lượng) và xử lý logic (đối với thông tin<br />
định tính).<br />
Qua phân tích, tổng hợp dữ liệu để đánh giá được thực trạng tổ chức công tác<br />
kế toán tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng.<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN<br />
TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP<br />
<br />
2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp<br />
2.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp<br />
Đơn vị sự nghiệp là các tổ chức thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội<br />
công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành<br />
kinh tế quốc dân. Là các tổ chức cung cấp các dịch vụ công về y tế, giáo dục đào<br />
tạo, văn hóa, thể thao, Khoa học công nghệ… đáp ứng nhu cầu về phát triển nguồn<br />
nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu về<br />
đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.<br />
2.1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp<br />
Các đơn vị sự nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện<br />
những công việc có lợi ích chung và lâu dài cho cộng đồng xã hội. Các đơn vị sự<br />
nghiệp dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau nhưng đều mang những đặc điểm cơ<br />
bản như sau:<br />
- Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp không nhằm mục đích lợi nhuận trực tiếp.<br />
Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do đơn vị sự nghiệp tạo ra đều có<br />
thể trở thành hàng hoá cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội. Tuy nhiên việc cung<br />
ứng những hàng hoá này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như<br />
doanh nghiệp.<br />
- Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là cung cấp những sản phẩm mang lại lợi<br />
ích chung, lâu dài và bền vững cho xã hội. Kết quả của hoạt động sự nghiệp là tạo ra<br />
những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về sức khoẻ, tri thức, văn hoá, Khoa học, xã hội…<br />
do đó có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng. Đây<br />
chính là những “hàng hoá công cộng” phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản<br />
xuất xã hội.<br />
- Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp luôn gắn liền và bị chi phối bởi các<br />
<br />
5<br />
<br />
chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Để thực hiện những mục<br />
tiêu kinh tế xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trình,<br />
mục tiêu quốc gia như: chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chương trình<br />
xoá mù chữ, chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình… Những chương trình,<br />
mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước với vai trò của mình thông qua các đơn vị<br />
sự nghiệp thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả.<br />
2.1.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp<br />
Các đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách<br />
nhiệm về tài chính bao gồm:<br />
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường<br />
xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động) là các đơn vị có<br />
nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo đảm được toàn bộ chi phí<br />
hoạt động thường xuyên. NSNN không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường<br />
xuyên của đơn vị.<br />
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động<br />
thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động).<br />
Đây là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trải<br />
toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước phải cấp một phần chi<br />
phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.<br />
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu,<br />
kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước<br />
bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà<br />
nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).<br />
Tiêu chí để phân loại đơn vị sự nghiệp là mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt<br />
động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp, được xác định bằng công thức 1.1 dưới<br />
đây:<br />
Mức tự bảo đảm chi phí<br />
<br />
Tổng số nguồn thu sự nghiệp<br />
<br />
hoạt động thường xuyên =<br />
của đơn vị sự nghiệp<br />
<br />
* 100% (1.1)<br />
Tổng số nguồn chi hoạt động<br />
<br />