i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Khi bối cảnh đất nước vừa gia nhập WTO thì sự cạnh tranh giữa các<br />
doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Do doanh nghiệp hoạt động trong<br />
một môi trường mở và luôn biến động nên các doanh nghiệp đang đứng trước<br />
cơ hội và thách thức mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, thâm nhập vào<br />
các lĩnh vực công nghệ mới đòi hỏi kỹ thuật cao và có sự đầu tư hợp lý. Nhìn<br />
chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, công tác tổ chức kế toán nói<br />
chung và nhất là tổ chức hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác<br />
định kết quả kinh doanh nói riêng của Tổng công ty truyền thông đa<br />
phương tiện Việt Nam (VTC) vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức,<br />
chưa thực sự trở thành công cụ hữu ích trong việc đưa ra các quyết định kinh<br />
doanh của mình. Để có thể phát huy hết những tiềm năng, thế mạnh của<br />
doanh nghiệp, tạo được những lợi thế và nắm bắt đúng thời cơ trong kinh<br />
doanh Tổng công ty VTC cần chú trọng hơn đến vấn đề này.<br />
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài cho luận văn tốt<br />
nghiệp của mình là: “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán chi phí, doanh<br />
thu và xác định kết quả tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ thuộc Tổng<br />
công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC)”.<br />
Kết cấu của luận văn chia thành 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán chi phí, doanh<br />
thu và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch<br />
vụ.<br />
Chương 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và<br />
xác định kết quả tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ thuộc Tổng công ty truyền<br />
thông đa phương tiện Việt Nam.<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán tổ chức kế<br />
toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ<br />
<br />
ii<br />
<br />
thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam.<br />
Luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu công tác tổ chức hạch toán kế toán<br />
chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh<br />
dịch vụ thông tin, truyền hình, bưu chính, viễn thông của các doanh nghiệp<br />
thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC). Nguồn số<br />
liệu sử dụng là nguồn thông tin, số liệu thực tế những năm gần đây tại hai<br />
công ty là công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ thông tin (Intecom) và Đài<br />
truyền hình kỹ thuật số VTC. Luận văn không đề cập đến công tác tổ chức<br />
hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của hoạt<br />
động khác ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ.<br />
Chương I tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tổ chức<br />
hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả trong doanh nghiệp<br />
kinh doanh dịch vụ theo chế độ kế toán Việt Nam đồng thời có tham khảo<br />
kinh nghiệm của các nước trên thế giới là các nước Bắc Mỹ và các nước Tây<br />
Âu cụ thể luận văn đi vào phân tích các vấn đề cơ bản sau:<br />
1.1. Kinh doanh dịch vụ và những ảnh hưởng của nó tới tổ chức<br />
hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả trong doanh<br />
nghiệp kinh doanh dịch vụ.<br />
* Khái niệm: Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các yếu tố không<br />
hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản của<br />
khách hàng sở hữu với người cung cấp mà họ không có sự chuyển giao<br />
quyền sở hữu. Sản phẩm của các dịch vụ có thể tống phạm vi hoặc vượt<br />
quá phạm vi của các sản phẩm vật chất.<br />
*Đặc điểm: Hoạt động kinh doanh dịch vụ chỉ tính được giá thành<br />
thực tế khối lượng dịch vụ đã thực hiện, tức là khối lượng dịch vụ đã<br />
được coi là tiêu thụ. Kỳ tính giá thành là hàng tháng hoặc hàng quý.<br />
Sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tạo ra để phục vụ<br />
<br />
iii<br />
<br />
không thể xác định một cách cụ thể bằng tiêu chuẩn kỹ thuật, bằng chỉ<br />
tiêu chất lượng một cách rõ ràng, người được phục vụ chỉ có thể đánh<br />
giá bằng các giác quan của mình như nhìn, ngửi, nếm, thích thú, trên cơ<br />
sở cảm nhận thông qua danh tiếng hoặc thực tế đã được phục vụ.<br />
Quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ không tách rời quá trình<br />
tiêu dùng, sản phẩm sản xuất ra đến đâu được tiêu dùng đến đấy, khi sản<br />
xuất bị ngưng trệ thì tiêu dùng cũng ngay lập tức bị gián đoạn.<br />
Sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tạo ra không thể<br />
cất trữ trong kho, để có thể làm phần đệm điều chỉnh thay đổi bất thường<br />
của nhu cầu thị trường.<br />
Sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tạo ra phụ<br />
thuộc rất cao vào chất lượng tiếp xúc, sự tương tác qua lại giữa người<br />
làm dịch vụ và người được phục vụ.<br />
*Ảnh hưởng tổ chức hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác<br />
định kết quả kinh doanh tới doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ: Tổ chức<br />
hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh<br />
trong doanh nghiệp dịch vụ giữ vị trí then chốt trong việc tạo dựng hệ<br />
thống thông tin tài chính cung cấp cho quản lý. Giúp cho nhà quản lý:<br />
Đánh giá đúng đắn về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp<br />
mình cũng như kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm dịch vụ. Đưa<br />
ra các quyết định kinh doanh hợp lý, có các hình thức khen thưởng, xử<br />
phạt hợp lý đối với các nhà quản lý cũng như nhân viên.<br />
1.2. Nội dung của tổ chức hạch toán kế toán chi phí trong các<br />
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.<br />
Để hiểu rõ về tổ chức hạch toán kế toán chi phí trong doanh nghiệp<br />
kinh doanh dịch vụ cần phải nghiên cứu các nội dung sau:<br />
<br />
iv<br />
<br />
* Tổ chức chứng từ kế toán: Chất lượng tổ chức hạch toán ban đầu các<br />
chi phí kinh doanh phát sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác, kịp<br />
thời và đầy đủ của thông tin về chi phí mà các cấp quản lý quan tâm. Chứng<br />
từ để hạch toán chi phí kinh doanh dịch vụ rất phong phú và thường bao gồm:<br />
Hoá đơn GTGT cho các chi phí hàng hoá, dịch vụ mua ngoài, các hợp đồng,<br />
biên bản nghiệm thu và thanh lý với các đơn vị kinh doanh khác khi mua hàng<br />
hoá dịch vụ bên ngoài, bảng thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho<br />
CNV, phiếu xuất kho NVL, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ<br />
* Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán chi phí: Cũng giống như các<br />
doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá khác, các doanh nghiệp kinh doanh dịch<br />
vụ thường sử dụng các TK như TK 621, TK 622, TK 627, TK 632, TK 154,<br />
TK 642, TK để hạch toán chi phí.<br />
Trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thường sử dụng phương<br />
pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí kinh doanh.<br />
* Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: Từ các việc trên, kế toán tiến hành<br />
thiết kế sổ chi tiết chi phí phù hợp. Để thiết kế sổ kế toán phản ánh chi tiết chi<br />
phí trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần căn cứ vào yêu cầu quản lý cụ<br />
thể của doanh nghiệp, đối tượng chi tiết mà doanh nghiệp đã xác định nhằm<br />
đảm bảo yêu cầu theo dõi được chi tiết từng khoản mục phí, yếu tố chi phí kết<br />
hợp với việc nhận dạng chi phí khả biến và chi phí bất biến, và phân tích chi<br />
phí theo từng đối tượng chi tiết đã xác định phù hợp với yêu cầu cung cấp<br />
thông tin chi tiết về chi phí để phục vụ yêu cầu quản lý chi phí, đáp ứng yêu<br />
cầu xác định kết quả từng mặt hàng, nhóm hàng... theo yêu cầu quản trị của<br />
doanh nghiệp.<br />
* Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Để giám sát chặt chẽ tình hình<br />
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế tài<br />
chính và công tác kế hoạch hoá cần xây dựng báo cáo kế toán. Các báo cáo<br />
<br />
v<br />
<br />
bao gồm: Báo cáo giá thành dịch vụ, báo cáo chi tiết chi phí bán hàng, báo<br />
cáo chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp.<br />
1.3. Nội dung tổ chức hạch toán kế toán doanh thu trong các doanh<br />
nghiệp kinh doanh dịch vụ.<br />
Quá trình tổ chức hạch toán kế toán doanh thu là quá trình kế toán thu<br />
thập, xử lý các thông tin và được thực hiện qua các nội dung cơ bản sau :<br />
* Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Các chứng từ hạch toán ban đầu<br />
cần phải xác định và sắp xếp, phân loại để đạt được mục đích quản trị. Các<br />
chứng từ gốc liên quan đến doanh thu thực tế phát sinh là các hoá đơn bán<br />
hàng, hoá đơn GTGT, bảng kê bán lẻ, hợp đồng ký kết giữa khách sử dụng<br />
dịch vụ và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.<br />
* Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Các tài khoản kế toán thường sử<br />
dụng để hạch toán doanh thu gồm: TK 511, TK 512, TK 521, TK 531, TK<br />
532<br />
Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, doanh thu chỉ được ghi nhận trên<br />
TK 511 khi thực hiện các dịch vụ hoặc bán hàng cho khách hàng. Nếu phát<br />
sinh chiết khấu thương mại cho khách hàng kế toán sẽ tổng hợp vào TK 521.<br />
Nếu phát sinh các khoản giảm giá cho khách hàng kế toán sẽ tổng hợp vào<br />
TK 532. Nếu phát sinh trường hợp hàng bán bị trả lại kế toán sẽ tổng hợp trên<br />
TK 531<br />
Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển tổng số chiết khấu thương mại<br />
giảm giá hàng bán và doanh thu bán hàng bị trả lại trong kỳ sang TK 511 và<br />
từ đó xác định và kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch<br />
vụ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.<br />
* Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: Sổ kế toán chi tiết doanh thu được<br />
mở theo từng nhân viên kinh doanh, từng khu vực kinh doanh, từng nhóm<br />
hàng, từng nhóm đối tượng khách hàng. Trên cơ sở số liệu của các sổ chi tiết<br />
<br />