i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện máy thì<br />
“Kế toán vốn bằng tiền” là một phần hành kế toán rất quan trọng bởi hầu hết các<br />
giao dịch đều sử dụng đến tiền, quy mô và kết cấu của vốn bằng tiền là rất lớn và<br />
phức tạp, trong quá trình luân chuyển vốn bằng tiền rất dễ bị lợi dụng và mất mát….<br />
Do đó, tổ chức kế toán vốn bằng tiền là hết sức quan trọng nhằm quản lý chặt chẽ,<br />
đưa ra các thông tin đầy đủ và chính xác về thực trạng cơ cấu của vốn bằng tiền, về<br />
các nguồn thu và sự chi tiêu của chúng trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có<br />
thể nắm bắt được những thông tin kinh tế cần thiết từ đó đưa ra các quyết định tối<br />
ưu đối với kinh doanh của doanh nghiệp sao hiệu quả nhất.<br />
Thực tế trong thời gian qua cho thấy tại các công ty thương mại điện máy<br />
công tác tổ chức kế toán vốn bằng tiền vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, hiệu<br />
quả sử dụng vốn bằng tiền còn thấp, chưa khai thác hết tiềm năng của chúng để<br />
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, việc quản lý vốn bằng tiền còn bị buông<br />
lỏng và thiếu chặt chẽ. Chính vì lẽ đó mà vốn bằng tiền đã và đang trở thành vấn đề<br />
quan tâm của các doanh nghiệp, tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền đòi hỏi<br />
phải được kiện toàn.<br />
Xuất phát từ những vần đề trên tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức<br />
hạch toán kế toán vốn bằng tiền trong các công ty cổ phần thương mại điện máy<br />
trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn của mình.<br />
Mục đích nghiên cứu của đề tài<br />
Đề tài sẽ nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức<br />
kế toán vốn bằng tiền trong các doanh nghiệp. Trên cơ sở<br />
<br />
đánh giá thực trạng<br />
<br />
tổ chức kế toán vốn bằng tiền trong các công ty cổ phần thương mại điện máy<br />
trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ<br />
chức kế toán vốn bằng tiền trong các công ty cổ phần thương mại điện máy trên<br />
địa bàn thành phố Hà Nội.<br />
<br />
ii<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán vốn bằng tiền trong các doanh nghiệp<br />
Vốn bằng tiền là toàn bộ các tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ do<br />
đơn vị sở hữu và thực hiện chức năng phương tiện thanh toán trong các mối quan hệ<br />
trao đổi mua bán giữa doanh nghiệp với các đơn vị khác. Vốn bằng tiền của doanh<br />
nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.<br />
Vốn bằng tiền là một loại tài sản mà doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng và có ý<br />
nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh với tính linh hoạt cao nhất.<br />
Sự luân chuyển của tiền có liên quan đến hầu hết các giai đoạn sản xuất kinh doanh<br />
của doanh nghiệp. Bằng việc phân tích các báo cáo về tiền tệ người ta có thể kiểm<br />
tra và đánh giá chất lượng các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mặt<br />
khác, số hiện có của vốn bằng tiền còn phản ánh khả năng thanh toán tức thời của<br />
doanh nghiệp tại một thời điểm. Mặt khác, vốn bằng tiền là loại vốn đòi hỏi doanh<br />
nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao nên<br />
nó là đối tượng của gian lận, sai sót và trong quá trình luân chuyển vốn bằng tiền rất<br />
dễ bị lợi dụng, mất mát. Do vậy, kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ nguyên tắc tiền<br />
tệ thống nhất, nguyên tắc cập nhật, nguyên tắc hạch toán ngoại tệ giúp doanh nghiệp<br />
quản lý tốt về vốn bằng tiền và chủ động trong kế hoạch thu chi, sử dụng có hiệu<br />
quả nguồn vốn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên<br />
tục. Công tác kế toán vốn bằng tiền trong các doanh nghiệp nói chung có một vai<br />
trò quan trọng và không thể thiếu. Việc theo dõi và quản lý vốn bằng tiền nhằm đáp<br />
ứng kịp thời nhu cầu thanh toán thường xuyên, khả năng đầu tư trước các cơ hội<br />
kinh doanh là một nhu cầu thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Kế toán vốn bằng<br />
tiền cho biết tiềm lực tài chính của doanh nghiệp để có thể đề ra chiến lược mở rộng<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh…<br />
Với vai trò đặc biệt quan trọng của vốn bằng tiền nên tổ chức kế toán vốn<br />
bằng tiền là một trong những nội dung được các doanh nghiệp thương mại đặc biệt<br />
quan tâm. Công tác này phải được tổ chức thích ứng với quy mô vốn bằng tiền của<br />
doanh nghiệp, đặc điểm tổ chức kinh doanh cũng như gắn với nhu cầu quản lý cụ<br />
thể tại doanh nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc nâng cao hiệu quả<br />
<br />
iii<br />
<br />
quản lý tại doanh nghiệp. Tổ chức kế toán vốn bằng tiền không đơn thuần là tổ chức<br />
một bộ phận kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp mà nó còn bao hàm cả tính<br />
nghệ thuật trong việc xác lập các yếu tố, điều kiện cũng như các mối quan hệ qua<br />
lại, các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả và đồng<br />
bộ nhằm đạt tới mục tiêu chung là tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của<br />
doanh nghiệp.<br />
Tổ chức kế toán vốn bằng tiền bao gồm những nội dung: (1) Tổ chức bộ máy<br />
kế toán là tổ chức về nhân sự để thực hiện việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin<br />
kinh tế về các hoạt động của đơn vị. Nội dung tổ chức bộ máy kế toán bao gồm: xác<br />
định số lượng nhân viên cần phải có, yêu cầu về trình độ nghề nghiệp, bố trí và<br />
phân công nhân viên thực hiện các công việc cụ thể, xác lập mối quan hệ giữa các<br />
bộ phận kế toán với nhau cũng như giữa bộ phận kế toán với bộ phận quản lý khác<br />
có liên quan, kế hoạch công tác và việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch… Nói<br />
chung, tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu<br />
trong tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải căn cứ<br />
vào quy mô, đặc điểm cụ thể về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức<br />
quản lý cũng như căn cứ vào đội ngũ nhân viên kế toán để lựa chọn hình thức tổ<br />
chức công tác kế toán một cách phù hợp và có hiệu quả. Hiện nay các doanh nghiệp<br />
có thể lựa chọn 1 trong 3 loại hình thức tổ chức là hình thức tổ chức công tác kế<br />
toán tập trung, hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán và hình thức tổ chức<br />
công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Đối với bộ phận kế toán vốn bằng tiền<br />
tại doanh nghiệp thường được phân công cho một số nhân viên kế toán tùy vào quy<br />
mô doanh nghiệp và yêu cầu của công việc (kế toán thanh toán, kế toán tiền gửi<br />
ngân hàng…). Mỗi người thực hiện một hoặc một số công việc nhất định dưới sự<br />
điều khiển của kế toán trưởng nhằm đảm bảo cho bộ máy kế toán của doanh nghiệp<br />
được tổ chức khoa học, hợp lý và chuyên môn hóa. (2) Chứng từ kế toán vốn bằng<br />
tiền là cơ sở để thu thập thông tin đầy đủ và chính xác về sự biến động của các loại<br />
vốn bằng tiền trong các công ty, là căn cứ để ghi sổ kế toán. Các chứng từ này được<br />
lập ở nhiều nơi, nhiều bộ phận trong doanh nghiệp kể cả bên ngoài doanh nghiệp vì<br />
<br />
iv<br />
<br />
vậy cần tổ chức luân chuyển chứng từ một cách khoa học giúp cho việc ghi sổ<br />
nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Tùy theo từng loại chứng từ mà có trình tự luân<br />
chuyển thích hợp đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, không gây trở ngại<br />
đến công tác kế toán và thông tin của đơn vị. Vì vậy, đối với các chứng từ vốn bằng<br />
tiền cũng cần phải xây dựng, hoàn thiện quy trình luân chuyển chứng từ dưới dạng<br />
sơ đồ cho từng loại chứng từ. (3) Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản và sổ kế<br />
toán, chế độ Kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC quy định<br />
vốn bằng tiền trong các doanh nghiệp được xếp vào loại tài sản ngắn hạn và được<br />
phản ánh quan các tài khoản cấp 1 là: TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân<br />
hàng”, TK 113 “Tiền đang chuyển”. Việc xác định hệ thống tài khoản vốn bằng tiền<br />
sử dụng trong doanh nghiệp còn là cơ sở để tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp và<br />
chi tiết nhằm xử lý thông tin phù hợp với yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Vì<br />
vậy, kế toán trưởng của từng đơn vị phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động của doanh<br />
nghiệp cũng như khối lượng các nghiệp vụ phát sinh vốn bằng tiền để vận dụng các<br />
tài khoản cấp I, tài khoản cấp II đã được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán<br />
và chi tiết hóa hệ thống tài khoản kế toán về vốn bằng tiền cho phù hợp với đặc<br />
điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản trị và thống nhất với các sổ kế toán chi tiết<br />
vốn bằng tiền của đơn vị. Về hệ thống sổ sách kế toán, theo chế độ kế toán doanh<br />
nghiệp hiện hành có 5 hình thức kế toán có thể được sử dụng trong công tác kế<br />
toán: Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái, hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, hình<br />
thức kế toán Nhật ký chung, hình thức kế toán Nhật ký chứng từ và hình thức kế<br />
toán máy. Mỗi hình thức kế toán được phân biệt với nhau bởi đặc trưng cơ bản về<br />
số lượng các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, trình tự và<br />
phương pháp ghi chép từng loại sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ kế toán với nhau<br />
và giữa sổ kế toán với báo cáo kế toán. Mỗi hình thức kế toán đều có ưu nhược<br />
điểm riêng và chỉ thực sự phát huy tác dụng trong những điều kiện thích hợp. Do<br />
đó, các doanh nghiệp căn cứ vào quy mô doanh nghiệp, đặc điểm của từng loại hình<br />
hoạt động kinh doanh, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, yêu cầu của công tác<br />
quản lý, trình độ của cán bộ quản lý, năng lực của nhân viên kế toán và mức độ<br />
<br />
v<br />
<br />
trang bị cơ sở vật chất, phương tiện tính toán để lựa chọn áp dụng hình thức kế toán<br />
nào cho phù hợp. (4) Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán, báo cáo kế toán vốn bằng<br />
tiền cung cấp thông tin về các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, quá trình quay<br />
vòng vốn bằng tiền. Các báo cáo của vốn bằng tiền là những báo cáo bắt buộc theo<br />
chế độ báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết<br />
minh báo cáo tài chính. Cụ thể thông tin về vốn bằng tiền được trình bày trên các<br />
báo cáo tài chính như sau: trên bảng cân đối kế toán tại Phần Tài sản, loại A – Tài<br />
sản ngắn hạn, nhóm I “Tiền và các khoản tương đương tiền”; trong báo cáo lưu<br />
chuyển tiền tệ có trình bày dòng lưu chuyển tiền (bao gồm cả khoản tương đương<br />
tiền), bảng Thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, vốn bằng tiền còn được trình<br />
bày chi tiết trên các báo cáo quản trị của công ty. (5) Tổ chức kiểm tra kế toán là<br />
một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kế toán nhằm đảm bảo cho công tác<br />
kế toán được thực hiện đúng quy định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản<br />
ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp. Tiền là phương tiện thanh toán có đặc tính<br />
gọn nhẹ, dễ di chuyển, dễ mất mát. Các hoạt động thu chi tiền diễn ra thường xuyên<br />
và có biên độ giao dịch lớn, quy mô đa dạng trong khi nó chỉ chịu sự kiểm soát bên<br />
trong đơn vị mà ít chịu sự chi phối từ bên ngoài do đó rủi ro của các hoạt động này<br />
thường rất cao. Vì vậy, kế toán cần đặc biệt chú trọng việc tổ chức kiểm tra kế toán<br />
đối với phần hành này. (6) Tổ chức phân tích vốn bằng tiền trong doanh nghiệp, vốn<br />
bằng tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Báo cáo<br />
lưu chuyển tiền tệ cung cấp cho người sử dụng biết được những hoạt động chủ yếu<br />
nào tạo ra tiền và tiền của doanh nghiệp đã được sử dụng vào mục đích gì, việc sử<br />
dụng có hợp lý hay không… Vì vậy, việc phân tích vốn bằng tiền của doanh nghiệp<br />
là công việc rất quan trọng. Nó giúp người sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng tài<br />
chính, hiệu quả sử dụng vốn cũng như những rủi ro về khả năng thanh khoản của<br />
doanh nghiệp trong tương lai để các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cơ<br />
quan quản lý doanh nghiệp, ngân hàng và các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp<br />
có thể ra quyết định đúng đắn. Các tỷ suất về vốn bằng tiền thường được sử dụng để<br />
phân tích là Hệ số thanh toán ngay (tức thời), Hệ số thanh toán nhanh, Hệ số chuyển<br />
<br />