TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƯƠNG 1<br />
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài<br />
Công ty TNHH Một Thành Viên Khai Thác Công Trình Thủy Lợi Tỉnh Hải Dương<br />
(gọi tắt là Công ty) là một đơn vị của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương, thực hiện chức<br />
năng chính là quản lý, khai thác và bảo vệ an toàn hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa<br />
bàn tỉnh, với đặc thù riêng khá phức tạp của các hoạt động (vừa hoạt động công ích sử<br />
dụng vốn ngân sách nhà nước, vừa hoạt động kinh doanh) nên việc tổ chức kế toán trong<br />
Công ty còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Do vậy, việc hoàn thiện tổ chức kế toán ở<br />
Công ty là một vấn đề hết sức cấp bách đặt ra hiện nay<br />
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu<br />
Để học hỏi được những kinh nghiệm của các đề tài trước, đồng thời khắc phục<br />
những nhược điểm của các đề tài đó nhằm tự hoàn thiện đề tài bản thân cá nhân tôi tự<br />
nghiên cứu, luận văn đưa ra một số đề tài nghiên cứu về tổ chức kế toán như thế nào, đi<br />
từ trình tự việc tổ chức từng nội dung: Tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng<br />
từ kế toán, Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, tổ chức<br />
hệ thống báo cáo kế toán của các:<br />
Đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Một thành viên Viện Kinh<br />
tế Kỹ Thuật Thuốc Lá” của Phạm Thanh Hương nghiên cứu.<br />
Đề tài: “Tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Đài<br />
Truyền Hình Việt Nam” của Đỗ Thị Thùy Dương.<br />
Đề tài: “Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cường quản<br />
lý tài chính ngành y tế Việt Nam” trong luận văn của Lê Kim Ngọc .<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Về mặt lý luận: Nghiên cứu sự cần thiết khách quan về tổ chức kế toán trong<br />
Doanh nghiệp.<br />
<br />
Về thực tiễn: Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn, đánh giá thực trạng và nguyên<br />
nhân của tổ chức kế toán tại Công ty.Từ đó đề xuất những phương hướng giải pháp để<br />
xây dựng, hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Để đảm bảo luận văn có được kết quả tốt nhất, luận văn nghiên cứu phải trả lời được năm<br />
câu hỏi nghiên cứu.<br />
1.5. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực tế công tác tổ chức kế toán tại Công ty<br />
TNHH Một Thành Viên Khai Thác Công Trình Thủy Lợi Tỉnh Hải Dương<br />
1.6. Phương pháp nghiên cứu<br />
1.6.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Một<br />
Thành Viên Khai Thác Công Trình Thủy Lợi Tỉnh Hải Dương<br />
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2011 đến 9/2011<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Tại trụ sở công ty Km 48+450 quốc lộ 5, Phường Việt<br />
Hòa, thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương<br />
1.6.2. Thiết kế nghiên cứu.<br />
1.6.3. Phương pháp thu thập số liệu<br />
1.6.4. Bộ công cụ thu thập thông tin<br />
1.6.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu<br />
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu<br />
Luận văn bao gồm 5 chương<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Cơ sở lý luận chung về tổ chức kế toán tại các đơn vị kế toán<br />
2.1.1. Khái niệm, nguyên tắc và vai trò tổ chức kế toán tại các đơn vị kế toán<br />
2.1.1.1. Khái niệm tổ chức hạch toán kế toán<br />
<br />
Tổ chức kế toán: chính là sự thiết lập mối quan hệ chặt chẽ theo một trật tự xác<br />
định giữa các yếu tố cấu thành hệ thống kế toán – phương pháp kế toán và bộ máy kế<br />
toán biểu hiện qua hình thức kế toán thích hợp trong một đơn vị cụ thể nhằm mục đích<br />
cung cấp thông tin chính xác – đầy đủ- kịp thời phục vụ cho công tác quản lý.<br />
2.1.1.2. Nguyên tắc trong tổ chức kế toán<br />
Trong quá trình tổ chức kế toán phải quán triệt các nguyên tắc đó là: Nguyên tắc<br />
thống nhất, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu<br />
quả, nguyên tắc chuẩn mực.<br />
2.1.1.3. Vai trò tổ chức kế toán trong các đơn vị<br />
Vai trò của tổ chức kế toán có ý nghĩa rất to lớn, việc tổ chức tốt đem lại nhiều ý<br />
nghĩa to lớn như: Cung cấp thông tin, Ghi chép, phản ánh và quản lý chặt chẽ , Tổ chức<br />
kế toán khoa học, hợp lý sẽ tạo dựng được bộ máy kế toán gọn nhẹ, hiệu quả<br />
2.1.1.4. Những nhân tố tác động và căn cứ để tổ chức kế toán ở các đơn vị.<br />
Những nhân tố tác động đến tổ chức kế toán tại đơn vị.<br />
- Nhân tố về tổ chức hoạt động và tổ chức hoạt động sản xuất<br />
- Nhân tố về tổ chức bộ máy quản lý:<br />
- Nhân tố về trình độ khoa học công nghệ mà công ty áp dụng trong hệ thống quản<br />
lý.<br />
Căn cứ để tổ chức kế toán ở đơn vị khoa học và hợp lý<br />
- Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành, chế độ quản lý thuế<br />
- kinh tế - tài chính của Nhà nước và của ngành<br />
- Đặc điểm – quy mô- tính chất hoạt động<br />
- Mức độ phân cấp quản lý kinh tế- tài chính ở doanh nghiệp<br />
- Trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán<br />
- Trình độ trang bị và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán<br />
2.1.2. Nội dung của tổ chức kế toán<br />
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán.<br />
Việc lựa chọn tổ chức kế toán thích hợp sẽ đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp<br />
thời – đầy đủ- chính xác về toàn bộ thông tin hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh, tình<br />
<br />
hình biến động tài sản, nguồn vốn, chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động. Việc lựa chọn<br />
hình thức tổ chức một cách hợp lý và khoa học sẽ làm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu<br />
quả hoạt động do cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý ra quyết định<br />
2.1.2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán<br />
Vậy việc tổ chức hệ thống chứng từ kế toán là tổ chức vận dụng phương pháp<br />
chứng từ trong ghi chép kế toán để ban hành chế độ chứng từ và vận dụng chế độ, là thiết<br />
kế khối lượng công tác hạch toán ban đầu trên hệ thống các bản chứng từ hợp lý, hợp<br />
pháp theo một quy trình luân chuyển chứng từ nhất định, là tổ chức hệ thống thông tin<br />
ban đầu cho quản lý.<br />
Nội dung của tổ chức chứng từ kế toán: Xác định danh mục chứng từ; Tổ chức lập<br />
chứng từ; Tổ chức thu nhập thông tin kế toán phản ánh trong chứng từ kế toán; Tổ chức<br />
kiểm tra chứng từ; Tổ chức luân chuyển chứng từ; Tổ chức bảo quản, lưu trữ và hủy<br />
chứng từ.<br />
2.1.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán<br />
Tổ chức hệ thống tài khoản là quá trình thiết lập một hệ thống tài khoản hạch toán<br />
kế toán cho các đối tượng hạch toán nhằm cung cấp các thông tin tổng quát về từng loại<br />
tài sản – nguốn vốn và quá trình kinh doanh của đơn vị.<br />
2.1.2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán<br />
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán là thiết lập, xây dựng cho đơn vị một<br />
bộ sổ kế toán chính thức và duy nhất theo một hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm<br />
của đơn vị<br />
2.1.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán<br />
Bao gồm tổ chức lập báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị.<br />
2.1.2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán<br />
Là việc kiểm tra ở tất cả khâu của quy trình công tác kế toán trong đơn vị bao<br />
gồm: Kiểm tra từ khâu lập – xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán; kiểm tra việc áp<br />
dụng hệ thống tài khoản trong hạch toán, kiểm tra việc sử dụng sổ sách kế toán; kiểm tra<br />
tính trung thực – hợp lý của các tài liệu kế toán trong báo cáo kế toán; kiểm tra việc hạch<br />
<br />
toán các nghiệp vụ; kiểm tra chấp hành các quy định – chế độ kế toán, kiểm tra tổ chứcphân công lao động kế toán.<br />
2.1.2.7. Tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán.<br />
Theo chế độ kế toán quy định hiện hành, tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán<br />
bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ. Người đại diện theo pháp<br />
luật của đơn vị phải chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu.<br />
2.1.2.8. Tổ chức kiểm kê tài sản<br />
Kiểm kê tài sản là việc cân, đo, đong, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất<br />
lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu<br />
với số liệu trong sổ kế toán.<br />
2.2. Kinh nghiệm của 1 số nước trên thế giới<br />
2.2.1. Mô hình tổ chức kế trong các doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế<br />
giới<br />
2.2.1.1. Tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp ở các nước bắc Mỹ<br />
Hệ thống kế toán ở đây được sử dụng theo xu hướng phù hợp với chuẩn mực kế<br />
toán Quốc tế và hệ thống kế toán của các nước này có một số đặc điểm chung là: Tính<br />
thương mại hóa cao, hệ thống kế toán thực hiện phản ánh thực trạng kinh doanh tại các<br />
doanh nghiệp, kế toán bị ảnh hưởng bởi những quy định luật lệ nghề nghiệp.<br />
2.2.1.2. Tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp ở các nước Tây Âu<br />
Tại các quốc gia này, kế toán được chia thành 2 phân hệ: Kế toán tổng quát và kế<br />
toán phân tích.<br />
2.2.2 Một số bài học rút ra từ việc nghiên cứu mô hình tổ chức kế toán doanh<br />
nghiệp ở một số nước trên thế giới<br />
Tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp ở Việt Nam về cơ bản là phù hợp với chuẩn mực<br />
và thông lệ kế toán quốc tế và do đó có những nét tương đồng với tổ chức kế toán trong<br />
các doanh nghiệp của một số nước trên thế giới<br />
<br />
CHƯƠNG 3<br />
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
<br />