i<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Mô hình công ty mẹ -công ty con đã đem lại hiệu quả hơn nhiều cho các doanh<br />
nghiệp, theo sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp Tổng Công ty Thép Việt Nam đã chính thức<br />
chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con nhằm mục đích khẳng<br />
định vị thế một tạp đoàn công nghiệp hàng đầu Việt Nam và khu vực. Để thực hiện được<br />
mục tiêu đó trước hết đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ hóa hệ thống kế toán cũng như quản<br />
lý tài chính của mình. Việc đổi mới tổ chức quản lý từ mô hình Tổng công ty sang mô<br />
hình công ty mẹ-con đã trong giai đoạn chuyển đổi này đã gây không ít khó khăn cho các<br />
Tổng công ty trong đó có Tổng công ty Thép Việt Nam.<br />
Các vấn đề lý luận tổ chức công tác kế toán theo loại hình công ty mẹ - con<br />
đang được nhiều nhà quản lý kế toán quan tâm nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cho<br />
phù hợp với điều kiện chuyển đổi doanh nghiệp ở doanh nghiệp ở Việt Nam. Vì<br />
vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán theo mô hình công ty mẹ,<br />
công ty con tại Tổng Công ty Thép Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho mình<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Đề tài đi vào nghiên cứu quá trình chuyển đổi quản lý theo mô hình mới ảnh<br />
hưởng đến tổ chức kế toán. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán sau hơn 2 năm<br />
chuyển đổi. Nghiên cứu đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán cho VSC<br />
theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, kết hợp nghiên cứu lý luận<br />
với khảo sát thực tế mô hình tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty Thép Việt Nam.<br />
Phương pháp kỹ thuật: Kết hợp với các phương pháp khảo sát, so sánh phân<br />
tích, đánh giá, tổng hợp, quy nạp, diễn giải…<br />
4. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn<br />
được chia làm 3 chương<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán theo mô hình công ty mẹ- công ty<br />
con trong các doanh nghiệp<br />
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán theo mô hình công ty mẹ- công ty con<br />
tại Tổng Công ty Thép Việt Nam<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán theo mô<br />
hình công ty mẹ - công ty con tại Tổng Công ty Thép Việt Nam<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1:<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN THEO MÔ HÌNH<br />
CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
1.1 Mô hình công ty mẹ - công ty con và đặc điểm tổ chức quản lý theo mô<br />
hình công ty mẹ - công ty con<br />
1.1.1 Mô hình tổ chức Tổng công ty<br />
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Tổng công ty<br />
Tổng công ty là một loại hình doanh nghiệp Nhà nước, hình thành bằng hình<br />
thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa các công ty nhà nước, giữa<br />
công ty nhà nước với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ<br />
chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích<br />
kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một<br />
hoặc một số chuyên ngành kinh tế-kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh<br />
doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và toàn tổng công ty.<br />
Tổng công ty có những đặc điểm sau:<br />
- Thuộc sở hữu Nhà nước<br />
- Là pháp nhân kinh tế<br />
- Có qui mô lớn thoả mãn các điều kiện theo luật định<br />
- Bao gồm các tổ chức thành viên hoạt động trong cùng một ngành hoặc nhiều<br />
ngành khác nhau.<br />
- Mối liên kết giữa các thành viên tổng công ty nhằm mục tiêu chung là tối<br />
đa hoá lợi nhuận, nâng cao năng lực kinh doanh và cạnh tranh của các thành viên để<br />
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từng thời kỳ.<br />
1.1.1.2 Các loại hình tổng công ty<br />
Theo tính chất chuyên môn hoá: được chia ra làm 2 loại: Tổng công ty<br />
chuyên ngành và Tổng công ty đa ngành.<br />
Theo hình thức liên kết giữa các thành viên: Tổng công ty liên kết ngang,<br />
Tổng công ty liên kết dọc, Tổng công ty liên kết hỗn hợp.<br />
Theo mức độ liên kết giữa các thành viên: TCT liên kết chặt chẽ, TCT<br />
liên kết lỏng lẻo.<br />
Theo qui mô của tổng công ty: Chia ra TCT 90 và Tổng Công ty 91<br />
<br />
iii<br />
<br />
(90,91 là số quyết định thành lập của Thủ tướng chính phủ)<br />
1.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh, cơ chế tài chính của tổng công ty<br />
Tổng công ty là pháp nhân kinh tế, thuộc sở hữu Nhà nước, chịu sự quản lý của<br />
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân lý nhà nước,<br />
vừa là những cơ quan thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với tổng công ty. Quan hệ<br />
giữa tổng công ty và thành viên là quan hệ cấp trên-cấp dưới, nặng về ràng buộc theo<br />
cấp hành chính hơn là sự gắn kết lợi ích kinh tế thông qua quan hệ tài chính. Các công<br />
ty thành viên là một pháp nhân độc lập nhưng vẫn chịu sự ràng buộc với TCT.<br />
1.1.2 Mô hình tổ chức công ty mẹ-công ty con<br />
1.1.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh<br />
*Công ty mẹ-con: Công ty nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ của công ty khác gọi là<br />
công ty mẹ. Công ty bị công ty khác nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ gọi là công ty con.<br />
Đặc trưng về cơ cấu tổ chức quản lý: Tổ hợp công ty mẹ-con chỉ được xem<br />
như một chủ thể kinh tế chứ không phải là chủ thể pháp lý. Công ty mẹ và các công<br />
ty con giữ tính độc lập về mặt pháp lý và đều có cơ quan quyền lực riêng.<br />
1.1.2.2 Quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và công ty con<br />
* Quan hệ đầu tư vốn: Công ty mẹ là nhà đầu tư vào công ty con thông qua<br />
soát và chi phối ( Trên 50% vốn điều lệ ở công ty con ).<br />
* Quan hệ tín dụng, mua bán, thuê và cho thuê: Công ty mẹ và các công ty<br />
con là những pháp nhân kinh tế độc lập, có quan hệ bình đẳng với nhau trong việc<br />
cấp tín dụng, mua bán trao đổi, thuê và cho thuê tài sản.<br />
* Quan hệ phân phối kết quả: Công ty mẹ được nhận lợi nhuận từ khoản đầu<br />
tư vào công ty con theo tỷ lệ vốn góp vào công ty con. Khoản lợi nhuận này thuộc<br />
nội dung thu nhập hoạt động tài chính của công ty mẹ.<br />
* Quan hệ hạch toán Quan hệ hạch toán giữa công ty mẹ và các công ty con<br />
chủ yếu là mối quan hệ trong việc tổ chức thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin để lập<br />
báo cáo tài chính hợp nhất.<br />
1.2 Vai trò, nguyên tắc và nội dung tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp<br />
1.2.1 Vai trò và nguyên tắc tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp<br />
Vai trò: Tổ chức công tác kế toán là tổ chức thực hiện các chuẩn mực và chế<br />
độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh<br />
<br />
iv<br />
<br />
doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản luu trữ tài liệu kế<br />
toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán .<br />
- Nguyên tắc tổ chức kế toán trong doanh nghiệp<br />
Đảm bảo thu nhận và hệ thống hóa thông tin và cung cấp thông tin kế toán<br />
đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, phù hợp với quy mô và<br />
đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Tuân thủ<br />
theo chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán hiện hành.<br />
1.2.2 Nội dung tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp<br />
1.2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán<br />
Bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp có thể theo 1 trong 3 hình thức sau đây<br />
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Toàn doanh nghiệp chỉ tổ chức<br />
một phòng kế toán trung tâm (ở văn phòng công ty, Tổng công ty…), còn ở các đơn<br />
vị phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng.<br />
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán: Theo hình thức này, doanh<br />
nghiệp thành lập phòng kế toán trung tâm, còn ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở đều<br />
có tổ chức kế toán riêng.<br />
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán: Theo hình<br />
thức này, ở đơn vị kế toán cấp trên vẫn lập phòng kế toán trung tâm, còn ở các đơn<br />
vị kế toán cấp cơ sở sẽ tùy thuộc vào quy mô, yêu cầu quản lý và trình độ cán bộ<br />
quản lý mà có thể tổ chức kế toán riêng hoặc không tổ chức kế toán riêng.<br />
1.2.2.2 Tổ chức công tác kế toán<br />
a, Tổ chức chứng từ kế toán<br />
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế<br />
tài chính phát sinh và đã hoàn thành. Tổ chức chứng từ kế toán bao gổm:<br />
Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về chế độ chứng từ kế toán<br />
- Tổ chức việc lập, ký chứng từ kế toán<br />
- Tổ chức thực hiện chứng từ kế toán bắt buộc, chứng từ kế toán hướng dẫn<br />
- Tổ chức thực hiện chế độ hóa đơn bán hàng<br />
- Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ điện tử<br />
Tổ chức thu nhận thông tin kế toán phản ánh trong chứng từ kế toán<br />
<br />
v<br />
<br />
Thông tin kế toán là những thông tin về sự vận động của đối tượng kế toán cần<br />
được thu nhận đẩy đủ kịp thời.Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để<br />
ghi sổ kế toán.<br />
Tổ chức kiểm tra và xử lý chứng từ kế toán<br />
Chứng từ kế toán trước khi ghi sổ phải được kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo<br />
tính trung thực, tính hợp pháp và hợp lý của nghiệp vụ kính tế, tài chính phát sinh<br />
phản ánh trong chứng từ.<br />
Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán<br />
Quy trình luân chuyển chứng từ cần được kế toán trưởng xây dựng cho từng<br />
loại nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh tại đơn vị từ khâu lập chứng từ đến khâu<br />
đưa vào bảo khoản lưu trữ.<br />
b, Tổ chức hệ thống tài khoản<br />
Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành, doanh nghiệp<br />
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của doanh nghiệp mình<br />
cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý để nghiên cứu, lựa chọn<br />
các tài khoản kế toán phù hợp cần thiết để hình thành một hệ thống tài khoản kế<br />
toán cho đơn vị mình.<br />
c, Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán<br />
Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về sổ kế toán<br />
- Tổ chức việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán<br />
- Tổ chức việc sửa chữa sổ kế toán<br />
Lựa chọn hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán áp dụng<br />
Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, có 5 hình thức kế toán được quy<br />
định: Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; hình<br />
thức kế toán Nhật ký chung; hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ và hình thức kế<br />
toán trên máy vi tính.<br />
d, Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính<br />
Theo chuẩn mực kế toán số 01 “ Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính<br />
của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất<br />
kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Tổ chức báo cáo tài chính bao gồm:<br />
- Tổ chức thực hiện các quy đinh pháp luật về báo cáo tài chính<br />
- Tổ chức lập báo cáo tài chính<br />
<br />