Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước; Nhận diện được những ưu điểm, hạn chế trong kiểm soát thuế TNDN; Từ kết quả nghiên cứu đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ CÔNG PHONG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC TRÀ MY- TIÊN PHƢỚC CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN Mã số: 834 03 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Đà Nẵng – Năm 2020
- Công trình được hoàn thành ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Phƣơng Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai Phản biện 2: PGS.TS. Hà Xuân Thạch Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Như vậy, thuế TNDN gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng DN nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến công tác thu thuế TNDN tại các Chi cục thuế. Các đề tài nghiên cứu về cơ bản đã đánh giá được thực trạng, ưu nhược điểm thực trạng tuy nhiên chưa nêu rõ phương hướng và giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu cải cách, nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát thuế TNDN, đặc biệt là vấn đề tránh thất thu thuế luôn là nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan thuế. Tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước, trong quá trình kiểm soát thuế TNDN vẫn còn những hạn chế trong công tác đánh giá rủi ro như: Bộ các tiêu chí đánh giá rủi ro chưa mang tính đại diện, chưa đáp ứng được việc nhận diện rủi ro về thuế theo đặc thù của từng địa phương, …. Ngoài ra, trong thủ tục kiểm soát thuế TNDN vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: Công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn thực hiện thủ công mà chưa có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin; Năng lực nhận diện, phân tích những rủi ro trong khâu đăng ký, kê khai và kiểm tra của cán bộ thuế còn hạn chế; kiểm soát khâu thu nợ thuế chưa đạt hiệu quả cao... Vì vậy, việc phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân của các hạn chế để đưa ra các giải pháp gia tăng hiệu quả trong công tác kiểm soát thuế TNDN trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, tôi chọn đề tài: “Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp chương trình học thạc sĩ.
- 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước; Nhận diện được những ưu điểm, hạn chế trong kiểm soát thuế TNDN; Từ kết quả nghiên cứu đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ quan thuế. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước thuộc Cục thuế tỉnh Quảng Nam. Nội dung luận văn tập trung vào các khía cạnh của kiểm soát nội bộ có liên quan chặt chẽ đến khía cạnh kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp, đó là nhận diện và đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hoạt động giám sát đối với hoạt động thu thuế TNDN. + Thời gian nghiên cứu: Phân tích, đánh giá công tác kiểm soát thuế thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước thuộc Cục thuế tỉnh Quảng Nam trong 03 năm, từ năm 2017 đến năm 2019. + Địa điểm nghiên cứu: Tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước thuộc Cục thuế tỉnh Quảng Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp mô tả, tổng hợp, lập luận thông qua phân tích một trường hợp cụ thể là Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên
- 3 Phướcthuộc Cục thuế tỉnh Quảng Nam. 5. Bố cục đề tài Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ quan thuế. Chương 2: Thực trạng kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước thuộc Cục thuế tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Liên quan đến một số giải pháp tăng cường công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước thuộc Cục thuế tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Tác giả đã tìm hiểu một số nội dung của đề tài đã nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, bao gồm: Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Ái Diệu (2015) nhằm mục tiêu phân tích tình hình thực hiện thuế TNDN tại Chi cục thuế Thanh Khê để làm rõ hạn chế, thiếu sót cần giải quyết. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn cán bộ, công chức thuế để khảo sát thực trạng. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hương Nguyên (2016) cũng đề cập và đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN nhưng lại phân tích dưới góc nhìn khác, một số nhân tố ảnh hưởng được phân tích như: nhân tố về chính sách thuế; nhân tố về cơ quan thuế; nhân tố về người nộp thuế; công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan, tổ chức. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân (2019) sử dụng phương pháp phân tích, thống kê để đánh giá chuyên sâu việc kiểm soát việc kê khai, nộp thuế TNDN đối với các DN lữ hành trên
- 4 TP Đà Nẵng. Đề tài đề cập đến số vấn đề khi phân tích tình hình như rủi ro trong lĩnh vực thất thu thuế TNDN, quản lý lĩnh vực lập kế hoạch thu thuế TNDN; lĩnh vực đăng kí, khai và xử lý tính thuế; lĩnh vực thanh tra, kiểm tra người nộp thuế TNDN; lĩnh vực tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; lĩnh vực nợ và cưỡng chế nợ thuế. Nghiên cứu của tác giả Đinh Như Mơ (2019) sử dụng phương pháp nghiên cứu các trường hợp điển hình, thu thập số liệu trực tiếp tại Chi cục thuế Hòa Vang. Nghiên cứu khi phân tích thuế TNDN đã đề cập đến rủi ro thất thu thuế TNDN. Trên cơ sở phân tích thất thu thuế, tác giả thực hiện nhận diện và đánh giá rủi ro kiểm soát thuế thu ở các khâu như kiểm soát đăng ký, kê khai thuế; kiểm soát số thuế do DN kê khai; kiểm soát xử lý vi phạm về thuế TNDN; kiểm soát nợ thuế TNDN. Nghiên cứu của tác giả Dương Thị Mỹ Hoa (2019) đã phân tích hoạt động kiểm soát đối với các rủi ro bên ngoài khi phát hiện có đối tượng có hành vi trốn thuế thì sẽ thực hiện hồ sơ đối chiếu so với các kì trước, so sánh doanh thu, chi phí và số thuế phải nộp để làm căn cứ đối phó với các rủi ro. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trên, tác giả đã kế thừa cơ sở lý luận và phân tích thực trạng kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước nhằm đưa những mặt đã đạt được, hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế TNDN trên địa bàn quản lý.
- 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CƠ QUAN THUẾ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1.1. Định nghĩa kiểm soát nội bộ Theo INTOSAI (2001), kiểm soát nội bộ trong khu vực công được định nghĩa: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức.”(Intosai;2001). Theo INTOSAI, hệ thống của kiểm soát nội bộ bao gồm 5 thành phần cơ bản: Môi trường kiểm soát, hoạt động đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và hoạt động giám sát. 1.1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ a. Môi trường kiểm soát Yếu tố môi trường kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến ý thức, trách nhiệm kiểm soát của các nhân viên. Môi trường kiểm soát đóng vai trò quan trọng, là tiền đề, nền tảng cho các thành phần của hệ thống KSNB. b. Đánh giá rủi ro Xác định rủi ro là một quá trình theo dõi lặp đi lặp lại và thường xuyên tích hợp với quy trình lập kế hoạch. Sau khi nhận diện được rủi ro có thể xảy ra thì tiến hành đánh giá rủi ro. c. Thông tin và truyền thông Thông tin được thu thập và nghiên cứu nhằm mục đích phục vụ cho quá trình ra quyết định của hoạt động cơ quan thuế. Thông tin cần phải đáp ứng được các yêu cầu: thích hợp, kịp thời, hiện tại, chính xác và dễ tiếp cận thông tin.
- 6 d.Hoạt động kiểm soát Hoạt động kiểm soát thể hiện qua các chính sách và thủ tục như: Thủ tục ủy quyền và phê duyệt;Phân chia nhiệm vụ;Kiểm soát truy cập vào hồ sơ;Xác minh; Hòa giải; Nhận xét về hiệu suất hoạt động; Nhận xét về hoạt động, quy trình và hoạt động; Giám sát… e. Hoạt động giám sát Giám sát thường xuyên là các hoạt động quản lý và giám sát được thực hiện thường xuyên nhằm giám sát các hoạt động của nhân viên thực hiện nhiệm vụ của họ. Giám sát định kỳ là việc đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và đảm bảo rằng kiểm soát nội bộ đạt được kết quả mong đợi dựa trên các phương pháp và quy trình được xác định trước. 1.2. ĐẶC ĐIỂM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ RỦI RO THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.2.1. Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.2. Rủi ro thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp Thất thu thuế là một hiện tượng luôn tồn tạikhách quan của bất kỳ hệ thống thuế khoá nào. Thất thu thuế bao gồm: Thất thu thực tế và thất thu tiềm năng. 1.3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CƠ QUAN THUẾ
- 7 Sơ đồ 1.1. Quy trình quản lý thuế (Nguồn: Quyết định số 746/QĐ-TCT, Bộ Tài Chính, 2015) 1.4. NHẬN DIỆN RỦI RO VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.4.1. Nhận diện rủi ro và hoạt động kiểm soát khâu đăng ký thuế a. Mục tiêu kiểm soát Kiểm soát được doanh thu, cung cấp các đầy đủ các thông tin liên quan như tên, ngành nghề kinh doanh, tài khoản ngân hàng… b. Nhận diện và đánh giá rủi ro Rủi ro trong khâu kiểm soát đăng ký thuế TNDN có thể xảy ra một số trường hợp như sau: - Doanh nghiệp không thực hiện đăng ký thuế TNDN. - Hồ sơ đăng kí bị thiếu sót thông tin hoặc thông tin đăng ký không chính xác.
- 8 - Thay đổi thông tin ĐKT nhưng chưa nộp cho CQT hồ sơ thay đổi thông tin, đặc biệt là thông tin về tài khoản ngân hàng khi có mở thêm tài khoản có phát sinh giao dịch. - Hồ sơ ĐKT bị công chức thuế bỏ sót, không giải quyết. c. Hoạt động kiểm soát Cán bộ thuế khi tiếp nhận hồ sơ cần kiểm tra kỹ các thông tin đăng ký bắt buộc về NNT. Khi hồ sơ ĐKT hoàn thiện giấy tờ đầy đủ, đúng thủ tục thì CBT tiến hành ghi ngày nhận hồ sơ và số hồ sơ vào hồ sơ ĐKT. Đồng thời, CBT thực hiện cập nhật thông tin hồ sơ vào ứng dụng QLT của ngành và chuyển hồ sơ cho bộ phận ĐKT. 1.4.2. Nhận diện rủi ro và hoạt động kiểm soát khâu kê khai thuế a. Mục tiêu kiểm soát Kiểm soát hồ sơ khai thuế đầy đủ, không khai thiếu hồ sơ, khai sai số học, khai thiếu các chỉ tiêu trên tờ khai... b. Nhận diện và đánh giá rủi ro Rủi ro tại khâu kê khai thuế là việc doanh nghiệp kê khai không đúng với thực tế số thuế TNDN phát sinh. Những trường hợp cơ bản điển hình như: - DN không đủ điều kiện nhưng kê khai thông tin không chính xác và đăng ký thành công. - DN chấm dứt đăng kí thuế nhưng vẫn tồn tại đăng ký thuế. - DN thuộc diện cần đăng ký thuế nhưng lại không đăng ký. - DN cố tình khai không đầy đủ nghĩa vụ thuế, không đúng với thực tế số thuế TNDN phát sinh. - DN thành lập, kê khai nhằm mục đích bất hợp pháp. c. Hoạt động kiểm soát - Kiểm soát NNT phải nộp hồ sơ khai thuế
- 9 - Kiểm soát hồ sơ khai thuế 1.4.3. Nhận diện rủi ro và hoạt động kiểm soát khâu kiểm tra thuế a. Mục tiêu kiểm soát Phát hiện ra những sai sót, gian lận về thuế khi kê khai, tránh thất thoát thuế và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời b. Nhận diện và đánh giá rủi ro Thực hiện qua 3 bước: Thu thập thông tin NNT; Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro NNT; Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế. c. Hoạt động kiểm soát - Kiểm soát hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế - Kiểm soát chấp hành pháp luật thuế tại trụ sở người nộp thuế 1.4.4. Nhận diện rủi ro và hoạt động kiểm soát khâu quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế a. Mục tiêu kiểm soát Đảm bảo thu nợ đầy đủ, đúng hạn đúng quy định và kịp thời đưa ra các biện pháp tương ứng để thu nợ một cách có hiệu quả. b. Nhận diện và đánh giá rủi ro Rủi ro quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có thể xảy ra một số trường hợp: việc phân loại nợ không chính xác, NNT không nhận được thông báo nợ do sai sót về địa chỉ nhận hoặc lỗi tại công tác chuyển phát, hoặc khi nhận được thông báo nợ thì đã hết thời hạn quy định NNT nộp vào NSNN. c. Hoạt động kiểm soát Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có trách nhiệm thường xuyên nắm tình hình nợ thuế TNDN của từng DN để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc DN nộp số thuế còn nợ về NSNN. 1.5. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
- 10 1.5.1. Hoạt động giám sát thƣờng xuyên CQT áp dụng công nghệ tin học để hỗ trợ các hoạt động kiểm soát và giám sát các thành phần hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.5.2. Hoạt động giám sát chuyên biệt Bên cạnh việc giám sát thường xuyên thông qua bộ phận kiểm tra nội bộ, CQT còn được cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước tiến hành kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật, hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động kiểm soát thu thuế của CQT. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 đã khái quát, hệ thống hóa các ý chính về vấn đề lý luận về kiểm soát thuế, những nội dung cơ bản về thuế TNDN, quy trình kiểm soát thuế TNDN theo mô hình quản lý theo chức năng. Công tác kiểm soát thuế nói chung và kiểm soát thuế TNDN nói riêng tại các cơ quan thuế đều phải tuân thủ theo quy trình quản lý thuế mà Tổng cục thuế ban hành gồm các bước cơ bản: Kiểm soát khâu đăng ký thuế; Kiểm soát khâu kê khai thuế; Kiểm soát khâu kiểm tra thuế; Kiểm soát quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Mọi hoạt động kiểm soát thuế đều đi đến mục tiêu cuối cùng là hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN. Vì vậy cần xác định đúng và đủ đối tượng để kiểm soát hiệu quả và đưa ra phương pháp kiểm soát hợp lý.
- 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ TRÀ MY - TIÊN PHƢỚC 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC THUẾ KHU VỰC TRÀ MY - TIÊN PHƢỚC Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước quản lý hoạt động về thuế trên 3 địa phận: huyện Tiên Phước, huyện Bắc Trà My và huyện Nam Trà My. Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước gồm 06 đội theo cơ cấu như sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Chi cục thuế Trà My - Tiên Phước (Nguồn: Chi cục thuế khu vực Trà My -Tiên Phước) 2.2. CÁC BỘ PHẬN TRONG QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC TRÀ MY - TIÊN PHƢỚC Bảng 2.1. Bộ phận và cán bộ tham gia kiểm soát thuế Stt Bộ phận Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Tổng số CBCC và NLĐ 40 100% 2 Trong đó 3 Đội nghiệp vụ quản lý thuế 11 27,5% 4 Đội kiểm tra thuế 5 12,5% 5 Đội thuế liên xã, thị trấn số 1 3 7,5% 6 Đội thuế liên xã, thị trấn số 2 3 7,5% 7 Đội thuế liên xã, thị trấn số 3 2 5%
- 12 2.3. NHẬN DIỆN RỦI RO VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THẾ KHU VỰC TRÀ MY - TIÊN PHƢỚC 2.3.1. Nhận diện rủi ro và hoạt động kiểm soát khâu đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp a. Nhận diện và đánh giá rủi ro Rủi ro khâu đăng ký thuế có thể xảy ra như: Hồ sơ đăng ký thuế thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác.... Bảng 2.2. Tình hình đăng ký thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Trà My- Tiên Phước Năm Năm Năm So sánh So sánh Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số lượng DN 426 577 499 151 -78 Số DN đăng ký 20 38 28 18 -10 thiếu thông tin Tỷ lệ DN đăng ký 4,69 6,58 5,61 1,89 - 0,97 thiếu thông tin (%) Nguồn: Phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) từ năm 2017-2019 b. Hoạt động kiểm soát Bảng 2.3. Tình hình DN đăng ký kinh doanh trên địa bàn Trà My - Tiên Phước Số DN không hoạt Số DN đăng kí đầy Tổng số động tại địa chỉ đủ các thông tin Năm Doanh ĐKKD Ngân hàng nghiệp Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượng Số lượng (%) (%) 2017 426 27 6,34 367 86,15 2018 577 37 6,41 502 87,00 2019 499 44 8,82 447 89,58 Nguồn: Phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) năm 2017 – 2019
- 13 2.3.2. Nhận diện rủi ro và hoạt động kiểm soát khâu kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp a. Nhận diện và đánh giá rủi ro Rủi ro tại khâu kê khai thuế là việc DN kê khai không đúng với thực tế số thuế TNDN phát sinh. Bảng 2.4. Tình hình kê khai thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Trà My- Tiên Phước So sánh So sánh Năm Năm Năm Nộp tờ khai thuế 2018/2017 2019/2018 2017 2018 2019 (%) (%) Số tờ khai phải nộp 1.711 2.327 2.030 36,00 -12,76 Số tờ khai đã nộp 1.704 2.308 1.996 35,45 -13,52 Số hồ sơ nộp chậm 68 95 31 39,7 - 67,37 Số hồ sơ khai sai/ 19 22 17 15,79 - 22,73 thiếu thông tin Nguồn: Phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) từ 2017 – 2019 b. Hoạt động kiểm soát Phòng KK&KKT thực hiện rà thực hiện rà soát, tra cứu và cập nhật danh sách theo dõi các DN phải nộp HSKT và thực hiện việc theo dõi, đôn đốc tình hình kê khai. 2.3.3. Nhận diện rủi ro và hoạt động kiểm soát khâu kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp a. Nhận diện và đánh giá rủi ro Rủi ro giai đoạn kiểm tra thuế là việc đánh giá số liệu của doanh nghiệp như báo cáo tài chính, tình hình nộp thuế...
- 14 Bảng 2.9. Số liệu lập kế hoạch, kiểm tra tại trụ sở NNT đôí với DN Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số DN trên địa bàn 426 577 499 Số DN đưa vào kế hoạch 317 419 329 thanh tra, kiểm tra Tỷ lệ (%) 74,41 72,62 65,94 Nguồn: Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước b. Hoạt động kiểm soát Kiểm tra tại trụ sở Cơ quan thuế Bảng 2.10. Số liệu kiểm tra tại cơ quan thuế của Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước từ năm 2017- 2019 Năm Năm Năm STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Tổng số hồ sơ DN đã Hồ 1 1.704 2.308 1.996 nộp sơ Hồ sơ đã kiểm tra Hồ 2 - Số lượng sơ 1.376 1.866 1.617 (Tỷ lệ kiểm tra) % (80,75) (80,8) (81,01) HSKT yêu cầu giải trình bổ sung Hồ 3 186 255 203 - Số lượng sơ (10,91) (11,5) (10,17) ( Tỷ lệ ) % Số hồ sơ chấp nhận sau Hồ 4 142 219 165 giải trình, bổ sung sơ Số hồ sơ đề nghị kiểm Hồ 5 46 36 38 tra tại trụ sở DN sơ Nguồn: Phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) từ năm 2017 – 2019 Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp
- 15 Bảng 2.11. Tỷ lệ DN có vi phạm qua công tác kiểm tra tại trụ sở DN giai đoạn 2017-2019 tại Chi cục thuế Trà My - Tiên Phước Năm Số DN có trong KH Số DN có xử Tỷ lệ DN có thanh tra, kiểm tra lý vi phạm sai phạm (%) 2017 317 271 85,48 2018 419 370 88,30 2019 329 298 90,58 Nguồn: Phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) từ năm 2017 - 2019 2.3.4. Nhận diện rủi ro và hoạt động kiểm soát khâu quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế a. Nhận diện và đánh giá rủi ro Nhận diện rủi ro ở giai đoạn này thông qua phân loại tuổi nợ thuế, rủi ro người nộp thuế không nhận được thông báo nợ, số nợ trên thông báo chưa đúng ... Bảng 2.13. Tình hình nhận diện nợ thuế tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước ĐVT: triệu đồng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) Nợ khó thu 5.976 41,42 6.146 36,73 7.245 39,10 Nợ chờ xử lý 0 0,00 423 2,53 625 3,37 Nợ có khả năng thu 8.462 58,65 10.162 60,74 10.668 57,58 Tổng cộng 14.429 100 16.731 100 18.528 100 Nguồn: Phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) từ năm 2017 - 2019 b. Hoạt động kiểm soát
- 16 Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm soát nợ thuế TNDN tại Chi cục thuế Trà My – Tiên phước Nguồn: Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước Kết quả công tác thu nợ từ các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế khu vựcTrà My – Tiên Phước qua bảng 2.11 sau: Bảng 2.14. Bảng tổng hợp các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế giai đoạn 2017-2019 Số thông báo Số nợ thu Tổng nợ thuế Tỷ lệ Năm nợ thuế đã đƣợc (Triệu đồng) (%) ban hành (Triệu đồng) 2017 10.102 14.429 4.178 28,89 2018 12.435 16.731 5.289 31,61 2019 14.223 18.528 8.345 45,04 Nguồn: Phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) từ năm 2017 - 2019 2.4. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT 2.4.1. Hoạt động giám sát thƣờng xuyên Hiện nay để thực hiện công tác giám sát, các Chi cục thuế sử dụng phần mềm Nhật ký kiểm tra để theo dõi tình hình, tiến độ thực hiện các bước kiểm tra tại cơ sở NNT hàng ngày. Qua hệ thống nhật
- 17 ký, lãnh đạo quản lý bộ phận thanh, kiểm tra có thể nắm được tiến độ và kết quả công việc của cán bộ định kỳ, hàng ngày. 2.4.2. Hoạt động giám sát chuyên biệt Hoạt động giám sát chuyên biệt được thực hiện thông qua bộ phận kiểm tra nội bộ. Bộ phận kiểm tra nội bộ thực hiện các hoạt động giám sát trong các khâu kiểm soát thuế TNDN ở các khâu đăng ký, kê khai, khâu kiểm tra và sau kiểm tra, khâu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. 2.5. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC TRÀ MY - TIÊN PHƢỚC 2.5.1. Ƣu điểm a. Công tác nhận diện và đánh giá rủi ro Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên Phước đã sử dụng bộ tiêu chí phân tích rủi ro DN phục vụ công tác lập KH thanh tra, kiểm tra. Công tác đánh giá rủi ro góp phần nhận diện đúng rủi ro, giúp Chi cục thuế thực hiện được việc giám sát chặt chẽ đối với DN có dấu hiệu vi phạm, giảm thất thoát thuế và tăng thu cho NSNN. b. Hoạt động kiểm soát Số lượng hồ sơ khai thuế trên địa bàn khu vực Trà My - Tiên Phước đúng hạn đạt tỷ lệ khá cao, cụ thể là trên 95%. Ngoài ra, công tác rà soát trong việc cung cấp, bổ sung các thông tin đăng ký của DN được thực hiện thường xuyên đảm bảo được cập nhật kịp thời. Chi cục thuế cũng đã lập kế hoạch và thực hiện đúng quy trình cũng như áp dụng các biện pháp kiểm tra về thuế TNDN tại trụ sở NNT, giúp làm tăng chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra. c. Hoạt động giám sát Hoạt động giám sát tại Chi cục thuế khu vực Trà My - Tiên
- 18 Phước về cơ bản đã thực hiện đầy đủ các công đoạn kiểm soát thuế, không bỏ sót, rà soát được số lượng lớn các DN đang hoạt động về mức độ và tình hình chấp hành các quy định pháp luật của DN. 2.5.2. Hạn chế a. Công tác nhận diện và đánh giá rủi ro Thứ nhất, việc nhận diện và đánh giá rủi ro trong từng giai đoạn của quy trình quản lý thuế vẫn còn dùng phương pháp thủ công và mang tính chủ quan, cá nhân của cán bộ trực tiếp quản lý . Thứ hai, các chỉ tiêu trong hệ thống phân tích đánh giá rủi ro trong khâu lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra chưa được thay đổi định kì qua từng giai đoạn thời gian. Thứ ba, bộ các tiêu chí đánh giá rủi ro hiện nay là những tiêu chí chung mang tính đại diện, phổ biến mà chưa có các tiêu chí riêng nhằm đáp ứng được tính chất đặc thù rủi ro về thuế của địa phương. b. Hoạt động kiểm soát - Khâu đăng ký và kê khai thuế: Số lượng các DN ứng dụng phần mềm kê khai trực tuyến chưa cao. Đối với những DN không đăng ký thông tin bổ sung thì Chi cục thuế mới chỉ áp dụng biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở mà chưa thực hiện mạnh các biện pháp xử phạt để nâng cao ý thức của các DN trong việc kê khai bổ sung. - Khâu kiểm tra thuế: Đại đa số các công đoạn trong công tác thanh tra, kiểm tra hiện vẫn thực hiện theo phương pháp thủ công. - Khâu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tổng số tiền mà DN nợ qua các năm vẫn có xu hướng tăng cao. Ngoài ra, tính hiệu lực của các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định hiện hành còn thấp. c. Hoạt động giám sát 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế - Từ phía cơ quan thuế: Cán bộ công chức bộ phận kiểm tra
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn