TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
------------<br />
<br />
TRẦN KIM THOA<br />
<br />
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG<br />
KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG<br />
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT<br />
NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK)<br />
– CHI NHÁNH VINH<br />
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIểM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
TS. TÔ VĂN NHẬT<br />
<br />
Hà nội, năm 2013<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Cùng với sự bất ổn, khó khăn chung của kinh tế trong nước, tỉnh Nghệ An và<br />
các vùng lân cận từ cuối năm 2011 đến nay xảy ra hàng trăm vụ vỡ nợ mà hầu hết<br />
liên quan đến tín dụng đen, cho vay nặng lãi, và một phần lớn có sự tiếp tay từ hoạt<br />
động tín dụng của một số NHTM do nạn tham nhũng đã lợi dụng các kẽ hở trong<br />
công tác quản lý và sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) khiến cho<br />
Ngân hàng không chỉ thất thoát tài sản mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng<br />
tín dụng trong thời gian qua như nợ xấu phát sinh cao, nhiều khoản vay không thu<br />
hồi đủ vốn. Đồng thời các NHTM Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và<br />
thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế WTO, việc nâng cao khả năng<br />
cạnh tranh trên thị trường là cấp thiết, đòi hỏi Eximbank Vinh phải thiết lập được<br />
một hệ thống KSNB an toàn, hiệu quả để đạt được các mục tiêu của nhà quản lý với<br />
chi phí hợp lý.<br />
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát<br />
nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt<br />
Nam (Eximbank) – Chi nhánh Vinh” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu.<br />
Kết cấu của luận văn gồm 4 chương, nội dung như sau:<br />
Chương 1: Giới thiệu Đề tài nghiên cứu<br />
Chương 2: Lý luận chung về hiệu quả Hệ thống Kiểm soát nội bộ đối với<br />
hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại<br />
Chương 3: Thực trạng hiệu quả Hệ thống Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động<br />
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Vinh<br />
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp nâng cao hiệu quả<br />
Hệ thống Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất<br />
Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Vinh<br />
Trong Chương 1, Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liên<br />
quan, Tác giả đưa ra định hướng nghiên cứu Luận văn về Mục tiêu nghiên cứu,<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu, Câu hỏi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, Ý nghĩa của<br />
Đề tài nghiên cứu và Kết cấu của Đề tài nghiên cứu.<br />
Trong Chương 2, Là cơ sở lý luận được đưa ra để vận dụng, giải quyết vấn<br />
đề nghiên cứu Luận văn. Trước hết, Tác giả trình bày sơ qua về khái niệm, chức<br />
năng, các hoạt động của NHTM; thông qua đó làm nổi bật lên vị trí quan trọng của<br />
hoạt động tín dụng là hoạt động trực tiếp tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu trong các<br />
NHTM Việt Nam hiện nay. Tác giả cũng khái quát cơ sở lý luận về hệ thống KSNB<br />
trong các NHTM dựa trên sự vận dụng kết hợp mô hình kiểm soát theo IFAC và các<br />
nguyên tắc kiểm soát theo COSO; hệ thống KSNB theo nghiên cứu của tác giả gồm<br />
4 yếu tố: (1) Môi trường kiểm soát (môi trường kiểm soát chia thành môi trường<br />
bên ngoài và môi trường bên trong gồm 6 nhân tố chính ở môi trường bên trong là<br />
Đặc thù quản lý, Cơ cấu về tổ chức, Tính chính trực và giá trị đạo đức, Chính sách<br />
nhân sự, Công tác kế hoạch, Ủy ban kiểm soát); (2) Hệ thống thông tin (gồm 3 phần<br />
quan trọng là hệ thống công nghệ thông tin, truyền thông và hệ thống kế toán) (3)<br />
Các thủ tục và hoạt động kiểm soát; (4) Kiểm toán nội bộ; kết hợp những đặc trưng<br />
cơ bản của hoạt động tín dụng (là hoạt động luôn tiềm ẩn các rủi ro do nhiều nguyên<br />
nhân khách quan và chủ quan khác nhau) để đi sâu vào nghiên cứu nội dung quan<br />
trọng của luận văn, đó là “Hiệu quả của hệ thống KSNB đối với hoạt động tín<br />
dụng”. Nghiên cứu cho thấy, hệ thống KSNB có hiệu quả đối với hoạt động tín<br />
dụng là hệ thống giúp cho nhà quản lý đạt được các mục tiêu kiểm soát hoạt động<br />
tín dụng với chi phí hợp lý. Các mục tiêu này là đảm bảo công tác kiểm soát để hạn<br />
chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất; đảm bảo tính chính xác của số liệu, thông tin<br />
tín dụng; đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp lý, các chính sách, quy trình tín<br />
dụng đã ban hành; mở rộng được tín dụng nhờ cải tiến quy trình, ngăn ngừa sử dụng<br />
lãng phí các nguồn lực, sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp để tiết kiệm chi phí,<br />
tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.<br />
Để đánh giá được hiệu quả KSNB đối với hoạt động tín dụng, luận văn đã<br />
xây dựng được các chỉ tiêu định lượng và định tính phục vụ cho quá trình đánh<br />
giá. Về mặt định lượng, đó là các chỉ tiêu về nợ quá hạn, chỉ tiêu về trích lập dự<br />
<br />
phòng rủi ro, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng, chỉ tiêu năng suất, chỉ tiêu phản ánh<br />
quá trình kiểm soát, v.v... Về định tính, tác giả luận giải được mối liên hệ giữa bốn<br />
yếu tố cấu thành hệ thống KSNB đến các mục tiêu nói trên. Từ sự liên hệ này sẽ<br />
hỗ trợ cho các nhà quản lý đưa ra đánh giá hiệu quả hệ thống KSNB đối với hoạt<br />
động tín dụng khách quan, chính xác hơn.<br />
Tại Chương 3, Sau khi khái quát quá trình hình thành, phát triển; cơ cấu tổ<br />
chức; các thành tựu nổi bật và các dịch vụ kinh doanh chính của Eximbank từ năm<br />
2010 đến tháng 6/2013; tác giả tập trung vào vào tính toán và phân tích các chỉ tiêu<br />
định tính và định lượng nhằm đánh giá về hiệu quả của hệ thống KSNB đối với hoạt<br />
động tín dụng tại Eximbank Vinh trong khoảng thời gian nói trên. Cụ thể:<br />
Về các chỉ tiêu định lượng, tác giả đã dựa vào mức độ tăng trưởng tín dụng<br />
bình quân của các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2013 là<br />
10,2%; trong khi dư nợ tín dụng của đơn vị giảm sút dần qua các năm và đến cuối<br />
tháng 6/2013, dư nợ tín dụng là 570,56 tỷ đồng, giảm 16,58% so với đầu năm<br />
2013 là đi ngược lại xu thế hoạt động tín dụng trên địa bàn.<br />
Trong khi đó chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng<br />
của đơn vị tăng cao qua từng năm:<br />
<br />
Năm<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
30.6.2013<br />
<br />
1,20%<br />
<br />
37,94%<br />
<br />
28,83%<br />
<br />
37,53%<br />
<br />
Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng<br />
<br />
0,89%<br />
<br />
9,94%<br />
<br />
17,19%<br />
<br />
21,08%<br />
<br />
Tỷ lệ dự phòng rủi ro/dư nợ<br />
tín dụng bình quân<br />
<br />
1,16%<br />
<br />
2,05%<br />
<br />
2,65%<br />
<br />
1,44%<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ tín<br />
dụng<br />
<br />
Các chỉ tiêu này đều vượt xa tỷ lệ bình quân của hệ thống Eximbank trong<br />
3 năm gần đây là 2011, 2012, tháng 6/2013; và vượt xa tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu<br />
chấp nhận được theo quy định của ngành ngân hàng là 5% và 3%. Do các chỉ tiêu<br />
này là các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh chất lượng tín dụng cũng như công tác kiểm<br />
soát tín dụng của ngành ngân hàng, nên tỷ lệ này ở mức quá cao trong 3 năm liền<br />
<br />
2011-6/2013 cho thấy hoạt động KSNB đối với tín dụng của Eximbank Vinh thu<br />
được kết quả còn thấp. Kết hợp với các chỉ tiêu về năng suất lao động, chỉ tiêu<br />
phản ánh quá trình kiểm soát thể hiện qua các năm như dưới đây:<br />
Năm<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
30.6.2013<br />
<br />
52,45<br />
<br />
50,45<br />
<br />
15,27<br />
<br />
9,92<br />
<br />
33,53<br />
<br />
27,17<br />
<br />
6,25<br />
<br />
5,20<br />
<br />
9,20<br />
<br />
7,45<br />
<br />
2,00<br />
<br />
0,52<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
8<br />
<br />
6<br />
<br />
* Chỉ tiêu về năng suất<br />
Số hồ sơ giải ngân (cán bộ tín<br />
dụng/năm) (Đvt: hồ sơ)<br />
Số tiền cho vay (cán bộ tín<br />
dụng/năm) (Đvt: tỷ đồng)<br />
Doanh số thu lãi vay (cán bộ tín<br />
dụng/năm) ( Đvt: tỷ đồng)<br />
* Chỉ tiêu phản ánh quá trình<br />
kiểm soát hoạt động tín dụng<br />
Thời gian xử lý bình quân 1 hồ sơ<br />
vay vốn của khách hàng (Đvt:<br />
Ngày)<br />
<br />
Về các chỉ tiêu năng suất, có thể nhận thấy là trong 6 tháng đầu năm 2013 kết<br />
quả của đơn vị đã có dấu hiệu cải thiện so với cuối năm 2012, tuy nhiên năng suất lao<br />
động vẫn còn thua xa so với giai đoạn năm 2010-2011, khi mà các số liệu cho thấy, số hồ<br />
sơ giải ngân, số tiền cho vay (trên bình quân 1 cán bộ tín dụng) giai đoạn đó gấp hơn 2,5<br />
lần so với hiện nay, doanh số thu lãi bình quân trên 1 cán bộ tín dụng thì còn vượt gấp<br />
nhiều lần.<br />
Về chỉ tiêu thời gian xử lý bình quân 1 hồ sơ vay vốn, tương tự như chỉ tiêu<br />
năng suất, số liệu vào cuối tháng 6/2013 cho thấy đơn vị đã chuyển biến tích cực<br />
hơn so với cuối năm 2012 khi rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ từ 8 xuống còn 6<br />
ngày, tuy nhiên vẫn còn quá dài so với thời gian trước khoảng từ 2-3 ngày. Nhìn<br />
chung, chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với khả năng cạnh tranh về tín dụng và có liên<br />
quan đến mục tiêu hiệu quả hoạt động tín dụng của nhà quản lý nên đơn vị cần có<br />
biện pháp để càng rút ngắn được thời gian xử lý hồ sơ vay vốn cho khách hàng<br />
càng tốt.<br />
Các chỉ tiêu định lượng này cho thấy rằng hệ thống KSNB đối với hoạt động<br />
<br />