TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
----------------<br />
<br />
HOÀNG THU THỦY<br />
<br />
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của<br />
Agribank Chi nhánh Tuyên Quang<br />
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
TS. Đinh Tiến Dũng<br />
<br />
Hà Nội – 2014<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên<br />
Quang” được thực hiện bởi học viên Hoàng Thu Thủy dưới sự hướng dẫn của TS<br />
Đinh Tiến Dũng. Đề tài đã hệ thống lại khung lý thuyết về các hoạt động của ngân<br />
hàng thương mại, vai trò của nguồn vốn và hiệu quả hoạt động huy động vốn. Tác<br />
giả đã vận dụng khung lý thuyết để phân tích thực trạng huy động vốn của<br />
Agribank Chi nhánh Tuyên Quang, nêu hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra các<br />
giải pháp. Trong đó tác giả sử dụng phương pháp định tính và định lượng trong<br />
thu thập và xử lý thông tin. Nguồn dữ liệu sử dụng là dữ liệu thứ cấp.<br />
Luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:<br />
Trong chương 1: luận văn chỉ ra các công trình nghiên cứu trong quá khứ có liên<br />
quan đến đề tài. Đánh giá chung về các đề tài tác giả nhận thấy các công trình<br />
nghiên cứu đã đề cập đến hoạt động huy động vốn tuy vậy xét ở góc độ mỗi công<br />
trình nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tùy thuộc theo mục đích, đối tượng<br />
và phạm vi nghiên cứu của từng công trình. Ngoài ra tác giả chưa thấy có công<br />
trình nào nghiên cứu về hoạt động huy động vốn của Agrbank Chi nhánh Tuyên<br />
Quang.<br />
Vì vậy luận văn ngày không trùng với các công trình nghiên cứu đã có, là công<br />
trình nghiên cứu độc lập về hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribank Chi<br />
nhánh tỉnh Tuyên Quang.<br />
Trong chương 2, luận văn đưa ra những lý thuyết về ngân hàng thương mại, hoạt<br />
động của ngân hàng thương mại từ đó tìm hiểu vai trò và hiệu quả của việc huy<br />
động vốn trong các ngân hàng thương mại.<br />
Ngân hàng thương mại: là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt<br />
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này<br />
nhằm mục tiêu lợi nhuận. (luật các tổ chức tín dụng (2010).<br />
Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các<br />
dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh<br />
toán; thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh<br />
doanh nào trong nền kinh tế.<br />
- Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại: Ở mục này tác giả đã nêu ra<br />
chức năng của ngân hàng thương mại:<br />
+ Trung gian tài chính<br />
Ngân hàng thương mại có một chức năng rất quan trọng đối với nền kinh tế, đó là<br />
trung gian tài chính.<br />
Trong nền kinh tế, có hai nhóm cá nhân và tổ chức: (1) Các cá nhân, tổ chức thặng<br />
dư trong chi tiêu, thu nhập hiện tại lớn hơn chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ, tức họ<br />
có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi; (2) Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi<br />
tiêu, cần bổ sung vốn cho tiêu dùng, hay cho đầu tư. Tiền sẽ được di chuyển từ<br />
nhóm (1) sang nhóm thứ (2) nếu cả hai cùng có lợi. Khi dòng tiền di chuyển với<br />
điều kiện phải quay lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất<br />
định thì đó là quan hệ tín dụng. Ngân hàng thương mại với tư cách là một trung<br />
<br />
gian tài chính của nền kinh tế sẽ giúp quan hệ tín dụng này được thực hiện dễ dàng<br />
và hiệu quả hơn. Ngân hàng thương mại sẽ huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn<br />
rỗi từ nhóm (1) và sử dụng nguồn vốn đó để cho nhóm (2) vay với một lãi suất<br />
nhất định. Sự xuất hiện của trung gian tài chính này sẽ giảm được chi phí giao<br />
dịch, bởi quan hệ tín dụng trực tiếp bị nhiều hạn chế về qui mô, không gian, thời<br />
gian…Đồng thời, Ngân hàng thương mại sẽ gánh chịu các rủi ro có thể xảy ra và<br />
sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro.<br />
+ Tạo phương tiện thanh toán<br />
Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm: tiền giấy trong lưu thông<br />
(Mo), số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại các ngân<br />
hàng, tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm…<br />
Khi ngân hàng cho vay, số dư trên các tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân<br />
hàng tăng lên, khách hàng có thể sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Do vậy,<br />
thông qua nghiệp vụ cho vay, ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán.<br />
Mặt khác, khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản vay ngân hàng để chi<br />
trả cho đối tác tại một ngân hàng khác thì sẽ làm tăng số dư tiền gửi tại ngân hàng<br />
của đối tác. Ngân hàng đó lại có các khoản vay mới. Như vậy, toàn bộ hệ thống<br />
ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán.<br />
+ Trung gian thanh toán<br />
Ngày nay, với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, các giao dịch thanh toán trong<br />
nền kinh tế được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, an toàn, tiết kiệm chi phí. Ngân<br />
hàng thương mại cung cấp rất nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán bằng<br />
séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… tạo ra các mạng lưới thanh toán điện tử. Với<br />
chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và độc<br />
quyền quản lý các công cụ đó đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu<br />
thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa.<br />
Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại:<br />
+ Hoạt động huy động vốn<br />
Huy động vốn là hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại. Hoạt động này<br />
mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động như cho vay, cung cấp<br />
các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng hoặc đầu tư.<br />
+ Hoạt động tài trợ<br />
Hoạt động tài trợ là hoạt động chủ thể bỏ tiền ra để nhằm đạt mục đích nào đó.<br />
Đây là hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. Đối với ngân hàng<br />
thương mại sau khi huy động được tiền gửi từ nền kinh tế thì ngân hàng sẽ phải trả<br />
lãi, do đó để khỏi bị thiệt hại đồng thời có được lợi nhuận, ngân hàng sẽ phải tìm<br />
cách sử dụng những nguồn vốn đó để sinh lời. Từ khoản lãi thu được ngân hàng sẽ<br />
dùng nó để trả lãi cho số vốn đã huy động, thanh toán các khoản chi phí trong hoạt<br />
động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận ngân hàng. Nói cách khác, hoạt động tài trợ cho<br />
nền kinh tế là hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng với mục đích tìm kiếm lợi<br />
nhuận.<br />
+ Hoạt động cho vay<br />
Theo quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31.12.2001 của Thống đốc Ngân hàng<br />
<br />
nhà nước Việt Nam về việc Ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối<br />
với khách hàng thì “cho vay” được định nghĩa như sau:<br />
“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách<br />
hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo<br />
thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.<br />
Trong điều kiện hiện nay, cho vay là hoạt động chính của ngân hàng để tạo ra lợi<br />
nhuận, danh mục cho vay chiếm khoảng trên dưới 1/2 tổng danh mục tài sản của<br />
ngân hàng thương mại và mang lại thu nhập từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân<br />
hàng nên hoạt động này có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân<br />
hàng thương mại. Tuy nhiên hoạt động cho vay luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, do vậy<br />
các ngân hàng hiện nay có xu hướng phát triển các mảng dịch vụ ngân hàng khác.<br />
+ Góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần<br />
Góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần là hình thức ngân hàng góp vốn cùng<br />
khách hàng để kinh doanh. Phổ biến nhất hiện nay là hình thức mua cổ phiếu với<br />
mục đích thu cổ tức hàng năm và liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, ngân<br />
hàng nước ngoài. Thực hiện việc đầu tư vốn thông qua liên doanh liên kết, mua cổ<br />
phần sẽ giúp các ngân hàng thương mại thực hiện được nhiều mục đích: đa dạng<br />
hoá các hình thức đầu tư để gia tăng lợi nhuận; hạn chế rủi ro cho ngân hàng và để<br />
tận dụng các ưu thế của nhau.<br />
+ Các hoạt động khác<br />
Ngoài những hoạt động trọng yếu trên, ngân hàng thương mại cũng thực hiện các<br />
hoạt động khác như: hoạt động cho thuê, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, hoạt động<br />
môi giới đầu tư chứng khoán, hoạt động dịch vụ uỷ thác và tư vấn, quản lý ngân<br />
quỹ, thu hộ, chi hộ…<br />
- Từ đó đi sâu vào phân tích vai trò của nguồn vốn và các hình thức huy<br />
động vốn trong ngân hàng thương mại.<br />
Bản chất của hoạt động ngân hàng là huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để<br />
cho vay nên nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của<br />
ngân hàng.<br />
+ Vốn là cơ sở của cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng<br />
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt với nghiệp vụ đặc trưng là<br />
kinh doanh tiền tệ. Do vậy, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính của<br />
ngân hàng mà còn là đối tượng kinh doanh. Đây chính là cơ sở cho các hoạt động<br />
kinh doanh của ngân hàng.<br />
+ Vốn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng<br />
Hầu hết các hoạt động của ngân hàng thương mại đều phụ thuộc vào nguồn vốn.<br />
Ngân hàng kinh doanh dựa trên việc sử dụng vốn huy động để cho vay và đầu tư<br />
vào các lĩnh vực khác. Do vậy, quy mô hoạt động và quy mô tín dụng phụ thuộc<br />
rất nhiều vào nguồn vốn. Đặc biệt, hoạt động tín dụng là hoạt động chính và mang<br />
lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Quy mô hoạt động tín dụng phụ thuộc rất nhiều<br />
<br />
vào vốn huy động, thường bị áp đặt theo một tỷ lệ nhất định trên số vốn ngân hàng<br />
huy động được.<br />
Nguồn vốn càng lớn, ngân hàng càng có nhiều điều kiện để đầu tư mở rộng hoạt<br />
động của mình về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngân hàng có thể mở rộng thị phần<br />
của mình, đầu tư nhiều hơn vào các dich vụ tài chính, dịch vụ thanh toán... để tạo<br />
ra thế cạnh tranh cho riêng mình.<br />
+ Nguồn vốn tạo uy tín cho ngân hàng<br />
Ngân hàng là một ngành kinh doanh dịch vụ, do vậy ngân hàng hoạt động dựa trên<br />
uy tín là chủ yếu. Khách hàng cũng dựa vào niềm tin của mình vào ngân hàng để<br />
gửi tiền, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Uy tín là một tài sản vô hình cực kỳ quan<br />
trọng đối với ngân hàng. Uy tín đó trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả<br />
của ngân hàng đó. Nguồn vốn càng lớn, vốn khả dụng càng nhiều thì khả năng<br />
thanh toán của ngân hàng càng cao.<br />
+ Nguồn vốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng<br />
Hiện nay với sự phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại, rất nhiều các ngân<br />
hàng với quy mô lớn nhỏ ra đời nên khách hàng càng nhiều sự lựa chọn. Nhưng điều<br />
họ quan tâm nhất chính là tính an toàn và chất lượng các dịch vụ mà ngân hàng cung<br />
cấp. Cả hai yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và chất lượng nguồn vốn của<br />
ngân hàng. Do vậy, một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh<br />
của ngân hàng thương mại là việc tăng cường khả năng huy động vốn.<br />
Qua nghiên cứu các loại nguồn vốn trong ngân hàng thương mại, tác giả đưa<br />
ra các quan điểm về hiệu quả hoạt động huy động vốn.<br />
- Để nâng cao hiệu quả của công tác huy động đòi hỏi công tác huy<br />
động vốn phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau :<br />
Thứ nhất: Nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân<br />
hàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân<br />
hàng. Tức là phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng, có thể thỏa mãn các<br />
nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân<br />
hàng.<br />
Thứ hai: Nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, đó chính là tính cân<br />
đối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn giữa huy động ở dân<br />
cư, huy động ở tổ chức và…Một cơ cấu vốn hợp lý phải là một cơ cấu vốn đáp<br />
<br />