i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế phổ biến trên thế<br />
giới và diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Để bắt kịp xu thế đó Việt Nam<br />
cũng đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: gia nhập khối<br />
ASEAN (AFTA), ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, trở thành thành<br />
viên thứ 150 WTO… Việc Việt Nam chính thức gia nhập thành viên của WTO đã<br />
đem lại cho Việt Nam những cơ hội nhưng cũng đặt ra khá nhiều thách thức: môi<br />
trường cạnh tranh gay gắt hơn; tạo ra động lực buộc các doanh nghiệp trong nước<br />
phải đổi mới, song mặt khác cũng có thể làm cho các doanh nghiệp trong nước bị<br />
thu hẹp thị trường, thua lỗ, phá sản, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.<br />
Ngân hàng là một trong những lĩnh rất nhạy cảm và được mở cửa mạnh theo<br />
các cam kết của tổ chức thương mại thế giới WTO. Dịch vụ ngân hàng được dự báo<br />
sẽ là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi vòng bảo hộ cho các NHTM trong nước<br />
không còn. Hệ thống ngân hàng được xếp vào diện các ngành chủ chốt, cần được tái<br />
cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Với hơn 18 năm thành lập và phát triển,<br />
ACB đã trở thành “ngân hàng của mọi nhà”, gắn kết với khách hàng bằng các định<br />
hướng chính sách đa dạng vào từng thị trường: tài chính, chứng khoán, vàng, địa<br />
ốc… Tuy nhiên hiện nay ACB còn bộc lộ nhiều yếu kém về năng lực cạnh tranh,<br />
nhất là các yếu kém nội tại. Xuất phát từ thực tiễn trên nhằm nâng cao năng lực<br />
cạnh tranh, khẳng định vị trí của ACB trong khu vực và quốc tế, tác giả đã lựa chọn<br />
đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)” để<br />
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sỹ của mình.<br />
Luận văn bao gồm 4 chương như sau:<br />
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM<br />
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB<br />
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB<br />
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ lý luận cạnh tranh, năng lực cạnh<br />
tranh và cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng. Từ đó phân tích, đánh giá thực<br />
<br />
ii<br />
<br />
trạng năng lực cạnh tranh của ACB thông qua các tiêu chí đánh giá cơ bản, những<br />
thành tựu đạt được và những điểm hạn chế, nguyên nhân của hạn chế đó. Cuối cùng,<br />
đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB,<br />
đảm bảo an toàn và phát triển bền vững trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ<br />
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI<br />
Chương 1 đi vào phân tích hai nội dung chính: Một là các công trình nghiên<br />
cứu có liên quan tới đề tài, hai là vấn đề nghiên cứu của luận văn bao gồm nội dung<br />
nghiên cứu của luận văn và các điểm mới, giá trị đóng góp của luận văn. Trong nội<br />
dung các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài, tác giả đưa ra một số công<br />
trình nghiên cứu có liên quan như sau:<br />
Chiến lược cạnh tranh, GS. Michael E. Porter<br />
Mô hình “Kim cương”, GS. Michael E. Porter<br />
TS. Nguyễn Hữu Thắng, (2008), “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp<br />
Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay"<br />
PGS.TS Nguyễn Thị Quý, (2005), “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng<br />
thương mại trong xu thế hội nhập”<br />
Phí Trọng Hiển, (2006), “Bàn về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các<br />
NHTM Việt Nam trên thị trường dịch vụ ngân hàng”<br />
Đình Duy Đông, (2007), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt<br />
Nam trong thời gian tới”<br />
Hoàng Quỳnh Trang (2011), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh<br />
của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015. Luận văn<br />
thạc sỹ. Học viện Tài Chính.<br />
Luận văn bao gồm ba nội dung cơ bản: Một là, hệ thống lại những cơ sở lý<br />
luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM. Hai là, phân tích, đánh giá thực<br />
trạng năng lực cạnh tranh của ACB dựa trên các nhóm tiêu chí đánh giá cơ bản nhất<br />
về năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng; đánh giá vị thế của ACB trên thị<br />
<br />
iii<br />
<br />
trường ngân hàng thông qua các chỉ tiêu định lượng và định tính (qua việc điều tra<br />
khảo sát đánh giá của khách hàng). Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị<br />
cụ thể giúp duy trì vị thế của ACB và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường<br />
trong thời gian sắp tới.<br />
Như vậy, luận văn đã thể hiện được các điểm mới so với các công trình đã<br />
nghiên cứu trước đó, đó là:<br />
Thứ nhất, đã tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh cho ngân hàng cụ thể<br />
đó là ACB.<br />
Thứ hai, đã cập nhật các dữ liệu và thông tin mới nhất về ACB cũng như các<br />
NHTM khác trong thị trường tài chính. Từ đó nhằm đưa ra các so sánh giữa các<br />
ngân hàng và xác định vị thế của ACB trên thị trường.<br />
Ngoài ra, đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của<br />
ACB trong giai đoạn lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng như nền kinh tế đầy biến<br />
động như hiện nay và phù hợp với bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO.<br />
<br />
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC<br />
CẠNH TRANH CỦA NHTM<br />
Nội dung chính của chương 2 bao gồm:<br />
Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế<br />
Năng lực cạnh tranh của NHTM<br />
Trong phần này tác giả hệ thống lại một số khái niệm về cạnh tranh, và có<br />
thể tổng kết lại khái niệm chung về cạnh tranh như sau: cạnh tranh là sự ganh đua<br />
giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết hợp<br />
áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu<br />
khách hàng bằng sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý và cạnh tranh cũng tạo ra sự<br />
khác biệt giữa các sản phẩm cùng loại thông qua các giá trị hữu hình và vô hình mà<br />
doanh nghiệp tạo ra. Qua đó, doanh nghiệp sẽ giành lấy những vị thế tương đối<br />
trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận.<br />
<br />
iv<br />
<br />
Cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế, nó được coi là<br />
động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền<br />
kinh tế nói chung. Cạnh tranh có tính chất hai mặt: tác động tích cực và tác động<br />
tiêu cực.<br />
Trên cơ sở đó, tác giả đi vào tìm hiểu năng lực cạnh tranh của NHTM. Hiện<br />
có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên ba cấp độ: quốc gia,<br />
doanh nghiệp và sản phẩm, song vẫn còn chưa có sự thống nhất cao. Có hai hệ<br />
thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế<br />
kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế<br />
giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh toàn cầu; Phương pháp thứ hai là<br />
theo quan điểm của Michael Porter - Giáo sư của đại học Harvard Hoa Kỳ. Tuy<br />
nhiên, từ các luận điểm trên tác giả lựa chọn quan niệm về năng lực cạnh tranh của<br />
các NHTM như sau: Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng<br />
đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt<br />
được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời<br />
đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua<br />
những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM bao gồm nhân tố<br />
chủ quan và khách quan. Nhân tố chủ quan là nhóm nhân tố thuộc về nội tại của hệ<br />
thống NHTM, có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. Các<br />
nhân tố đó là: Chiến lược kinh doanh, tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực,<br />
Năng lực quản trị điều hành, sản phẩm của NHTM, văn hóa kinh doanh, khả năng<br />
liên doanh liên kết của NHTM… Các nhân tố khách quan gồm: Môi trường kinh tế<br />
vĩ mô, chính trị-pháp luật, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, môi trường cạnh<br />
tranh trong nước và quốc tế.<br />
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của<br />
NHTM:<br />
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính gồm:<br />
Tiềm lực về vốn và nguồn vốn chủ sở hữu<br />
Chất lượng tài sản có<br />
<br />
v<br />
<br />
Khả năng sinh lời (ROA, ROE)<br />
Khả năng thanh khoản<br />
Khả năng quản lý rủi ro thanh khoản<br />
Quản trị rủi ro<br />
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực kinh doanh<br />
Khả năng huy động vốn<br />
Khả năng cho vay và đầu tư<br />
Khả năng phát triển các sản phẩm dịch vụ:<br />
Khả năng phát triển mạng lưới<br />
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ ngân hàng<br />
Các chỉ tiêu về năng lực tổ chức, quản lý và điều hành<br />
<br />
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ACB<br />
Chương 3 bao gồm có các nội dung sau:<br />
Tổng quan về ACB<br />
Tình hình hoạt động kinh doanh chung của ACB<br />
Phân tích năng lực cạnh tranh của ACB<br />
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB<br />
Trong chương này, ngoài việc giới thiệu tổng quát về ACB và tình hình hoạt<br />
động kinh doanh chung của ACB trong giai đoạn 2007-2011, luận văn chủ yếu tập<br />
trung vào phân tích năng lực cạnh tranh của ACB thông qua các nhóm tiêu chí đánh<br />
giá đã được hệ thống hóa ở chương 2. Từ những phân tích đó, tác giả đưa ra những<br />
nhận xét, đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB. Các kết quả đạt<br />
được như sau:<br />
- ACB là một trong những ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản<br />
lớn nhất hiện nay. Thị phần vốn huy động và tín dụng chiếm tỷ lệ cao trong toàn<br />
ngành và tăng mạnh trong những năm gần đây. Lợi nhuận trước thuế liên tục tăng<br />
qua các năm<br />
<br />