intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu về CBTT về EPS trong BCTC của các CTNY ở Việt Nam

Chia sẻ: Dien_vi08 Dien_vi08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định mức độ tuân thủ CBTT về EPS (gồm cả EPS cơ bản và EPS pha loãng) trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu về CBTT về EPS trong BCTC của các CTNY ở Việt Nam

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br /> <br /> LÊ THÙY TRANG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN<br /> LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU TRONG<br /> BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY<br /> NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN<br /> <br /> Mã số: 60.34.03.01<br /> <br /> Đà Nẵng - 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Nguyễn Hữu Cƣờng<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Công Phương<br /> Phản biện 2: TS. Trần Thị Bích La<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp<br /> Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br /> vào ngày 18 tháng 8 năm 2018<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong các thông tin được công bố trên báo cáo tài chính (BCTC)<br /> thì một trong những thông tin quan trọng nhất là lợi nhuận trên mỗi<br /> cổ phiếu (EPS). EPS được sử dụng để đánh giá kết quả thực hiện của<br /> một công ty trong một khoảng thời gian nhất định và để so sánh hiệu<br /> suất của công ty với các công ty khác. Ngoài ra, EPS còn được dùng<br /> để tính toán tỷ suất lợi nhuận (PE), là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi<br /> như một tiêu chuẩn so sánh cho các quyết định đầu tư.<br /> Đa số các nghiên cứu về EPS trước đây chỉ đo lường ảnh hưởng<br /> của nhân tố EPS đến giá các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng<br /> khoán như các nghiên cứu của Al-Qenae và cộng sự (2002), AlTamimi và Hussein (2007), Trương Đông Lộc (2014). Các nghiên<br /> cứu trên không đo lường mức độ CBTT về EPS.<br /> Cho đến nay, các nghiên cứu về mức độ CBTT về EPS còn rất<br /> ít, chẳng hạn như nghiên cứu của Holgate và Kirby (1994) thực hiện<br /> tại Anh và Harrison và Morton (2010) thực hiện ở Úc. Điểm chung của<br /> các nghiên cứu này là ghi nhận được mức độ CBTT về EPS trên<br /> BCTC là rất thấp. Ở nước ta, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường<br /> (2015), đánh giá mức độ tuân thủ đối với yêu cầu CBTT trong BCTC<br /> giữa niên độ của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam.<br /> Ông đã chỉ ra được rằng CBTT về EPS còn thấp, đặc biệt là EPS pha<br /> loãng là một trong số các chỉ tiêu mà các CTNY thường ít công bố<br /> nhất hoặc công bố không đầy đủ. Thực tiễn CBTT như vậy có thể bị<br /> ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau, tuy nhiên Nguyễn Hữu<br /> Cường (2015) không nghiên cứu vấn đề này và cũng chưa đi sâu<br /> khảo sát chi tiết mức độ CBTT về EPS.<br /> <br /> 2<br /> Cho đến thời điểm hiện tại, nghiên cứu đánh giá mức độ CBTT<br /> về EPS bởi các CTNY ở Việt Nam chưa được chú trọng. Trong khi<br /> đó việc CBTT về chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng. Vì lẽ đó, tác giả<br /> chọn đề tài: “Nghiên cứu về CBTT về EPS trong BCTC của các<br /> CTNY ở Việt Nam” để thực hiện luận văn này với mong muốn đóng<br /> góp phần nào vào lĩnh vực nghiên cứu về CBTT trên BCTC trên cơ<br /> sở cung cấp bằng chứng định lượng về mức độ CBTT về EPS và các<br /> nhân tố ảnh hưởng.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Xác định mức độ tuân thủ CBTT về EPS (gồm cả EPS cơ bản<br /> và EPS pha loãng) trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ của các<br /> CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam.<br /> - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS<br /> trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ CBTT về EPS<br /> trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ bởi các CTNY trên thị trường<br /> chứng khoán Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT<br /> này.<br /> - Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong phạm vi là<br /> các BCTC năm 2016 và BCTC bán niên năm 2016, BCTC quý 2<br /> năm 2016 trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Hà Nội và<br /> SGDCK thành phố Hồ Chí Minh.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> - Xác định mức độ CBTT bắt buộc và CBTT tùy ý bằng cách<br /> vận dụng phương pháp phân tích nội dung trên cơ sở xây dựng chỉ số<br /> CBTT dựa trên các chỉ mục thông tin. Chỉ mục được thiết lập căn cứ<br /> vào những quy định về CBTT có liên quan. Luận văn đo lường mức<br /> <br /> 3<br /> độ CBTT bắt buộc và CBTT tùy ý trên BCTC năm, BCTC bán niên<br /> và BCTC quý 2 của các CTNY được khảo sát.<br /> - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS<br /> trên BCTC năm, BCTC bán niên, và BCTC quý 2 của các CTNY<br /> thông qua việc kiểm định mô hình hồi quy. Trong đó, các biến độc<br /> lập được thu thập và tính toán dựa trên BCTC của các CTNY, biến<br /> phụ thuộc là mức độ CBTT về EPS. Dữ liệu được phân tích bằng<br /> phần mềm SPSS.<br /> 5. Bố cục đề tài<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và<br /> các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về công bố<br /> thông tin lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu<br /> Chương 2: Thiết kế nghiên cứu<br /> Chương 3: Kết quả nghiên cứu<br /> Chương 4: Hàm ý chính sách và kết luận<br /> 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br /> CHƢƠNG 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG<br /> BỐ THÔNG TIN LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỐ PHIẾU<br /> 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ LỢI<br /> NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU<br /> 1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu<br /> Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ<br /> cho mỗi cổ phiếu phổ thông đang được lưu hành trên thị trường. Tại<br /> Việt Nam, theo VAS 30 quy định EPS có hai loại gồm: EPS cơ bản<br /> và EPS pha loãng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2