intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu về công bố thông tin lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong Báo cáo tài chính của các công ty đại chúng chưa niêm yết ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

46
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá mức độ tuân thủ công bố thông tin về EPS, bao 2 gồm cả EPS cơ bản và EPS suy giảm, trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ của các công ty đại chúng chưa niêm yết ở Việt Nam thông qua việc đo lường mức độ công bố thông tin về EPS. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu về công bố thông tin lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong Báo cáo tài chính của các công ty đại chúng chưa niêm yết ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ NAM HẢI NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8.34.03.01 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣ i hƣ ng n ho họ : TS Nguyễn Hữu Cƣ ng Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Tùng Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính ấp thiết ủ đề tài Khi một nhà đầu tư có ý định đầu tư vào một đơn vị nào thì thông thường các Báo cáo tài chính (BCTC) sẽ được quan tâm đầu tiên, từ BCTC họ có thể có được các thông tin về tổ chức như tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, v.v. Và trong đó lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) luôn là một trong những chỉ tiêu được chú ý nhất. EPS là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, và đóng vai trò cấu thành nên tỷ suất lợi nhuân (hệ số P/E). EPS nhằm so sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp cổ phần trong cùng một kỳ báo cáo và hiệu quả hoạt động của cùng một doanh nghiệp qua các kỳ báo cáo. EPS càng cao phản ánh năng lực kinh doanh của công ty càng mạnh, khả năng trả cổ tức là cao và giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao. Chuẩn mực kế toán số 30 (VAS 30) “Lãi trên cổ phiếu” có quy định bắt buộc về việc trình bày chỉ tiêu này trong BCTC của các công ty đang có cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu tiềm năng được giao dịch công khai trên thị trường hoặc đang trong quá trình phát hành ra công chúng (Bộ Tài chính, 2005) . Tuy nhiên trên thực tế mức độ công bố thông tin (CBTT) của chỉ tiêu này tại Việt Nam là còn rất thấp, đặc biệt là các BCTC của những công ty đại chúng chưa niêm yết, khi mà yêu cầu về CBTT không nghiêm ngặt như các công ty niêm yết dẫn đến độ minh bạch và tính công khai của thông tin cũng thấp hơn. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu về công bố thông tin lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong Báo cáo tài chính của các công ty đại chúng chưa niêm yết ở Việt Nam” để làm nghiên cứu trong Luận văn này. 2. Mụ tiêu nghiên ứu  Đánh giá mức độ tuân thủ công bố thông tin về EPS, bao
  4. 2 gồm cả EPS cơ bản và EPS suy giảm, trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ của các công ty đại chúng chưa niêm yết ở Việt Nam thông qua việc đo lường mức độ công bố thông tin về EPS.  Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên ứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm và BCTC giữ niên độ các Công ty đại chúng chưa niêm yết ở Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến đến mức độ CBTT này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc đo lường mức độ cũng như nhân diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm, BCTC bán niên và BCTC quý 2 cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019 của 100 Công ty đại chúng chưa niêm yết đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (các công ty trên sàn UPCoM). 4. Phƣơng pháp nghiên ứu 4.1. Trình tự nghiên cứu Trước tiên, tác giả thu thập, tìm hiểu, tổng hợp các lý thuyết, các bài báo và các bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sau đó, tác giả tiến hành so sánh với các quy định của Việt Nam hiện tại có liên quan đến CBTT về EPS, từ đó tổng hợp lại để xây dựng hệ thống chỉ mục CBTT và thang đo tương ứng để đo lường mức độ CBTT về EPS của các công ty (chủ yếu tập trung vào CBTT bắt buộc). Tiếp theo, tác giả thu thập dữ liệu của 100 Công ty thuộc nhóm Công ty đại chúng chưa niêm yết ở Việt Nam (có đăng ký giao
  5. 3 dịch trên sàn UPCoM) và tiến hành đo lường đánh giá mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm, BCTC bán niên và BCTC quý 2. Đối với mục tiêu xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS, luận văn sẽ xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, tiến hành kiểm định các giả thuyết đó và rút ra kết luận. Cuối cùng, tác giả đánh giá tổng thể và đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng CBTT về EPS tại Việt Nam. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu dùng trong Luận văn này là dữ liệu thứ cấp được thu thập thủ công từ các BCTC năm 2019, BCTC bán niên 2019 và BCTC quý 2 năm 2019 được công bố trên trang thông tin điện tử (website) của các công ty được nghiên cứu và trên website của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. 4.3. Phương pháp xử lý số liệu Dựa vào dữ liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành đánh giá mức độ CBTT về EPS dựa trên danh mục thang đo đã xây dựng. Sau đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định hồi quy. Trong đó các biến độc lập được thu thập và tính toán dựa trên BCTC của các Công ty được khảo sát, biến phụ thuộc và mức độ CBTT về EPS. 5. Bố ụ ủ Luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công bố thông tin lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu Chương 2: Thiết kế nghiên cứu đo lường mức độ công bố
  6. 4 thông tin về EPS và xác định các nhân tố ảnh hưởng Chương 3: Kết quả nghiên cứu và đánh giá Chương 4: Hàm ý chính sách và kết luận 6. Tổng qu n tài liệu nghiên ứu 6.1. Các nghiên cứu nước ngoài 6.2. Các nghiên cứu trong nước CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU 1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận trên mỗi ổ phiếu Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phiếu phổ thông đang được lưu hành trên thị trường. Theo chuẩn mực kế toán số 30 “Lãi trên cổ phiếu” (VAS 30) có quy định thì lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng cách chia lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ (tử số) cho số lượng bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ (mẫu số). Còn lãi suy giảm trên cổ phiếu được tính dựa trên số lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ và những số liệu này đã được doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh do ảnh hưởng của các cổ phiếu phổ thông có tác động suy giảm. 1.1.2. Khái niệm về ông bố thông tin Theo Sổ tay Công bố thông tin dành cho Công ty niêm yết của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội: “Công bố thông tin được hiểu là
  7. 5 phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của công ty nhằm đảm bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và đồng thời” (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, 2013). Ngoài ra công bố thông tin là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ các nguồn lực của xã hội, bởi vì nó phát ra tín hiệu “đầu vào” đúng đắn để nhà đầu tư ra quyết định (Healy và Palepu, 2001). 1.1.3. Phân loại ông bố thông tin  Phân loại theo yêu cầu công bố thông tin - Công bố thông tin bắt buộc: là những thông tin công bố được thực hiện theo những quy định của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Các nội dung về thông tin bắt buộc được trình bày trên BCTC sẽ có sự khác nhau tùy vào từng quốc gia, vùng lãnh thổ thông qua các hội nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước. - Công bố thông tin tự nguyện: là ngoài những thông tin bắt buộc phải công bố để thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng thông tin cả bên trong và ngoài doanh nghiệp thì các công ty sẽ tùy vào ý thức và động cơ để công bố thêm các thông tin tự nguyện. - Thông tin tùy ý: CBTT tùy ý là một trường hợp đặc biệt của CBTT bắt buộc. CBTT tùy ý phát sinh khi những thông tin bắt buộc phải công bố theo quy định của pháp luật nhưng chưa được các văn bản pháp luật quy định chi tiết về chừng mực của thông tin được công bố nên doanh nghiệp có thể tùy ý điều chỉnh mức độ CBTT nhiều hay ít.  Phân loại công bố thông tin theo tính chất định kỳ hoặc bất thường - Thông tin công bố định kỳ: các thông tin công bố định kỳ thường là các BCTC năm, báo cáo tình hình quản trị công ty, BCTC
  8. 6 giữa niên độ. - Thông tin công bố bất thường: các thông tin bất thường cần được công bố như tài khoản ngân hàng bị đóng băng, hoặc hoạt động trở lại, tạm ngừng hoặc giải thể công ty. - Thông tin công bố theo yêu cầu: là các thông tin được công bố theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các Sở giao dịch chứng khoán. 1.1.4. Quy định về ông bố thông tin về lợi nhuận trên mỗi ổ phiếu Hiện nay, việc CBTT về EPS trên BCTC được quy định tại VAS 30 - “Lãi trên cổ phiếu” và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 27 “Báo cáo tài chính giữa niên độ” (VAS 27). Ngoài các chuẩn mực kế toán trên, Chế độ kế toán Việt Nam cũng có yêu cầu về công bố EPS và hướng dẫn cách tính EPS cơ bản cũng như EPS suy giảm. Các công ty niêm yết, các tổ chức đăng ký giao dịch đều phải tuân thủ quy định về CBTT theo Thông tư 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn CBTT trên thị trường chứng khoán (Bộ Tài chính, 2015). 1.1.5. Đo lƣ ng mứ độ ông bố thông tin Theo các nghiên cứu trước đây, chẳng hạn như Phan Thị Trà Mỹ (2015) hay Nguyễn Hữu Cường và Lê Thùy Trang (2019), đo lường mức độ CBTT trên BCTC được thực hiện qua hai bước: Bước 1: Xây dựng một thang đo bao gồm một hệ thống các chỉ mục căn cứ vào các quy định về CBTT có liên quan. Bước 2: Dùng thang đo đã được xây dựng để mã hóa hay quy định điểm số (giá trị) tương ứng với chỉ mục thông tin. Có hai cách chính để xác định giá trị từng chỉ mục thông tin được công bố, đó là xác định theo thang đo không trọng số và xác định theo thang đo có
  9. 7 trọng số. - Đo lường bằng thang đo không trọng số: Trên cơ sở hệ thống thang đo với các chỉ mục thông tin đã được xây dựng, từng mục thông tin tương ứng trong BCTC được nghiên cứu sẽ được gán giá trị bằng một (1) nếu thông tin đó được công bố, hoặc được gán giá trị bằng không (0) nếu thông tin đó không được công bố. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn có thể quyết định không gán giá trị cho một mục tin được đánh giá nếu chắc chắn rằng đối với BCTC được khảo sát đó thì mục tin này chắc chắn là không liên quan (NA- not applicable). - Đo lường bằng thang đo có trọng số: đo lường CBTT theo phương pháp này dựa trên việc xây dựng ba chỉ số công bố: chỉ số chất lượng, chỉ số phạm vi và chỉ số về số lượng. Các mục tin trong phương pháp này được đánh giá có tính hữu ích khác nhau đối với người sử dụng và do vậy được gán bởi các trọng số khác nhau khi đánh giá mức độ CBTT. 1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1.2.1. Lý thuyết đại iện (Agen y Theory) Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa một bên là chủ sở hữu công ty và một bên là quản lý công ty (trường hợp chủ sở hữu công ty không đứng trực tiếp quản lý công ty) và cho rằng cả hai bên đều muốn đạt được lợi ích của mình (Jensen & Meckling, 1976). Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ sở hữu công ty và quản lý công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự
  10. 8 phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty. 1.2.2. Lý thuyết tín hiệu (Sign ling Theory) Lý thuyết tín hiệu cho rằng do sự bất đối xứng thông tin giữa bên trong doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ gây ra sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải công bố thông tin ra thị trường một cách tự nguyện và đưa các tín hiệu tích cực đến các nhà đầu tư (Watts và Zimmerman, 1986). Công bố thông tin là một trong những công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng tạo sự khác biệt về chất lượng hoạt động của bản thân doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp về việc CBTT và thông tin về yếu tố khả năng sinh lời là một trong những công cụ thường được doanh nghiệp sử dụng khi có thể. Doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng lớn (đo lường bằng ROA hoặc ROE) thì mong muốn công bố thông tin nhiều hơn để phô trương quảng bá hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. 1.2.3. Lý thuyết inh tế thông tin (Inform tion Economics Theory) Theo Stigliz, 2008 (được trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Cường, 2017) cho rằng lý thuyết kinh tế thông tin đã được áp dụng từ những năm 1970 để đánh giá mức độ mà thị trường tài chính cũng như các tổ chức khác xử lý và truyền đạt thông tin. Lý thuyết kinh tế thông tin luôn thừa nhận sự tồn tại của bất đối xứng thông tin và trong các DN trước khi CBTT đều có sự cân đo của các nhà quản trị về chi phí và lợi ích thu được từ việc công bố
  11. 9 hay che giấu thông tin. Nó thể hiện rất rõ ở việc các doanh nghiệp tuân thủ rất thấp đối với các khoản mục thông tin tốn kém cho dù thông tin này người sử dụng rất có nhu cầu, như thông tin về hợp nhất kinh doanh, các công cụ tài chính và các thử nghiệm về tổn thất tài sản. Bên cạnh đó nó lại giải thích được các hiện tượng DN tự CBTT tự nguyện đặc biệt khi các thông tin này giúp DN giảm thiểu được các chi phí hoặc rủi ro, đem đến lợi ích cao hơn cho DN so với chi phí phải bỏ ra. 1.2.4. Lý thuyết hi phí sở hữu (Propriet ry Cost Theory) Các chi phí sở hữu được xem xét như một hạn chế quan trọng của việc công bố thông tin. Những bất lợi của cạnh tranh ảnh hưởng đến quyết định cung cấp các thông tin riêng tư. Theo Darrough (1993) công bố thông tin nhiều hơn đến nhà đầu tư có thể khiến cho các công ty đối thủ phản ứng và các phản ứng này có thể là tiêu cực, tùy thuộc vào bản chất của cạnh tranh và nội dung của thông tin. Từ đó dẫn đến các công ty có thể công bố một cách hạn chế thông tin để tránh làm giảm vị thế cạnh tranh của họ mặc dù chi phí huy động vốn có thể cao hơn. Ngoài ra, theo lý thuyết chi phí sở hữu, quy mô và mức sinh lời khuyến khích các công ty công bố nhiều thông tin hơn để giảm các chi phí này. 1.2.5. Lý thuyết á bên liên qu n (St ehol ers Theory) Lý thuyết về các bên liên quan là một lý thuyết về quản lý tổ chức và đạo đức kinh doanh, đề cập đến đạo đức và các giá trị trong quản lý một tổ chức. Lý thuyết này có thể được sử dụng để giải thích công bố thông tin của Công ty. Lý thuyết các bên liên quan cho rằng mục đích của một doanh nghiệp là tạo ra giá trị cho các bên liên quan không chỉ là các cổ
  12. 10 đông. Doanh nghiệp cần phải xem xét đến cả khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cộng đồng lẫn cổ đông. Các bên liên quan là cá nhân hoặc nhóm cá nhân có thể có ảnh hưởng đến sự đạt được mục tiêu của tổ chức, hoặc bị ảnh hưởng của sự đạt được mục tiêu của tổ chức (Freeman và Reed, 1983). Lý thuyết này được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá nhóm nhân tố áp lực từ phía các bên liên quan ảnh hưởng tới CBTT. 1.3. QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƢA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 1.3.1. Khái quát về ông ty đại húng Luật chứng khoán (Quốc hội, 2006) quy định công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:  Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;  Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;  Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên. Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty đại chúng có vốn góp của chủ sở hữu từ 120 tỷ đồng trở lên tại BCTC năm gần nhất đã được kiểm toán (Bộ tài chính, 2015). Bên cạnh đó nhằm mục đích hỗ trợ cho nhà đầu tư trong việc theo dõi các nhóm doanh nghiệp theo vốn chủ sở hữu hiện có, từ đó thuận tiện hơn trong việc đưa ra quyết định đầu tư hiện tại và trong tương lại thì Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã đưa ra quyết định về việc phân bảng UPCoM theo quy mô vốn (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, 2017), theo đó chứng khoán đăng ký giao dịch trên hệ
  13. 11 thống giao dịch UPCoM và không thuộc Bảng cảnh báo nhà đầu tư được phân loại và sắp xếp vào một trong ba bảng sau: - UPCoM quy mô lớn (UPCoM Large): bao gồm các chứng khoán của các tổ chức đăng ký giao dịch có vốn chủ sở hữu từ 1.000 tỷ đồng trở lên; - UPCoM quy mô vừa (UPCoM Medium): bao gồm các chứng khoán của các tổ chức đăng ký giao dịch có vốn chủ sở hữu từ 300 tỷ đồng trở lên đến dưới 1.000 tỷ đồng; - UPCoM quy mô nhỏ (UPCoM Small): bao gồm chứng khoán của các tổ chức đăng ký giao dịch có vốn chủ sở hữu từ 10 tỷ đồng trở lên đến dưới 300 tỷ đồng. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong cả ba bảng này đều phải tuân thủ các yêu cầu về CBTT được quy định trong Luật và các thong tư lien quan. 1.3.2. Tổng qu n về hệ thống gi o ị h ho hứng hoán hƣ niêm yết Sàn UPCoM chính thức ra đời và có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 24 tháng 06 năm 2006. Trong Thông tư 180/2015/TT-BTC về “Hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết” và Thông tư 13/2019/TT-BTC về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 180/2015/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết” quy định cụ thể về các đối tượng cần đăng ký giao dịch trên UPCoM đó là: - Công ty đại chúng không đủ điều kiện niêm yết phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM; - Công ty đại chúng đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa niêm
  14. 12 yết trên Sở giao dịch chứng khoán phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM; - Công ty hủy niêm yết phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM nếu vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng (bao gồm cả trường hợp bị hủy niêm yết do công ty hình thành sau hợp nhất, sát nhập, hoán đổi không đáp ứng điều kiện niêm yết); - Doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định pháp luật về cổ phần hóa chưa niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thì phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM. Chính do các quy định này dẫn đến UPCoM có thể xem là sàn có số lượng công ty đăng ký giao dịch lớn nhất hiện nay ở Việt Nam. Đặc biệt có rất nhiều công ty đủ điều kiện nhưng lại chọn đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM thay vì niêm yết thẳng trên sàn chứng khoán, thậm chí có một số doanh nghiệp lớn đã chọn UPCoM là sân “trung chuyển” trước khi niêm yết, điều này dẫn đến sự đa dạng và phức tạp của các công ty trên sàn UPCoM . 1.3.3. Cá quy định về ông bố thông tin định ỳ ủ á ông ty đại húng hƣ niêm yết tại Việt N m Hiện nay Các công ty đại chúng chưa niêm yết đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM phải tuân thủ các quy định về CBTT theo Thông tư 155/2015/TT-BTC. Theo đó, các công ty đại chúng phải công bố BCTC năm đã được kiểm toán nhưng không yêu cầu bắt buộc về BCTC bán niên, tuy nhiên các công ty đại chúng có quy mô lớn phải công bố BCTC năm đã được kiểm toán và BCTC bán niên đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán (Bộ Tài chính, 2015). KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  15. 13 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ EPS VÀ XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG 2.1. ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ EPS Trên cơ sở các quy định hiện hành về công bố thông tin, cụ thể là Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 155/2015/TT-BTC, luận văn đã thiết lập được Bảng chỉ mục để đo lường mức độ công bố thông tin về EPS trong BCTC của các công ty đại chúng chưa niêm yết ở Việt Nam (xem Bảng 2.1). Thống nhất với các nghiên cứu trước trong lĩnh vực CBTT và kế thừa nghiên cứu gần đây của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thùy Trang (2019), luận văn này áp dụng thang đo không trọng số để đo lường mức độ CBTT về EPS trên cơ sở đánh giá sự tuân thủ hay không của các BCTC đối với về yêu cầu CBTT tương ứng với từng chỉ mục . Với mỗi BCTC, sau khi đánh giá CBTT đối với 19 mục tin thì mức độ CBTT về EPS được đo lường bằng chỉ số sau: Trong đó: : Mức độ CBTT bắt buộc trên BCTC tương ứng (BCTC năm, BCTC giữa niên độ, và BCTC quý 2); : điểm số tuân thủ của mục thông tin thứ j; : tổng số mục không liên quan; n: số lượng mục thông tin nghiên cứu (n =19)
  16. 14 2.2. GIẢ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ EPS 2.2.1. Giả thuyết về quy mô công ty H1: Quy mô công ty càng lớn thì mức độ công bố thông tin về EPS trên BCTC càng nhiều. 2.2.2. Giả thuyết về đòn bẩy tài hính H2: Đòn bẩy tài chính không có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin về EPS trên BCTC. 2.2.3. Giả thuyết về hả năng sinh l i H3: Mức độ sinh lời càng cao thì mức độ công bố thông tin về EPS trên BCTC càng cao. 2.2.4. Giả thuyết về hả năng th nh toán H4: Khả năng thanh toán không có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin về EPS trên BCTC. 2.2.5. Giả thuyết về th i gi n hoạt động H5: Thời gian hoạt động càng lâu thì mức độ công bố thông tin về EPS trên BCTC càng cao. 2.2.6. Giả thuyết về hủ thể iểm toán độ lập H6: Nếu được kiểm toán (soát xét) bởi Big4, báo cáo tài chính của công ty sẽ có mức độ công bố thông tin về EPS cao hơn. 2.2.7. Giả thuyết về ảnh hƣởng ủ vốn nhà nƣ H7: Công ty có tỷ lệ vốn nhà nước càng cao thì mức độ CBTT
  17. 15 trên BCTC càng giảm. 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.3.1. Mô hình nghiên ứu Nhằm ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố đã được dự đoán theo các giả thuyết trên, mô hình hồi quy được thiết lập như sau: MDi = b0 + b1QM + b2DB + b3SL + b4TT + b5TG + b6KT + b7NN + e Trong đó:  MDi: chỉ số mức độ công bố thông tin bắt buộc về EPS;  b0: tham số tự do;  e: sai số ngẫu nhiên Mô hình này dùng để kiểm chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với mức độ CBTT về EPS và lần lượt được kiểm định đối với các biến tương ứng với BCTC năm (được gọi là Mô hình 1a), BCTC bán niên (được gọi là Mô hình 1b) và BCTC quý 2 (được gọi là Mô hình 1c). Giá trị các biến được đo lường trên cơ sở các BCTC tương ứng của các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn đăng ký giao dịch UPCoM trong năm 2019. Tuy nhiên theo quy định hiện hành thì BCTC Quý 2 của các công ty đại chúng sẽ không bắt buộc phải soát xét hay kiểm toán nên Mô hình 1c sẽ không bao gồm có biến kiểm toán (KTĐL). 2.3.2. M u nghiên ứu và thu thập ữ liệu Trong số 903 các công ty đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, tác giả đã chọn 100 Công ty để đo lường mức độ CBTT về EPS đồng thời kiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT này.
  18. 16 Những công ty được chọn mẫu dựa trên tiêu chí 100 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất trong danh sách. Các BCTC quý 2, BCTC bán niên và BCTC năm 2019 của 100 công ty đại chúng chưa niêm yết được tải thủ công từ trang web chính thức của SGDCK Hà Nội 2.3.3. Phƣơng pháp phân tí h KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  19. 17 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ 3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU 3.1.1. Mứ độ ông bố thông tin bắt buộ theo từng hỉ tiêu Phần này trình bày kết quả khảo sát về mức độ CBTT bắt buộc trên các BCTC của 100 công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCoM năm 2019. Mức độ CBTT bắt buộc được trình bày chi tiết theo 19 chỉ tiêu tương ứng cho BCTC năm (Bảng 3.1), BCTC bán niên (Bảng 3.2) và BCTC quý 2 (Bảng 3.3). 3.1.2. Mứ độ công bố thông tin bắt buộc tổng hợp Kết quả tổng hợp mức độ CBTT bắt buộc trên ba loại BCTC của 100 CT trên sàn UPCoM trong năm 2019 được trình bày tại Bảng 3.4. Theo kết quả này, giá trị trung bình mức độ CBTT bắt buộc trên BCTC năm là 74.26%. Điều này có nghĩa là đa số các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCoM đã công bố các thông tin bắt buộc về EPS trong BCTC năm. Đối với BCTC bán niên năm 2019, giá trị trung bình của mức độ CBTT bắt buộc thấp hơn 0.6% BCTC năm 2019 với giá trị là 73.66%. Tuy nhiên, kết quả kiểm định t-test cho thấy sự chênh lệch này là không có ý nghĩa thống kê (sig = 0,796 > 0.05). Như vậy, có thể kết luận không có sự khác biệt về mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm và BCTC bán niên.
  20. 18 Trong ba loại BCTC thì BCTC quý 2 có giá trị trung bình của mức độ CBTT bắt buộc thấp nhất 41.08%, thấp hơn 33.18% so với BCTC năm, thấp hơn 32.58% so với BCTC bán niên Mức độ CBTT bắt buộc ở quý 2 thấp hơn rất nhiều so với BCTC năm (t- value = -8.624; sig < 0,05) và BCTC bán niên (t-value = -8.96; sig < 0,05) và đều có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy đa phần các công ty đại chúng chưa chú trọng đến việc CBTT trong BCTC quý 2; hoặc cũng có thể là ảnh hưởng của quy định về kiểm toán (soát xét) BCTC (chỉ bắt buộc đối với BCTC năm và BCTC bán niên). 3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU 3.2.1. Đối v i báo áo tài hính năm 2019 a) Thống kê mô tả các biến Bảng 3 1 - Thống kê mô tả các biến độc lập trên BCTC năm 2019 Nhân tố Minimum Maximum Mean Std. Deviation QM 5.72 8.31 6.705 0.617 ĐBTC -19.13 15.06 1.771 3.633 MSL 0.00 102.91 1.193 10.276 KNTT 0.13 125.68 3.826 13.36 TGHĐ 6.00 60.00 26.650 14.054 KTĐL 0.00 1.00 0.530 0.501 TLVNN 0.00 1.00 0.499 0.382
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2