intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích rủi ro tài chính tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

118
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Cơ sở lý luận về phân tích rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp, chương 2 - Phân tích rủi ro tài chính tại CTCP xi măng Bỉm Sơn và chương 3 - giải pháp hạn chế rủi ro tài chính tại CTCP xi măng Bỉm Sơn. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích rủi ro tài chính tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

i<br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang<br /> phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ trong phạm vi nội<br /> địa mà còn trên phạm vi quốc tế. Hội nhập càng sâu thì cơ hội mở ra cho các<br /> doanh nghiệp càng nhiều hơn nhưng đồng nghĩa với nó là rủi ro cũng càng lớn.<br /> Dù không được mong đợi, nhưng rủi ro vẫn luôn hiện diện trong mọi quyết định<br /> đầu tư hay giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp và có thể biến những “giấc<br /> mơ ngọt ngào” của các ông chủ doanh nghiệp trở thành “quả đắng”. Tuỳ theo<br /> mức độ, rủi ro có thể gây ra những thiệt hại về tài chính, nhưng cũng có thể đẩy<br /> doanh nghiệp vào tình trạng khánh kiệt, thậm chí phá sản. Vì vậy, nâng cao<br /> được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc phải nhận<br /> diện, đo lường và có các biện pháp giảm thiểu rủi ro tối ưu.<br /> Nguyên nhân xảy ra các rủi ro về tài chính doanh nghiệp có ở tầm vi mô –<br /> hay là công tác quản trị của bản thân các doanh nghiệp và ở cả tầm vĩ mô – hay<br /> là những biến động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, phòng ngừa rủi<br /> ro từ việc quản trị và điều hành hàng ngày phải được coi là nhiệm vụ đặc biệt<br /> quan trọng trong việc quản lý từ các rủi ro đối với từng doanh nghiệp. Trong các<br /> loại rủi ro xảy ra thì rủi ro tài chính có tầm quan trọng đặc biệt nhưng vẫn chưa<br /> được chú trọng tại các doanh nghiệp Việt nam.<br /> Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích rủi ro tài chính tại công<br /> ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” nhằm đưa ra các cơ sở lý luận để phân tích, đo<br /> lường rủi ro tài chính và tìm ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro, góp phần vào<br /> việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tài chính tại doanh nghiệp này.<br /> <br /> ii<br /> CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH<br /> TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br /> 1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT RỦI RO TÀI CHÍNH<br /> - Khái niệm rủi ro tài chính:<br /> Rủi ro tài chính là những rủi ro dẫn đến tổn thất của doanh nghiệp về tài chính<br /> (bất ổn về lợi nhuận) trong quá trình sản xuất kinh doanh, có nguy cơ dẫn doanh<br /> nghiệp đến phá sản như rủi ro vay nợ, lãi suất, tỷ giá, tái đầu tư, thanh khoản ...<br /> - Bản chất của rủi ro tài chính:<br /> Bản chất của rủi ro được hiểu một cách đơn giản và trực tiếp nhất là sự<br /> thay đổi không lường trước được về giá trị tài sản và khoản nợ, là rủi ro dẫn đến<br /> các tổn thất do thị trường tài chính mang lại như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, rủi ro<br /> về biến động giá các loại chứng khoán, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro<br /> tái đầu tư...<br /> 1.2. Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH<br /> Phân tích rủi ro tài chính là nhằm chọn ra được phương án tối ưu trong<br /> hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br /> Phân tích rủi ro tài chính nhằm nâng cao được mức độ an toàn cho các<br /> hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.<br /> 1.3. PHÂN LOẠI RỦI RO TÀI CHÍNH<br /> - Rủi ro vay nợ: Rủi ro vay nợ phát sinh khi một hoặc các bên tham gia<br /> hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại.<br /> - Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường là rủi ro nảy sinh từ sự mất ổn định<br /> do sự biến động về giá cả trên thị trường tài chính, tỷ giá, lãi suất và sự tương<br /> quan, mức độ biến động giữa chúng. Rủi ro thị trường có thể được xem xét dưới<br /> hai dạng: rủi ro tuyệt đối – tính bằng giá trị tuyệt đối của tiền tệ và rủi ro tương<br /> đối – khi so sánh mức rủi ro của doanh nghiệp với mức rủi ro trung bình của<br /> ngành so sánh.<br /> <br /> iii<br /> Có ba loại rủi ro thị trường lớn là rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi<br /> ro thay đổi giá.<br /> - Rủi ro thanh khoản<br /> Rủi do thanh khoản là rủi ro phát sinh khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền,<br /> liên quan đến khả năng chuyển các tài sản tài chính thành tiền một cách nhanh<br /> chóng mà không chịu thất thoát về giá cả.<br /> - Rủi ro hoạt động<br /> Rủi ro hoạt động là rủi ro do con người hoặc sự cố về kỹ thuật mang lại<br /> một cách vô tình hay cố ý. Đây là rủi ro đến ngay từ chính trong nội bộ của<br /> doanh nghiệp như thái độ, phản ứng của doanh nghiệp đối với rủi ro, sai lầm<br /> trong chiến lược kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, sự yếu kém của cán bộ quản<br /> lý và nhân viên, thiếu đạo đức và văn hoá kinh doanh, thiếu động cơ làm việc,<br /> thiếu đoàn kết nội bộ ...<br /> 1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH<br /> - Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:<br /> + Khả năng thanh toán ngắn hạn<br /> + Khả năng thanh toán nhanh<br /> + Khả năng thanh toán tức thời<br /> + Khả năng thanh toán lãi vay<br /> + Khả năng thanh toán tổng quát<br /> - Phân tích rủi ro tài chính thông qua chỉ tiêu phản ánh đòn bẩy tài chính<br /> * Hệ số nợ trên tổng tài sản<br /> * Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ngắn hạn<br /> * Hệ số nợ trên vốn cổ phần<br /> * Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu<br /> - Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ ngắn<br /> hạn: Cơ cấu nợ ngắn hạn thể hiện quan hệ cán cân thanh toán và tình trạng<br /> chiếm dụng hay bị chiếm dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp trong quá trình<br /> hoạt động sản xuất kinh doanh<br /> <br /> iv<br /> - Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt<br /> động (luân chuyển vốn):<br /> + Hệ số vòng quay hàng tồn kho<br /> + Hệ số vòng quay các khoản phải thu<br /> - Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả<br /> kinh doanh:<br /> - Khả năng sinh lời của vốn<br /> - Khả năng sinh lời của tài sản<br /> - Khả năng sinh lời từ các hoạt động<br /> - Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu<br /> 1.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH<br /> - Nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích<br /> Nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích rủi ro tài chính nói chung<br /> (và của CTCP Xi măng Bỉm sơn) chủ yếu được lấy từ các báo cáo tài chính<br /> chính thức đã được kiểm toán<br /> - Các phương pháp sử dụng trong phân tích<br /> + Phương pháp so sánh<br /> + Phương pháp mô hình tài chính (chủ yếu là phương pháp Dupont)<br /> + Phương pháp loại trừ<br /> + Phương pháp liên hệ<br /> 1.6. KINH NGHIỆM PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC NƯỚC<br /> PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM<br /> Nước Mỹ<br /> Enron: (1985 - 2001)<br /> Sai lầm của công ty này chính là sự phụ thuộc quá nhiều vào các giao dịch<br /> tài chính. Theo các chuyên gia kinh tế, một công ty hoạt động lành mạnh thì<br /> phải công khai tài chính với các đối tác và ngược lại. Thế nhưng nhiều đối tác<br /> của Enron đã không tuân theo các nguyên tắc kế toán khiến họ bất lực trong việc<br /> kiểm soát tình hình tài chính.<br /> <br /> v<br /> Lehman Brothers: (1850 - 2008)<br /> Lehman - cũng như các ngân hàng đầu tư khác - đã sử dụng nghiệp vụ<br /> chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản<br /> thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản đầy rủi ro cung cấp cho thị trường.<br /> Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay<br /> mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục<br /> tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc<br /> phát mãi tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa<br /> giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng.<br /> Bài học lớn nhất là chiến lược kinh doanh cùng quản trị rủi ro. Thực tế,<br /> hệ thống quản trị rủi ro của Lehman rất tốt (Lehman đã vượt qua cuộc khủng<br /> hoảng năm 1998 với sự sụp đổ của quỹ đầu cơ “Long-Term Capital<br /> Management” - một khách hàng lớn của Lehman. Chính cuộc khủng hoảng này<br /> đã giúp Lehman phát triển một chiến lược kinh doanh phù hợp cùng với một hệ<br /> thống quản trị rủi ro tốt nhất phố Wall) song đã không thể phòng ngừa được một<br /> cuộc khủng hoảng “trăm năm có một” này do sự bùng nổ kinh tế toàn cầu trong<br /> 3-4 năm gần đây cùng với việc thay đổi chiến lược kinh doanh của Lehman sang<br /> các hoạt động rủi ro hơn, trong đó có bất động sản. Lehman chết không phải do<br /> thanh khoản mà là do lỗ kinh doanh ngày một tăng cao. Tuy nhiên, một chiến<br /> lược kinh doanh thận trọng luôn có tác dụng giảm thiểu tác động của các điều<br /> kiện bất lợi của thị trường và tăng cường khả năng chống đỡ.<br /> Bài học thứ hai là cách thức giải quyết khủng hoảng. Lehman do không<br /> đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình hình nên đã không quyết đoán<br /> trong xử lý. Việc bỏ lỡ các cơ hội tự giải cứu và tự đẩy mình vào thế chân tường<br /> là điều đáng tiếc.<br /> Nước Anh (Ngân hàng Baring: 1762 - 1995)<br /> Điều hết sức đơn giản ai cũng biết là nếu quản lý tiền vốn chỉ tập trung<br /> trong tay một cá nhân thì rủi ro sẽ rất lớn. Leeson vừa chịu trách nhiệm kinh<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2