intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tăng cường hoạt động kiểm tra của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đối với các doanh nghiệp thương mại

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn bao gồm ba chương như sau: Chương 1 - Những vấn đề cơ bản về hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp, chương 2 - Thực trạng hoạt động kiểm tra của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đối với các doanh nghiệp thương mại và chương 3 - Giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đối với các doanh nghiệp thương mại. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tăng cường hoạt động kiểm tra của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đối với các doanh nghiệp thương mại

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> <br /> ------------<br /> <br /> PHẠM HOÀI NAM<br /> <br /> TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CỦA CỤC THUẾ<br /> TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP<br /> THƢƠNG MẠI<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh thương mại<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br /> <br /> Hà Nội, Năm 2013<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Trong quản lý thuế các khu vực kinh tế, khu vực doanh nghiệp thương mại luôn<br /> được quan tâm hàng đầu vì đây là khu vực đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước.<br /> Trong những năm qua, doanh nghiệp thương mại ngày phát triển mạnh về số lượng và<br /> chất lượng, quy mô của doanh nghiệp ngày một lớn, không còn bó hẹp trong một địa<br /> phương mà ngày càng quốc gia hoá, toàn cầu hoá. Hoạt động kinh doanh của doanh<br /> nghiệp thương mại ngày càng đa dạng và phong phú, số thuế đóng góp cho ngân sách nhà<br /> nước năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên trong hoạt động quản lý thuế, việc thất<br /> thu thuế, nợ đọng thuế trong khu vực kinh tế thương mại nói chung và các doanh nghiệp<br /> thương mại nói riêng vẫn xảy ra. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành pháp luật thuế của<br /> một số doanh nghiệp chưa tốt; các tổ chức cá nhân liên quan chưa thực sự chủ động phối<br /> hợp trong việc cung cấp thông tin, chia sẻ trách nhiệm với cơ quan thuế. Bên cạnh đó bộ<br /> máy kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế còn quá nhỏ so với yêu cầu quản lý thuế... Vì vậy để<br /> tăng cường xử lý nợ đọng và chống thất thu ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành<br /> vượt mức dự toán thu thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân<br /> dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, tạo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng cho<br /> phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Ngành thuế Thái Nguyên cần xây dựng các giải pháp<br /> nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra thuế đối với khu vực trọng điểm là các doanh nghiệp<br /> thương mại. Xuất phát từ thực tế này, tôi đã chọn đề tài “Tăng cường hoạt động kiểm tra<br /> của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đối với các doanh nghiệp thương mại” làm luận văn<br /> thạc sỹ của mình.<br /> - Đối tượng nghiên cứu:<br /> Hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp thương mại<br /> - Phạm vi nghiên cứu:<br /> Phạm vi về không gian: Hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp thương<br /> mại do Cục thuế tỉnh Thái Nguyên trực tiếp quản lý.<br /> Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2008-2012.<br /> <br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn bao gồm ba chương như sau:<br /> Chƣơng 1 “Những vấn đề cơ bản về hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế đối<br /> với các doanh nghiệp”. Trong chương này, tác giả đã đưa ra những vấn đề cơ bản nhất<br /> về hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế.<br /> Theo nghĩa rộng, kiểm tra để chỉ hoạt động của các tổ chức xã hội, các đoàn thể và<br /> của công dân kiểm tra hoạt động bộ máy của nhà nước. Theo nghĩa này, tính quyền lực<br /> nhà nước trong kiểm tra bị hạn chế vì các chủ thể thực hiện kiểm tra không có quyền áp<br /> dụng trực tiếp những biện pháp cưỡng chế nhà nước.<br /> Theo nghĩa hẹp hơn, kiểm tra là hoạt động của chủ thể nhằm tiến hành xem xét, xác<br /> minh một việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem có phù hợp hay không với trạng thái<br /> định trước (kiểm tra mang tính nội bộ của người đứng đầu cơ quan, kiểm tra phương tiện<br /> giao thông…).<br /> Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế<br /> của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với<br /> đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế<br /> của đối tượng kiểm tra.<br /> Sau khi làm rõ những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế đối<br /> với các doanh nghiệp, tác giả đưa ra ba nội dung trong hoạt động kiểm tra thuế, đó là:<br />  Kiểm tra về căn cứ xác định thuế;<br />  Kiểm tra tình hình nộp thuế;<br />  Kiểm tra việc chấp hành các chủ trương chính sách về thuế.<br /> Quy trình kiểm tra thuế: Bao gồm kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ<br /> sở doanh nghiệp. Quy trình kiểm tra của cơ quan thuế đều được thực hiện nghiêm túc<br /> theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/05/2008 của Tổng Cục thuế về việc ban hành<br /> quy trình kiểm tra thuế.<br /> Ngoài ra, để tìm hiểu kỹ hơn và đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế, tác giả<br /> đã hệ thống hóa các nhân tố tác động đến hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế đối với các<br /> <br /> doanh nghiệp. Các nhân tố đó thuộc nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan bên ngoài<br /> doanh nghiệp.<br />  Các nhân tố chủ quan bao gồm: Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm tra<br /> thuế; Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động kiểm tra thuế; Sự nghiêm minh trong xử<br /> lý vi phạm.<br />  Các nhân tố khách quan bao gồm: Cơ chế quản lý thuế; Trình độ, ý thức tuân<br /> thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp; Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và hợp<br /> tác quốc tế trong lĩnh vực thuế.<br /> Chƣơng 2 “Thực trạng hoạt động kiểm tra của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên<br /> đối với các doanh nghiệp thƣơng mại” cho chúng ta thấy được những khái quát chung<br /> nhất về tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên và thực trạng phát triển của<br /> các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh.<br /> Trong năm 2012, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực phấn<br /> đấu của các cấp, các ngành, kinh tế toàn tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát triển, đời sống<br /> vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tổng sản phẩm GDP (theo<br /> giá hiện hành) đạt 29.508 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích<br /> cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,97%; khu vực công nghiệp<br /> và xây dựng chiếm 41,25%; khu vực dịch vụ chiếm 37,77% (năm 2011 có cơ cấu tương<br /> ứng: 21,64%; 41,27%; 37,08%). Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái<br /> Nguyên trong giai đoạn 2008-2012 tiếp tục được duy trì và mở rộng. Tổng mức bán lẻ<br /> hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội năm 2012 đạt 13.805 tỷ đồng, tăng<br /> 18,9% so với năm 2011. Giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm 3,97% so với năm 2011. Kết<br /> cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển. Số lượng DNTM ngày càng tăng về số<br /> lượng và chất lượng. Năm 2012 toàn tỉnh đã có 959 DNTM, tăng 17,7% so với năm<br /> 2011. Số thu ngân sách nhà nước của các DNTM đều tăng qua các năm. Nếu như năm<br /> 2008 mới đạt 158,7 tỷ đồng thì đến năm 2012 đã tăng lên 532,5 tỷ đồng, tăng gần 3,4 lần.<br /> Tính chung cả giai đoạn 2008-2012, tổng số thuế các DNTM đã nộp vào ngân sách là<br /> 1.742 tỷ đồng.<br /> <br /> Trong giai đoạn 2008-2012, do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, tình<br /> hình kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.<br /> Hàng hóa sản xuất ra không tiêu thu được, hàng loạt DNTM phải tạm dừng hoạt động sản<br /> xuất kinh doanh hoặc buộc phải phá sản, giải thể. Tuy nhiên, do Chính phủ đã triển khai<br /> kịp thời các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng đã phát huy tác dụng tích cực, (đặc biệt là<br /> việc giảm 50% thuế suất thuế GTGT, giảm 50% tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với mặt hàng<br /> ô tô) đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNTM trở lại ổn định và lấy lại<br /> đà tăng trưởng... Do đó số thu ngân sách từ các DNTM vẫn hoàn thành vượt mức dự toán<br /> và đạt được tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước.<br /> Vận dụng những lý thuyết về kiểm tra thuế ở chương một và những tài liệu của Cục<br /> thuế tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra của Cục thuế tại<br /> chương hai.<br /> Trong việc thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Năm 2008, tổng số hồ sơ khai<br /> thuế đã hoàn thành kiểm tra đối với DNTM là 1.606 hồ sơ, đến năm 2012 đã lên tới 4.042<br /> hồ sơ, tăng gần 151%. Trong khi nguồn nhân lực phục vụ công tác kiểm tra còn rất thiếu,<br /> qua 5 năm số cán bộ tăng cường cho hoạt động kiểm tra chỉ tăng khoảng 2%. Đây chính<br /> là sự nỗ lực và cố gắng rất lớn của đội ngũ cán bộ kiểm tra trong hoạt động thực thi công<br /> vụ. Năm 2008, số thuế truy thu và phạt qua DNTM qua kiểm tra là 1.780 triệu đồng, đến<br /> năm 2012 đạt 3.208 triệu đồng, tăng 1,8 lần. Tuy số thuế truy thu và phạt đều tăng qua<br /> các năm nhưng con số đạt được vẫn còn thấp. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của hoạt động<br /> kiểm tra còn chưa cao, trình độ của đội ngũ cán bộ kiểm tra còn nhiều hạn chế<br /> Trong việc thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp thương mại. Qua kiểm tra<br /> thuế, 100% số doanh nghiệp đều phát hiện sai phạm và đã được xử lý theo quy định của<br /> pháp luật. Tổng số tiền xử lý bình quân một cuộc kiểm tra (truy thu, phạt) tại trụ sở doanh<br /> nghiệp trong 5 năm là 189.065.826 đồng, trong khi đó tổng số tiền xử lý bình quân một<br /> cuộc kiểm tra (truy thu, phạt) tại trụ sở cơ quan thuế trong 5 năm là 27.351.670 đồng.<br /> Như vậy, số tiền xử lý bình quân một cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp cao gấp 7 lần<br /> so với số tiền xử lý bình quân một cuộc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Điều này cũng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2