intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kiểm toán hoạt động chương trình mục tiêu quốc gia do kế toán nhà nước thực hiện

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

68
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau: Hệ thống những vấn đề lý luận về tổ chức kiểm toán hoạt động, về các CTMTQG nhằm phân tích, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức kiểm toán hoạt động CTMTQG; phân tích thực trạng tổ chức kiểm toán hoạt động các CTMTQG do KTNN thực hiện nhằm chỉ ra những hạn chế, bất cập cần được cải thiện; trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động các CTMTQG của KTNN. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kiểm toán hoạt động chương trình mục tiêu quốc gia do kế toán nhà nước thực hiện

i<br /> <br /> CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Một trong những đối tượng hướng đến của kiểm toán hoạt động do KTNN<br /> thực hiện là các CTMTQG. Đây là một công cụ đang được chính phủ Việt Nam ưu<br /> tiên sử dụng để giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội cấp bách như đẩy lùi nạn<br /> nghèo đói, xoá mù chữ, phòng chống các dịch bệnh xã hội, phủ xanh đất trống đồi<br /> trọc…Ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn, thiết thực của các CTMTQG cũng như ngân<br /> sách đáng kể hàng năm dành cho chi tiêu của các chương trình này là hai yếu tố cơ<br /> bản quyết định vì sao KTNN cần dành sự quan tâm thích đáng đến việc kiểm toán<br /> tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của các CTMTQG. Trong vòng 10 năm trở lại<br /> đây, KTNN đã tiến hành kiểm toán hoạt động một số CTMTQG, nhưng chủ yếu chỉ<br /> mang tính lồng ghép với kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ. Thực tiễn hoạt<br /> động kiểm toán cho thấy còn nhiều bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm<br /> toán. Do vậy, “Tổ chức kiểm toán hoạt động CTMTQG do KTNN thực hiện” đã<br /> được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.<br /> <br /> 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài<br /> Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về kiểm toán<br /> hoạt động và KTNN trong quan hệ với kiểm toán hoạt động, cũng như một số công<br /> trình nghiên cứu về kiểm toán nói chung và kiểm toán hoạt động nói riêng đã từng<br /> bước được thực hiện ở các trường đại học và các viện nghiên cứu của một số cơ<br /> quan trung ương như Bộ Tài chính, KTNN… song chưa có công trình nào nghiên<br /> cứu cụ thể về kiểm toán hoạt động đối với các CTMTQG.<br /> Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về kiểm toán hoạt động<br /> như sau:<br /> Sổ tay về kiểm toán hoạt động – lý thuyết và thực tiễn của Nhà xuất bản<br /> Stockholm xuất bản năm 1999; Cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm toán hoạt động,<br /> KTNN, Đề tài cấp bộ, 1999; Xây dựng quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt<br /> động đối với đơn vị sự nghiệp có thu, KTNN, Đề tài cấp bộ, 2003; Vận dụng kiểm<br /> toán hoạt động vào kiểm toán hoạt động dịch vụ thăm dò và khai thác cùa các liên<br /> đoàn địa chất do KTNN thực hiện, Lê Hoài Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, 2006;<br /> Giáo trình Kiểm toán hoạt động (do GS, TS Nguyễn Quang Quynh làm chủ biên),<br /> trường đại học Kinh tế quốc dân, 2009; Cơ sở lý luận và phương pháp luận kết hợp<br /> <br /> ii<br /> <br /> kiểm toán hoạt động trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp nhà<br /> nước, Đề tài khoa học cấp cơ sở, KTNN, 2007; Tổ chức kiểm toán hoạt động trong<br /> các cơ quan hành chính nhà nước trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính,<br /> Đề tài khoa học cấp bộ, KTNN, 2007; Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với doanh<br /> nghiệp nhà nước, Đề tài khoa học cấp bộ, KTNN, 2007; Cơ sở lý luận và thực tiễn<br /> xây dựng tiêu chí kiểm toán hoạt động trong kiểm toán đầu tư dự án, Đề tài khoa<br /> học cấp Bộ, KTNN, 2007.<br /> Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới những vấn đề lý luận cơ bản của<br /> kiểm toán hoạt động và thực trạng cũng như giải pháp đối với kiểm toán hoạt động<br /> trong một số lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập<br /> đến việc vận dụng lý luận kiểm toán hoạt động vào tổ chức kiểm toán hoạt động các<br /> CTMTQG.<br /> <br /> 1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Việc nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau:<br /> - Hệ thống những vấn đề lý luận về tổ chức kiểm toán hoạt động, về các<br /> CTMTQG nhằm phân tích, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức kiểm toán hoạt<br /> động CTMTQG;<br /> - Phân tích thực trạng tổ chức kiểm toán hoạt động các CTMTQG do KTNN<br /> thực hiện nhằm chỉ ra những hạn chế, bất cập cần được cải thiện;<br /> - Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức<br /> kiểm toán hoạt động các CTMTQG của KTNN.<br /> <br /> 1.4. Phạm vi nghiên cứu<br /> Tác giả chủ yếu nghiên cứu và phân tích các vấn đề lý luận về kiểm toán<br /> hoạt động chủ yếu từ góc nhìn của các cơ quan KTNN. Phạm vi nghiên cứu của đề<br /> tài tập trung vào các các vấn đề lý luận liên quan đến kiểm toán hoạt động các<br /> CTMTQG và thực tiễn hoạt động kiểm toán CTMTQG do KTNN Việt Nam thực<br /> hiện (do Quy trình Kiểm toán các CTMTQG của KTNN được ban hành và áp dụng<br /> từ năm 2009, mặt khác, để thông tin về các cuộc kiểm toán phục vụ cho việc nghiên<br /> cứu đề tài mang tính cập nhật, đề tài sẽ chỉ phân tích kết quả đạt được của các cuộc<br /> kiểm toán được tiến hành trong hai năm 2009 và 2010).<br /> <br /> iii<br /> <br /> 1.5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó gồm các<br /> phương pháp nghiên cứu lý luận như khái quát hoá, tổng hợp, phân tích; các<br /> phương pháp nghiên cứu thực tiễn như nghiên cứu định tính, định lượng.<br /> Đề tài chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp có được từ hồ sơ các cuộc<br /> kiểm toán CTMTQG do KTNN thực hiện trong hai năm 2009 và 2010. Ngoài ra, đề<br /> tài cũng sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp là tham khảo ý kiến của các kiểm toán viên<br /> nhà nước có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kiểm toán các CTMTQG và một<br /> số cán bộ giữ vị trí chủ chốt tại các vụ chức năng liên quan đến việc thẩm định, phát<br /> hành kế hoạch và báo cáo kiểm toán của KTNN.<br /> <br /> CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN<br /> HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA<br /> 2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kiểm toán hoạt động<br /> Mục này đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản vể tổ chức kiểm toán hoạt<br /> động, bao gồm:<br /> Khái niệm về kiểm toán hoạt động. Trên cơ sở tiếp cận định nghĩa về kiểm<br /> toán hoạt động của một số cơ quan kiểm toán quốc tế (Mỹ, Canađa), theo giáo trình<br /> lý thuyết kiểm toán của một số trường đại học trong nước và theo quy định của Luật<br /> KTNN, đề tài đưa ra định nghĩa khái quát về kiểm toán hoạt động.<br /> Mục tiêu, đối tượng và phạm vi của kiểm toán hoạt động. Đối tượng của<br /> kiểm toán hoạt động là các hoạt động kể cả các hoạt động trong các dự án, các<br /> chương trình hay trong hoạt động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của một cơ<br /> quan, tổ chức. Đối tượng cụ thể của kiểm toán hoạt động là toàn bộ những nội dung<br /> cụ thể trong quá trình quản lý, sử dụng các nguồn lực và kết quả hoạt động của tổ<br /> chức đó. Mối quan tâm của kiểm toán hoạt động là “đầu vào”, “đầu ra” và mục tiêu,<br /> mục đích của một hoạt động hay một dự án. Đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và<br /> tính hiệu lực là mục tiêu chính của kiểm toán hoạt động. Về mặt phạm vi, kiểm toán<br /> hoạt động có thể được thực hiện ở toàn bộ khu vực công như hoạt động của Chính<br /> phủ, bộ, ngành, địa phương; kiểm toán hoạt động có thể được tiến hành trước, sau<br /> hoặc ngay trong quá trình diễn ra của các hoạt động được kiểm toán.<br /> <br /> iv<br /> <br /> Tổ chức kiểm toán hoạt động. Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa<br /> dạng nên tổ chức kiểm toán cần được tổ chức theo những hướng chủ yếu sau: Thứ<br /> nhất, theo lĩnh vực hoạt động, kiểm toán hoạt động cần được tổ chức thích ứng với<br /> ba lĩnh vực hoạt động bao gồm kinh doanh, hành chính và sự nghiệp; Thứ hai, xét<br /> trong mỗi đơn vị cụ thể, hoạt động thuộc đối tượng kiểm toán cũng rất đa dạng, do<br /> đó, kiểm toán hoạt động có thể thực hiện với tất cả các hoạt động (kiểm toán toàn<br /> diện) hoặc chọn hoạt động thuộc chức năng cơ bản của cơ quan hay tổ chức được<br /> kiểm toán hoặc những chương trình mục tiêu mới hay đang được thử nghiệm…<br /> hoặc hoạt động chưa được kiểm toán kì trước (kiểm toán trọng điểm)… Trên cơ sở<br /> đó mà vận dụng phương pháp kiểm toán, xác định mục tiêu kiểm toán, mẫu kiểm<br /> toán cho phù hợp. Tổ chức kiểm toán hoạt động cần chú ý cả sự kết hợp trên theo cả<br /> hai hướng: Một là, tổ chức một cuộc kiểm toán hoạt động độc lập; Hai là, tổ chức<br /> cuộc kiểm toán liên kết giữa kiểm toán hoạt động với kiểm toán tài chính.<br /> Đặc điểm phương pháp và quy trình kiểm toán hoạt động. Luận văn tập<br /> trung trình bày và phân tích phương pháp, quy trình kiểm toán hoạt động qua ba<br /> giai đoạn: lập kế hoạch, thực hiện và lập báo cáo kiểm toán. Giai đoạn lập kế hoạch<br /> kiểm toán bao gồm hai bước lập kế hoạch kiểm toán chiến lược của năm, trong đó<br /> chú trọng khâu lựa chọn chủ đề được kiểm toán, và lập kế hoạch cho cuộc kiểm<br /> toán, trong đó bao gồm các khâu tìm hiểu về đối tượng được kiểm toán, xác định<br /> các vùng trọng điểm hay định hướng điều tra, xác định mục tiêu và phạm vi của<br /> cuộc kiểm toán, thiết lập các tiêu chí kiểm toán, phát triển phương pháp tiếp cận và<br /> chuẩn bị chương trình kiểm toán. Giai đoạn thực hiện kiểm toán đề cập đến việc<br /> kiểm toán viên sẽ sử dụng các kỹ thuật kiểm toán như thế nào để thu thập bằng<br /> chứng kiểm toán, phát triển các phát hiện kiểm toán nhằm đưa ra kết luận kiểm<br /> toán. Luận văn cũng chỉ rõ trình tự các bước thực hiện cũng như yêu cầu đối với<br /> báo cáo kiểm toán.<br /> <br /> 2.2. Đặc điểm của các chương trình mục tiêu quốc gia tác động tới tổ chức<br /> kiểm toán hoạt động chương trình mục tiêu quốc gia<br /> Nội dung phần này trình bày và phân tích những ðặc ðiểm của quá trình hoạt<br /> ðộng cũng nhý kết quả của các CTMTQG với tổ chức kiểm toán hoạt ðộng.<br /> Trong quan hệ giữa CTMTQG với kiểm toán hoạt động cần chú ý tới những<br /> đặc điểm chủ yếu như: CTMTQG là chương trình đầu tư có mục tiêu xác định; các<br /> CTMTQG là khoản đầu tư không hoàn lại trong điều kiện nguồn thu ngân sách luôn<br /> có tính giới hạn, để đảm bảo hiệu quả, các CTMTQG phải mang tính quy tắc chung<br /> <br /> v<br /> <br /> của chi tiêu ngân sách nhà nước; về hệ thống tổ chức ngân sách nhà nước có hai loại<br /> vấn đề liên quan trực tiếp đến kiểm toán hoạt động các CTMTQG là phân cấp quản<br /> lý qua hệ thống ngân sách và tổ chức quản lý ngân sách qua cơ cấu tổ chức bộ máy;<br /> mỗi CTMTQG là một bộ phận trong toàn bộ chiến lược đầu tư của ngân sách nhà<br /> nước với những mục tiêu cụ thể trong quan hệ với cả hệ thống mục tiêu kinh tế, xã<br /> hội, an ninh, quốc phòng, do đó kiểm toán hoạt động không chỉ quan tâm tới mức<br /> độ thực hiện mục tiêu của từng chương trình mà còn quan tâm tới ảnh hưởng hay<br /> tác động của kết quả của mỗi chương trình cụ thể đến việc thực hiện các mục tiêu<br /> chung có liên quan; kết quả của một chương trình được ngân sách tài trợ, xét đến<br /> cùng, là sự chuyển biến có lợi về kinh tế, xã hội, do đó hiệu quả hoạt động của<br /> CTMTQG được xem xét không chỉ qua sức sản xuất và sức sinh lợi của việc đầu tư<br /> từ ngân sách nhà nước mà cần được xem xét ở lợi ích chung cho việc phát triển kinh<br /> tế, xã hội; về biểu hiện, mục tiêu và kết quả thực hiện một CTMTQG có thể không<br /> thể hiện các chỉ tiêu tiền tệ, cũng không phải chỉ là quy mô mà quan trọng nhất là<br /> chất lượng với những tiêu chuẩn cụ thể phù hợp với yêu cầu của từng chương trình<br /> trong từng gia đoạn phát triển; hiệu quả của CTMTQG cần được xem xét trên cả hai<br /> mặt lợi ích kinh tế, xã hội và tiết kiệm chi tiêu.<br /> <br /> CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN<br /> HOẠT ĐỘNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA<br /> DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN<br /> 3.1. Cơ chế quản lí các chương trình mục tiêu quốc gia<br /> Luận văn đề cập đến quy chế quản lý điều hành các CTMTQG được quy<br /> định tại Quyết định 135/2009/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ theo các nội dung:<br /> Đề xuất và thông qua danh mục các CTMTQG; lập kế hoạch, lập dự toán, giao kế<br /> hoạch, phân bổ vốn và quản lý thực hiện CTMTQG; theo dõi, giám sát, đánh giá kết<br /> quả thực hiện CTMTQG; cơ chế điều phối và phối hợp thực hiện CTMTQG.<br /> <br /> 3.2. Tổng quan về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn<br /> 2006-2010<br /> Phần này trình bày khái quát về mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của<br /> các CTMTQG được Chính phủ Việt Nam triển khai thực hiện trong giai đoạn 20062010, bao gồm: CTMTQG về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0