intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

63
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đóng góp vào hướng nghiên cứu này, đề tài “Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” được thực hiện nhằm đưa ra được những cơ sở và định hướng phát triển kinh tế sinh thái phù hợp với những điều kiện sẵn có của đảo Lý Sơn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý tài nguyên môi trường đới bờ vốn còn đang có nhiều bất cập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Lê Thị Hoa CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ  SINH THÁI TẠI ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
  2. Hà Nội – 2012
  3. LỜI CẢM ƠN      Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành Sinh thái môi trường “Cơ sở   khoa học cho định hướng phát triển kinh tế  sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh   Quảng Ngãi” đã được hoàn thành vào tháng 12/2012. Để  hoàn thành được   luận văn, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Đức Tố,   giáo  viên   hướng   dẫn  trực   tiếp,   người   đã   tận  tình   chỉ   bảo  cho   việc   định   hướng cũng như hoàn thiện luận văn và đồng thời tạo mọi điều kiện để  tôi   được tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu, tài liệu mới nhất phục   vụ cho luận văn đạt được kết quả tốt nhất.      Tôi xin chân thành cảm  ơn các thầy cô khoa Môi trường nói chung và   các thầy cô trong bộ môn Sinh thái Môi trường nói riêng, đặc biệt là PGS.TS   Trần Văn Thụy đã kịp thời giải đáp và tháo gỡ những khó khăn cho tôi trong   quá trình hoàn thành luận văn.      Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đặc   biệt là các bạn lớp K18 Cao học Khoa học Môi trường đã luôn giúp đỡ, động   viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi hoàn thành tốt mọi công việc.      Xin chân thành cảm ơn! Học viên Lê Thị Hoa
  4. MỤC LỤC  MỞ ĐẦU                                                                                                                                   ...............................................................................................................................      1  CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN                                                                                                      ..................................................................................................      4   1.1. Kinh tế sinh thái                                                                                          ......................................................................................       4    1.1.1. Khái niệm                                                                                             ........................................................................................       4    1.1.2. Mục tiêu                                                                                                ...........................................................................................       4    1.1.3. Cách tiếp cận                                                                                       ...................................................................................       4    1.1.4. Những lưu ý trong phát triển đảo biển                                           .......................................       4    1.1.5. Ý nghĩa và vai trò của kinh tế sinh thái đối với đảo biển             .........       4   1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu                                                          ......................................................       5    1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới                                                   ..............................................       5    1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam                                                  ..............................................       5   1.3. Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu                                                ............................................       5  CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU                                       ..................................      6   2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu                                                            ........................................................       6    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu                                                                         .....................................................................       6    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu                                                                             .........................................................................       6   2.2. Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu                                              ..........................................       6    2.2.1. Tiếp cận hệ thống                                                                              ..........................................................................       6    2.2.2. Tiếp cận phát triển bền vững                                                           .......................................................       6    2.2.3. Tiếp cận tổng hợp và liên ngành                                                      ..................................................       6    2.2.4. Tiếp cận sinh thái học                                                                        ....................................................................       6   2.3. Phương pháp nghiên cứu                                                                           .......................................................................       6    2.3.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc tài liệu                   ...............       6    2.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế                                                          ......................................................       6 i
  5.    2.3.3. Phương pháp chuyên gia                                                                     .................................................................       6    2.3.4. Phương pháp phân tích hệ thống                                                     .................................................       6  CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU                                                                                  ..............................................................................      7   3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên                                                                      .................................................................       7    3.1.1. Thuận lợi                                                                                              ..........................................................................................       7    3.1.2. Thách thức                                                                                            ........................................................................................       8   3.2. Định hướng phát triển kinh tế sinh thái đảo Lý Sơn                          ......................       10    3.2.1. Xây dựng khu bảo tồn biển                                                             .........................................................       10     a. Hiệu quả về môi trường sinh thái                                                       ...................................................       13     b. Hiệu quả về kinh tế                                                                              ..........................................................................       14    c. Hiệu quả về xã hội                                                                                 .............................................................................       14    3.2.2. Định hướng phát triển trong khu bảo tồn biển                           ......................       15    3.2.3. Định hướng phát triển ngoài khu bảo tồn biển                           ......................       20    3.2.4. Giải pháp thực hiện                                                                          ......................................................................       21  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ                                                                                                    ................................................................................................       25 ii
  6. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia ven biển, có vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế  rộng lớn, hơn một triệu kilomet vuông, với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, hai quần   đảo lớn ngoài khơi là Hoàng Sa thuộc Thành phố Đà Nẵng và quần đảo Trường   Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, là tiềm năng to lớn cho phát triển đất nước. Ngày nay,  thời đại kinh tế hội nhập toàn cầu, Biển Đông Việt Nam là cửa mở lớn giao lưu   với các nước khu vực và quốc tế. Hàng trăm năm nay, nhân dân Việt Nam đã gắn bó với biển, khai thác tiềm   năng biển. Biển, không chỉ  nuôi sống cộng đồng dân cư  ven biển mà còn cung  cấp các sản phẩm của biển cho cả dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ kinh tế hội   nhập quốc tế, lợi thế  về  biển là điều kiện, là thời cơ  Việt Nam làm giầu từ  biển, mạnh lên từ biển. Phát triển kinh tế biển phải có chiến lược. Khoa học và  công nghệ phải thực sự là động lực phát triển của lĩnh vực liên quan đến biển.  Hệ  thống đảo ven bờ  có vị  trí là tiền đồn của đất nước, là cầu nối để  vươn ra biển xa. Mỗi đảo là những hệ  sinh thái (HST) biển đa dạng học cao,   phong phú về nguồn lợi biển, đồng thời là các trung tâm nuôi dưỡng, phát triển   nguồn gen sinh vật cho cả vùng biển. Khí hậu hải dương trong lành, môi trường   sạch và yên tĩnh, không hoặc ít chịu tác động của lục địa là một ưu thế của đảo   biển. HST đảo biển có nhiều lợi thế  cho phát triển du lịch, nghỉ  dưỡng, song  cũng có những thách thức, diện tích đảo có hạn, nguồn nước ngọt không phong   phú, môi trường dễ bị tổn thương, HST kém bền vững, cần nghiên cứu phát triển  bền vững và phát triển kinh tế sinh thái là một hướng đi phù hợp. Trong những  năm cuối của thế  kỷ  20, kinh tế du lịch sinh thái (DLST) biển đảo nổi lên như  một điểm nhấn của kinh tế hội nhập đã đem lại phồn vinh cho các quốc gia có   biển, trong đó có Việt Nam. Lý Sơn hay còn gọi là Cù Lao Ré là đảo ven bờ  nằm  ở  miền Trung Việt   Nam, cùng với đảo Cù Lao Chàm là 2 đảo có tầm quan trọng chiến lược của  miền Trung Việt Nam, nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam, ngay cửa ngõ   khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế trọng điểm miền Trung. Đảo Lý Sơn là một   HST nhiệt đới rất đặc trưng, phát triển trên nền đá bazan và có hệ động thực vật  biển phong phú, tính đa dạng sinh học cao, cảnh quan hùng vĩ, giàu tài nguyên.  Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 1
  7. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Với diện tích khoảng 10km2 nhưng đảo Lý Sơn có tới 21 nghìn dân là đảo   có số dân đông nhất trong các đảo ven bờ của Việt Nam. Dân số tập trung đông  đúc trên một diện tích đất đang ngày bị  thu hẹp là một sức ép lớn đối với môi  trường. Dân cư đa số có thu thập thấp, trình độ  dân trí chưa cao, ý thức bảo vệ  môi trường còn kém. Rác thải sinh hoạt từ  dân cư  chưa được thu gom và xử  lý.  Canh tác nông nghiệp trên đảo vẫn là canh tác lạc hậu. Tình hình khai thác, đánh  bắt nguồn lợi thủy hải sản bằng phương pháp hủy diệt vẫn diễn ra chưa có  chiều hướng giảm. Sự cân bằng của HST san hô và cỏ biển và tính đa dạng sinh   học của các HST này đang bị đe dọa nghiêm trọng do tình trạng hút cát để  trồng  tỏi, đánh bắt thủy sẳn bằng thuốc nổ và chất độc. Tất cả điều này đi ngược lại   với chiến lược phát triển kinh tế  ­ xã hội theo hướng mở  rộng ra biển đã được  Chính phủ  xác định (đến 2050, kinh tế biển chiếm 53% GDP) và phát triển theo  hướng bền vững với môi trường.  Dù điều kiện tự  nhiên có  ưu thế  nhưng tiềm năng là có giới hạn. Muốn   duy trì sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của huyện đảo Lý Sơn, cần phải có  ngay những hành động điều chỉnh phát triển của huyện đảo. Cần xem xét mối   quan HST của HST trên đảo và HST của vùng nước xung quanh đảo. Đồng thời,  cần xem xét mối quan hệ  kinh tế ­ xã hội của Lý Sơn với kinh tế  ­ xã hội của   tỉnh Quảng Ngãi. Để  đáp  ứng mục tiêu phát triển bền vững biển, đảo Lý Sơn,   kinh tế sinh thái chính là lựa chọn duy nhất. Để  đóng góp vào hướng nghiên cứu này, đề  tài  “Cơ  sở  khoa học cho   định hướng phát triển kinh tế  sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”  được thực hiện nhằm đưa ra được những cơ sở và định hướng phát triển kinh tế  sinh thái phù hợp với những điều kiện sẵn có của đảo Lý Sơn góp phần nâng cao  hiệu quả  của hoạt động quản lý tài nguyên môi trường đới bờ  vốn còn đang có  nhiều bất cập. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài:  Mục tiêu:  Xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình phát triển kinh tế sinh thái đảo Lý  Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 2
  8. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, phát hiện tiềm năng  phát triển và những hạn chế trong phát triển của đảo Lý Sơn. Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên đảo. Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiện trạng môi trường. Nhiệm vụ 4: Đưa ra được những kết luận sau ­ Những thuận lợi và thách thức, chọn con đường hủy diện hay tồn tại và  phát triển; ­ Xu thế thời đại và con đường phải chọn để  vươn lên làm giầu đó chính  là kinh tế sinh thái; ­ Thành lập khu bảo tồn biển nhằm bảo tồn các HST trên biển và trên  đảo; phân khu chức năng trong khu bảo tồn; phát triển kinh tế sinh thái ­ dịch vụ  cao cấp; ­ Giải pháp cụ thể. Bố cục của luận văn không kể mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham  khảo và phụ lục gồm 3 chương:  Chương 1: Tông quan; ̉ Chương 2: Đối tượng và phương phap nghiên c ́ ưu; ́ Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Sau đây là chi tiết của luận văn. Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 3
  9. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Kinh tế sinh thái 1.1.1. Khái niệm  Kinh tế  sinh thái học (KTST) là một lĩnh vực nghiên cứu giải quyết mối  quan hệ giữa các HST và các hệ thống kinh tế  (Constaza và nnk, 1991) và bước  đầu tập trung vào việc đưa kinh tế  học và các nguyên lý sinh thái lại gần nhau  [9]. 1.1.2. Mục tiêu  ­ Duy trì đa dạng sinh học; ­ Đảm bảo phát triển bền vững các HST tại khu vực và có sức lan tỏa; ­ Đảm bảo sự  phát triển bền vững hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi   trường sinh thái. 1.1.3. Cách tiếp cận ­  Ứng dụng công nghệ  cao trong khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm   giảm chi phí, đảm bảo lợi ích kinh tế cao và bền vững. ­ Tiếp cận sinh thái, tổng hợp. 1.1.4. Những lưu ý trong phát triển đảo biển ­ Nghiêm cấm phát triển công nghiệp sử dụng nhiều nước sạch.  ­ Bảo vệ và duy trì các HST trên đảo; ­ Các tác động động lực đến bờ biển đảo luôn luôn phải có các công trình   bảo vệ đảo, chống đỡ các tác động của thiên; ­ Khai thác nước ngầm quá mức sẽ gây ra hiện tượng nhiễm mặn, gây sạt   lở và sụt lún. 1.1.5. Ý nghĩa và vai trò của kinh tế sinh thái đối với đảo biển Đảo biển là một HST kém bền vững vì có những đặc trưng riêng khác với  đất liền, chịu tác động trực tiếp từ những điều kiện tự nhiên xung quanh là biển   Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 4
  10. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và đại dương. KTST với quan điểm chủ  đạo là phát triển bền vững sẽ  là một  giải pháp hữu ích và là duy nhất cho phát triển kinh tế xã hội ở đảo biển. KTST   giúp cải tạo các HST nhạy cảm, kém bền vững  ở  đảo biển thành các HST bền   vững hơn, giảm mức độ suy thoái môi trường, đồng thời nâng cao được đời sống   cho người dân. 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới a. Mô hình kinh tế sinh thái ven biển tại Cộng hòa Liên bang Đức b. Mô hình du lịch biển đảo tại các quốc gia ven biển 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam a. Mô hình kinh tế mới ở đảo Ngọc Vừng, Quảng Ninh b. Mô hình làng kinh tế sinh thái vùng cát ven biển Hải Thủy, Quảng Bình c.  Mô  hình phát triển kinh tế  sinh thái và  du lịch thung lũng Đồng   Chùa, đảo Cù Lao Chàm 1.3. Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu Lý Sơn là một huyện ở phía Đông của tỉnh Quảng Ngãi có tọa độ địa lý như sau: ­ Từ 15o32’04’’ đến 15o38’14’’ vĩ độ Bắc ­ Từ 109o05’04’’ đến 109o14’12’’ kinh độ Đông Lý Sơn có khí hậu mang đặc trưng đảo biển trong lành ôn hòa, nhiệt độ và  độ   ẩm cao, lượng mưa khá lớn (trung bình năm > 2000mm) do đó có điều kiện  tích trữ nguồn nước ngọt dồi dào, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với những ngọn   núi lửa, hang động. Bên cạnh đó, Lý Sơn có một bề dày lịch sử với nhiều di tích.   Đảo Lý Sơn có trên 21.000 dân trên tổng diện tích đất tự  nhiên khoảng 10km 2,  mật độ dân số cao. Với  ưu thế như trên, Lý Sơn có vị  trí chiến lược trong công   tác bảo đảm quốc phòng an ninh, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh  tốc độ phát triển kinh tế ­ xã hội.  Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 5
  11. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Lý Sơn hiện đang đối mặt với mất   sự cân bằng sinh thái, và nguy cơ hủy diệt các HST, ô nhiễm môi trường. Vì vậy,  cần thiết và nhanh chóng phải định hướng phát triển kinh tế xã hội Lý Sơn theo  hướng bền vững nhằm phục hồi và bảo vệ các HST biển và HST trên đảo, giúp  cân bằng được giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Đó chính là  kinh tế sinh thái. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Mô hình kinh tế sinh thái Đảo Lý Sơn. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Phạm vi về  nội dung nghiên cứu: Xác lập cơ  sở  khoa học cho mô hình   kinh tế sinh thái đảo Lý Sơn. ­ Phạm vi về  không gian nghiên cứu: Khu vực huyện đảo Lý Sơn khu vực  trên đảo và vùng nước xung quanh 2.2. Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu 2.2.1. Tiếp cận hệ thống 2.2.2. Tiếp cận phát triển bền vững 2.2.3. Tiếp cận tổng hợp và liên ngành 2.2.4. Tiếp cận sinh thái học 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc tài liệu 2.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế 2.3.3. Phương pháp chuyên gia 2.3.4. Phương pháp phân tích hệ thống Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 6
  12. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên  3.1.1. Thuận lợi ­ Vị  trí địa lý: Lý Sơn có một vị  trí chiến lược, cách đất liền 18 hải lý,  nằm án ngữ  về  phía Đông miền Trung Trung Bộ, nằm trên con đường ra biển  Đông của khu vực kinh tế  trọng điểm miền Trung qua cửa ngõ Dung Quất, bao  quát toàn bộ tuyến đường giao thông trên biển Đông từ  Bắc vào Nam và ngược   lại, có thể  là cầu nối và đóng một vai trò quan trọng trong dịch vụ  dầu khí đối   với quá trình khai thác dầu khí  ở  hai bồn trũng Phú Khánh và Hoàng Sa trong  tương lai ­ Địa hình, địa mạo: đặc điểm của địa hình đáy biển phân bậc rõ ràng, có  thể  sử  dụng làm cầu cảng và tổ  chức các hoạt động thể  thao mạo hiểm trên   biển. Cùng với đó là địa hình bờ  biển có các hạng động đẹp và địa hình núi lửa   tạo nên các góc nhìn hùng vĩ có giá trị  về tham quan khám phá thiên nhiên trong  phát triển du lịch.  ­ Thổ nhưỡng: đất nâu đỏ trên đá bazan chiếm phần lớn diện tích đất của  đảo 845ha, khoảng trên 80% diện tích đất tự nhiên toàn huyện đảo, đây là nguồn   tài nguyên quan trọng của huyện đảo, vì đa số diện tích (khoảng 558ha) đất nâu  đỏ trên đá bazan có tầng dày trên 1m và độ dốc dưới 8o, khá màu mỡ, hàm lượng  các chất dinh dưỡng từ  trung bình trở  lên, thích hợp cho nhiều loại cây công   nghiệp. ­ Khí tượng thủy văn: nhiệt độ  cao quanh năm, độ   ẩm không khí cao,  lượng mưa  ẩm cao, gió quanh năm từ  3m/s đến 6,5m/s tạo điều kiện thuận lợi  cho thảm thực vật phát triển, tích tục nước ngầm đáp  ứng nhu cầu dân sinh.   Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch quanh năm. ­ Hải văn: Đảo Lý Sơn là nơi chuyển tiếp hệ thống hoàn lưu bề mặt biển   thời kỳ gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc tạo ra thời gian dừng khi chuyển   tiếp từ gió Đông Bắc sang gió Tây Nam tạo nên sự ”dừng” của vật chất. Thành  phần vật chất, các chất dinh dưỡng, các chất lơ lửng ”dừng” lại xung quanh đảo  Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 7
  13. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tạo ra điều kiện cho các HST phát triển. Một lý do khác, khi dòng chảy Đông   Bắc theo gió mùa Đông Bắc dịch chuyển xuống phía Nam, nước  ấm đưa dần   xuống phía Nam, sinh vật sẽ chạy theo dòng chảy 25oC, và mùa cá ở miền Trung  sẽ lùi dần về phía Nam vào mùa đông tạo ra sự phong phú các giống loài tại đây. ­ Tài nguyên nước: Lượng mưa trung bình năm trên đảo Lý Sơn là trên  2000mm, đó là một lượng mưa khá lớn, những tháng trong năm có lượng mưa  lớn là tháng 8 đến tháng 12, tạo điều kiện tích nước trên công trình hồ chứa nước   núi Thới Lới với tổng dung tích sử  dụng 2700m3. Dân cư  trên đảo Lý Sơn phân  bố trên một diện tích nhỏ nên Lý Sơn hoàn toàn có khả năng cung cấp nước sinh  hoạt cho toàn huyện bằng nguồn nước mưa dự trữ ­ Tài nguyên đất: đất chưa sử  dụng còn khoảng 239ha, chiếm 24% tổng   diện tích đất tự  nhiên của toàn huyện, chủ  yếu là đất đồi núi trọc, có khả  năng  phát triển rừng, xây dựng một số  công trình thủy lợi và mở  rộng các công trình  công cộng, phúc lợi ­ Đa dạng sinh học: bao gồm đa dạng về loài, đa dạng về gen và đa dạng  về  các HST. Vùng biển Lý Sơn là khu vực có điều kiện tự  nhiên rất đặc thù và   có độ đa dạng sinh học cao với trên 700 loài động thực vật biển có giá trị nguồn  lợi là rất lớn nếu khai thác phù hợp. ­ Tài nguyên nhân văn: Lý Sơn có nhiều di chỉ  văn hóa, di tích lịch sử  có  một không hai gắn với bề dày lịch sử của huyện đảo. ­ Nguồn nhân lực: Với số dân trên 21.000 người, trong đó, lực lượng lao  động của huyện là 10.448 nguời, chiếm khoảng 50% tổng dân số  toàn huyện.  Đây là một yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế  ­ xã hội của huyện  bởi vấn đề lao động tại chỗ cơ bản được giải quyết.  3.1.2. Thách thức Có bốn thách thức mà Lý Sơn phải đối mặt hiện nay, đó là: ­ Nước ngọt trên đảo vốn dĩ khan hiếm đang ngày càng bị  nhiễm mặn và   cạn kiệt do sự  khai thác quá mức nước ngầm để  tưới tiêu, sự  lãng phí nước do  kỹ thuật canh tác truyền thống lạc hậu; Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 8
  14. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ­ HST biển (HST san hô và thảm cỏ biển) đang bị tàn phá tới mức có nguy  cơ hủy diệt do các hoạt động phát triển kinh tế của người dân đảo Lý Sơn. HST   bị mất đi đồng nghĩa với việc nơi cư trú, bãi đẻ, nguồn phát tán thức ăn của các   loài sinh vật bị mất đi. Nguồn lợi sinh vật biển ngày càng suy giảm. ­ HST trên đảo (HST rừng và HST nông nghiệp) đang bị  suy thoái. Rừng   trên đảo không còn, những ngọn núi trơ  sỏi đá, hoặc chỉ  có những cây bụi nhỏ.   Không có rừng, đất không có thảm thực vật che phủ đồng nghĩa với việc đất sẽ  bị xói mòn, rửa trôi và bạc màu bởi mưa, gió. Không có rừng, không tích trữ được   nước mưa. Không có rừng, lớp thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng hình thành trên nền  đá bazan sẽ thoái hóa, rửa trôi xuống các thủy vực xung quanh, ảnh hưởng không   nhỏ đến các HST biển. Không có rừng, điều kiện vi khí hậu cũng bị ảnh hưởng,   cảnh quan sinh thái kém hấp dẫn với khách du lịch. Bên cạnh đó, canh tác nông  nghiệp lạc hậu, sử  dụng nhiều nước và phân bón hóa học làm cho HST nông  nghiệp vốn dĩ không bền vững càng trở nên suy thoái. ­ Dân số  đông trong khi diện tích có hạn gây áp lực lên môi trường sinh   thái đảo.  Nhu cầu về  chổ   ở, vấn đề  ăn, mặc…ngày càng tăng. Các nguồn tài  nguyên ven biển ngày bị  khai thác một cách triệt để. Bên cạnh đó, dân số  tăng,  kéo theo vấn đề tăng lượng rác thải, chất thải ra môi trường.  Như vậy, mặc dù có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng tiềm năng đó   là có giới hạn. Nếu coi đảo Lý Sơn như  một hệ  thống thu nhỏ  với những mối   quan hệ  và rằng buộc lẫn nhau, với đầy đủ  các thành phần tự  nhiên – xã hội  trong nó và mọi biến động của một hay nhiều thành phần (tự nhiên và nhân sinh)   trong hệ  thống cũng sẽ  làm thay đổi (tiêu cực hay tích cực) đến các thành phần  khác trong hệ, thì hiện nay, không những mối quan hệ giữa HST trên đảo và HST  biển bị phá vỡ mà ngay bản thân các HST cũng đang bị phá hủy, mất cân bằng và  cạn kiệt nguồn lợi. Đảo Lý Sơn đang đứng trước bờ vực hủy diệt. Vì vậy, điều   cần làm là phục hồi, bảo tồn và phát triển các HST biển, HST trên đảo cũng như  sử  dụng hợp lý nguồn lợi tiến đến mục tiêu lâu dài là phát triển bền vững. Và  giải pháp duy nhất để thực hiện điều đó chính là phát triển kinh tế sinh thái. Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 9
  15. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 3.2. Định hướng phát triển kinh tế sinh thái đảo Lý Sơn 3.2.1. Xây dựng khu bảo tồn biển Việc thành lập khu bảo tồn biển  ở Lý Sơn (bao gồm diện tích mặt nước   và diện tích trên đảo) là cần thiết để  phục hồi, bảo tồn và phát triển các HST   biển và HST trên đảo 3.2.1.1. Quan điểm xây dựng khu bảo tồn ­ Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển (BTB) Lý Sơn phải gắn kết và hài   hòa với phát triển của các ngành kinh tế khác trong vùng, để bảo vệ môi trường,  nguồn lợi và phát triển bền vững; ­ Đảm bảo đưa vùng lõi khu BTB về  cơ  bản bao trùm hết diện tích của   vùng có độ đa dạng sinh học cao nhất. ­ Phù hợp nhất với quy hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội của thành phố đã   được phê duyệt, song không thể  không có sự  đánh giá một cách khoa học cái   được và chưa được của các quy hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội đã có ­ Dễ tạo được sự đồng thuận cao ở các cấp quản lý và cộng đồng dân cư  sống trên đảo. ­ Tạo không gian cho các hoạt động dân sinh ngay trên đảo mà không bị  ảnh hưởng đến vùng bảo vệ nghiêm ngặt. ­ Tạo ra sinh kế cho người dân địa phương 3.2.1.2. Mục tiêu Khu BTB Lý Sơn nhằm mục tiêu bảo vệ các HST, bảo vệ các loài sinh vật  biển có giá trị kinh tế, khoa học, bảo vệ môi trường một cách bền vững, lấy phát   triển kinh tế DLST, duy trì cải thiện sinh kế, quản lý và sử  dụng hợp lý nguồn  lợi hải sản. 3.2.1.3. Phân vùng chức năng khu bảo tồn Theo nội dung hướng dẫn của Nghị định số 57/2008/NĐ­CP ngày 02 tháng  05 năm 2008 về việc Ban hành Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam   Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 10
  16. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, thì khu BTB Lý Sơn có thể  được phân  chia thành ba phân khu chức năng sau đây: ­ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là vùng biển được bảo toàn nguyên vẹn,   được quản lý và bảo vệ  chặt chẽ  để  theo dõi diễn biến tự  nhiên của các loài   động, thực vật, các HST thủy sinh tiêu biểu, tính ĐDSH sẽ được bảo tồn. ­ Phân khu phục hồi sinh thái: Là vùng biển được quản lý, bảo vệ để phục  hồi, tạo điều kiện cho các loài thủy sinh vật, các HST tự  tái tạo tự  nhiên. Trong   vùng phục hồi sinh thái, đơn vị  tư  vấn chia ra thành khu vực phục hồi sinh thái   rạn san hô và khu vực phục hồi sinh thái rong biển, khu vực phục hồi sinh thái   rạn san hô kết hợp với rong biển và sự phát triển của quần xã sinh vật biển. ­ Phân khu phát triển: Là phần diện tích còn lại của các Khu bảo tồn,  được tiến hành các hoạt động được kiểm soát: nuôi trồng thủy sản, khai thác  thủy sản, DLST, đào tạo và nghiên cứu khoa học.  3.2.1.4. Khoanh vùng khu bảo tồn Đề xuất thiết lập các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là những vùng có độ  ĐDSH cao, đa dạng về các HST rạn san hô và cỏ biển và quần xã sinh vật biển .  Khu vực âu cảng  ở  phía Đông và Tây đảo Lớn được cách ra để  đưa vào vùng  phát triển phục vụ  các hoạt động về  cảng cá. Khu vực phía Bắc đảo hầu như  không có dân cư  nên xây dựng vùng bảo vệ  nghiêm ngặt có đường giới hạn là  ngay sát đường bờ. Vùng phía Nam đảo, có mật độ  dân cư  đông đúc và là khu  vực khai thác rong chính trên đảo Lý Sơn. Để tránh xảy ra mâu thuẩn trong việc   quản lý và sử  dụng tài nguyên vùng bờ. Đề  xuất phân khu bảo vệ  nghiêm ngặt   sẽ được thiết lập cách bờ ở độ sâu là 3m nhằm tạo ra hành lang an toàn cho khu  bảo tồn và thuận lợi cho việc quản lý về sau. Vùng bên trong ở  độ  sâu từ  0m ÷   3m khu vực phía Nam đảo Lớn được đưa vào vùng phục hồi sinh thái. Phần bên ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là vùng phục hồi, bao gồm   vùng phục hồi rong biển, cỏ biển và phục hồi san hô. Đây là những khu vực có  độ đa dạng sinh học thấp hơn so với vùng bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng nằm ngay   sát vùng được bảo vệ  nghiêm ngặt. Chúng được xem như  là một vùng đệm,  Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 11
  17. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chuyển tiếp giữa vùng có độ  đa dạng sinh học bên trong và vùng biển rộng lớn   bên ngoài (hình 3.1) Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch tổng thể khu BTB Lý Sơn [20] Bảng 3­1: Tên và diện tích khu vực chức năng [20] Diện tích  TT Tên đối tượng (ha) 1 Vùng triều bảo vệ nghiêm ngặt 147 2 Vùng biển bảo vệ nghiêm ngặt 475 3 Du lịch lặn ngầm trong khu bảo vệ nghiêm ngặt 90 4 Phục hồi và bảo vệ san hô 1625 5 Phục hồi và bảo vệ bào ngư 32 6 Phục hồi và bảo vệ hải sâm 51 7 Phục hồi và bảo vệ rong, tảo, cỏ biển 319 Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 12
  18. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Diện tích  TT Tên đối tượng (ha) 8 Phục hồi và bảo vệ bãi triều rạn đá 220 9 Phục hồi và bảo vệ bãi cát biển 20 10 Phục hồi và bảo vệ rừng sinh thái và phòng hộ trên đảo 150 Phát triển cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế và quốc phòng trên  11 đảo 450 12 Phát triển du lịch trên đảo 200 13 Phát triển du lịch tắm biển 50 14 Tôn tạo và phát triển bãi tắm biển 100 15 Phát triển cảng và vùng nước âu cảng 150 16 Nuôi trồng thủy sản và khai thác hạn chế 500 17 Du lịch lặn ngầm trong phân khu phát triển 25 18 Phân khu phát triển khác 1315 19 Vành đai bảo vệ 1500 20 Vùng biển phía ngoài khu bảo tồn 2500  Tổng cộng 9920 3.2.1.5. Đánh giá hiệu quả của khu bảo tồn a. Hiệu quả về môi trường sinh thái Việc thành lập khu BTB Lý Sơn sẽ phát huy hiệu quả về môi trường đối   với vấn đề quản lý nghề cá ngay trong khu bảo tồn, bên ngoài bảo tồn và nhiều  lợi ích khác như:  ­ Phục hồi và bảo tồn được đa dạng sinh học, đặc biệt là các HST điển  hình (san hô, cỏ biển) và sinh cảnh tự nhiên quan trọng đối với các loài thủy sinh;  tạo ra nơi cư trú, bảo vệ cho những loài bị khai thác mạnh, bị đe dọa và có nguy   cơ tuyệt chủng (bào ngư, cá mú, tôm hùm). ­ Làm tăng mật độ sinh vật biển, tăng sinh khối và kích thước của sinh vật  Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 13
  19. Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cũng như tính đa dạng sinh học so với các vùng nằm ngoài của khu bảo tồn. Cấu  trúc tuổi, tiềm năng sinh sản lớn hơn và nhiều biến dị di truyền hơn; ­ Bảo vệ đa dạng nguồn gen của những quần thể bị khai thác nhiều và làm   tăng hiệu quả sinh sản của các loài trong khu bảo tồn, tạo ra hiệu  ứng tự  phục  hồi và tái tạo nguồn giống hải sản tự nhiên trong phạm vi khu bảo tồn. ­ Tạo ra nguồn lợi để  phát tán cho các vùng biển xung quanh sau khi phục   hồi về  số  lượng và quần đàn thông qua hiệu  ứng tràn, khu BTB Lý Sơn sẽ  là   trung tâm phát tán  ấu trùng, con non và con trưởng thành của sinh vật biển ra  ngoài phạm vi khu bảo tồn trong toàn khu vực biển lân cận, làm cho trữ  lượng  hải sản ở các khu vực biển lân cận tăng lên.  ­ Góp phần tăng năng suất đánh bắt do duy trì được trữ  lượng và ổn định  nguồn lợi hải sản không bị  sụt giảm. Đóng góp vào việc duy trì ngư  trường Lý  Sơn, một trong những ngư trường trọng điểm của khu vực miền Trung. ­ Bảo vệ  các HST và cảnh quan đặc trưng, tạo sức hấp dẫn đối với du   khách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển bền vững, tăng cường  giao lưu quốc tế.  ­ Đối với Lý Sơn, bảo vệ các rạn san hô, cỏ biển là bảo vệ chính đảo Lý  Sơn. Trong hơn 30 năm qua, diện tích đảo bị giảm đi gần 400ha nguyên nhân chủ  yếu do tình trạng hút cát biển trên các khu vực bãi cỏ biển để trồng hành tỏi. b. Hiệu quả về kinh tế ­ Khu BTB Lý Sơn được thành lập và quản lý hiệu quả sẽ làm tăng nguồn   lợi thủy sản, tăng sản lượng khai thác tại các vùng lân cận khu bảo tồn, duy trì   sản lượng của ngư  trường Lý Sơn qua đó làm tăng thu nhập và góp phần phát   triển kinh tế biển của địa phương. ­ Tạo cơ  hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương (trực   tiếp hoặc gián tiếp) thông qua việc phát triển du lịch và các dịch du lịch. ­ Thu hút vốn đầu tư  của các tổ  chức, doanh nghiệp và cá nhân trong đầu   tư bảo tồn và phát triển du lịch dịch vụ. c. Hiệu quả về xã hội Lê Thị Hoa – K18 CHKHMT 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2