intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục: Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chương “Chất khí” Vật lí 10 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của E-Learning

Chia sẻ: Buemr KKK | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm thiết kế và tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chƣơng “Chất khí” Vật lý 10 Trung học Phổ thông với sự hỗ trợ của e-Learning nhằm phát triển đƣợc năng lực nhận thức của HS góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục: Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chương “Chất khí” Vật lí 10 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của E-Learning

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ HẢI NAM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA E-LEARNING Demo Version - Select.Pdf SDK Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học môn Vật lý Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN GIA ANH VŨ Thừa Thiên Huế, 2017 i
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Tất cả số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chƣa đƣợc ngƣời khác công bố trong bất cứ một công trình nghiên nào. HỌC VIÊN LÊ HẢI NAM Demo Version - Select.Pdf SDK ii
  3. LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phan Gia Anh Vũ đã hết sức nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Vật lý, phòng đào tạo Sau đại học, trƣờng Đại học Sƣ Phạm, Đại học Huế; phòng đào tạo sau đại học, Đại học An Giang đã quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô đồng nghiệp và các em HS trƣờng THPT Bạc Liêu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện việc nghiên cứu, điều tra và thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng. Tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn LÊ HẢI NAM Demo Version - Select.Pdf SDK iii
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ............................................................................................................... i Lời cam đoan ...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 6 2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................. 9 3. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 12 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 12 5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .................................................................................. 12 6. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................ 13 7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 13 Demo Version - Select.Pdf SDK 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 13 9. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 14 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA E-LEARNING .. 15 1.1. Hoạt động nhận thức .......................................................................................... 15 1.1.1. Khái niệm hoạt động nhận thức ...................................................................... 15 1.1.2. Phân biệt HĐNT của nhà khoa học và HĐNT của HS ................................... 16 1.1.3. Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học Vật lý .......................... 19 1.2. Khái quát về e-Learning ..................................................................................... 23 1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 23 1.2.2. Đặc điểm của e-Learning ................................................................................ 25 1.2.3. Các mô hình của e-Learning ........................................................................... 27 1.2.4. Ƣu và nhƣợc điểm của e-Learning .................................................................. 27 1.2.5. Vai trò của e-Learning đối với việc tổ chức HĐNT vật lý ............................. 29 1
  5. 1.3. Giới thiệu hệ thống quản lý lớp học Google Classroom .................................... 30 1.3.1. Giới thiệu Google Classroom .......................................................................... 30 1.3.2. Hƣớng dẫn sử dụng Google Classroom để quản lý lớp học ........................... 32 1.3.3. Hƣớng dẫn sử dụng Google Forms soạn câu hỏi trắc nghiệm, đề kiểm tra .... 35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 38 CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG CHẤT KHÍ - VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA E-LEARNING ............................ 39 2.1. Kiến thức cơ bản chƣơng “Chất khí” Vật lý 10 THPT ...................................... 39 2.2. Nghiên cứu thực trạng dạy học chƣơng “Chất khí” Vật lý 10 THPT ................ 43 2.2.1. Mục đích điều tra ............................................................................................ 43 2.2.2. Phƣơng pháp điều tra ...................................................................................... 44 2.2.3. Kết quả điều tra (phụ lục 4) Căn cứ vào kết quả điều tra, ngƣời nghiên cứu có thể đƣa ra một số kết luận sau: .................................................................................. 44 2.3. Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chƣơng “Chất khí” với sự hỗ trợ của e-Learning ........................................................................................................... 45 Demo 2.3.1. Cấu trúc lại nộiVersion - Select.Pdf dung chƣơng “Chất khí”SDK lớp 10 THPT ................................. 46 2.3.2. Thiết kế tiến trình tổ chức HĐNT nội dung chƣơng “Chất khí” lớp 10 THPT ..... 47 2.3.3. Nhận định chung về các bài soạn .................................................................... 62 KẾT LUẬN CHUƠNG 2 .......................................................................................... 64 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......................................................... 65 3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm ................................................. 65 3.1.1. Mục đích của TNSP ........................................................................................ 65 3.1.2. Nhiệm vụ của TNSP........................................................................................ 65 3.2. Đối tƣợng và nội dung thực nghiệm sƣ phạm .................................................... 65 3.2.1. Đối tƣợng TNSP .............................................................................................. 65 3.2.2.Nội dung TNSP ................................................................................................ 66 3.3. Phƣơng pháp TNSP ............................................................................................ 66 3.3.1. Chọn mẫu TN: ................................................................................................. 66 3.3.2. Quan sát giờ học .............................................................................................. 67 2
  6. 3.3.3. Các bài kiểm tra .............................................................................................. 67 3.4. Đánh giá kết quả TNSP ...................................................................................... 67 3.4.1. Đánh giá định tính ........................................................................................... 67 3.4.2. Đánh giá định lƣợng ....................................................................................... 69 3.4.3. Các tham số thống kê ...................................................................................... 71 3.4.4. Kiểm định giả thuyết thống kê ........................................................................ 72 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77 PHỤ LỤC Demo Version - Select.Pdf SDK 3
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm chất lƣợng học tập bộ môn của các lớp TN và ĐC. ................. 66 Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra ........................................... 69 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất ........................................................................... 69 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất luỹ tích .............................................................. 70 Bảng 3.5. Bảng phân phối theo loại học lực của HS ................................................ 70 Bảng 3.6. Bảng các tham số thống kê của bài kiểm tra sau thực nghiệm ................ 71 HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của 2 nhóm TN và ĐC. ........................................ 69 Hình 3.2. Đồ thị phân bố tần suất. ............................................................................ 69 Hình 3.3. Đồ thị phân bố tần suất lũy tích. ............................................................... 70 Hình 3.4. Biểu đồ phân loại học lực HS của hai nhóm TN và ĐC .......................... 70 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tiến trình dạy học một kiến thức vật lí theo tiến trình xây dựng Demo Version - Select.Pdf SDK kiến thức vật lí. ......................................................................................................... 20 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ mô tả một cách tổng quát khái niệm e-Learning. ......................... 24 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ xây dựng hệ thống e-Learning hỗ trợ tiến trình tổ chức HĐNT trong dạy học vật lý. ................................................................................................. 30 4
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ 1. CNTT Công nghệ thông tin 2. ĐC Đối chứng 3. GV GV 4. HĐNT Hoạt động nhận thức 5. HS HS 6. TN Thực nghiệm 7. THPT Trung học phổ thông Demo Version - Select.Pdf SDK 5
  9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay đã đặt ra cho các quốc gia nhiều vận hội và thách thức; đặc biệt là khi nền kinh tế thế giới bƣớc vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là dịch vụ sẽ thu hút nhiều lao động tham gia nhất và là những lao động có tri thức cao. Sứ mệnh đặt ra cho các quốc gia là tạo ra nguồn nhân lực có năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc,.... Do đó hệ thống giáo dục quốc dân với tƣ cách là bộ máy đào tạo nguồn nhân lực, đều đƣợc các nƣớc chăm lo đầu tƣ nhằm đảm bảo cho việc cạnh tranh thắng lợi trong quá trình hội nhập.[12] Để đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra trong bối cảnh mới, ngành giáo dục nƣớc ta phải thực hiện đổi mới một cách đồng bộ về nội dung, phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học. Điều này đã đƣợc khẳng định và nhấn mạnh tại nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong Demo điều kiện kinh tế thịVersion - Select.Pdf trƣờng định hƣớng xã SDK hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.‖[7] Điều 28- Luật giáo dục năm 2005 cũng đã khẳng định: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS); phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.[9] Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kiến thức, kỹ năng có sẵn cho HS mà điều đặc biệt quan trọng là phải bồi dƣỡng cho họ năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó có thể sáng tạo ra những tri thức mới, phƣơng pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới, góp phần 6
  10. làm giàu thêm nền kiến thức của nhân loại. Vì vậy việc dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng cần phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phƣơng pháp, nhất là đổi mới phƣơng pháp dạy và học sao cho vai trò tự chủ của HS trong hoạt động xây dựng kiến thức ngày một nâng cao, để từ đó năng lực sáng tạo của họ đƣợc bộc lộ và ngày càng phát triển. Để đạt đƣợc điều đó, trong quá trình dạy học ở trƣờng phổ thông cần phải tổ chức sao cho HS đƣợc tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức phỏng theo hoạt động của các nhà khoa học, qua đó ngoài việc có thể giúp HS trang bị kiến thức cho mình, đồng thời còn cho họ đƣợc tập luyện hoạt động sáng tạo khoa học, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề để sau này họ đáp ứng đƣợc những đòi hỏi cao trong thời kỳ mới. [16] Để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục, chiến lƣợc dạy học, phƣơng pháp dạy học mới hiện nay đƣợc xây dựng trên tinh thần dạy học giải quyết vấn đề thông qua việc tổ chức cho HS hoạt động tự chủ chiếm lĩnh kiến thức mà cơ sở của nó là hai lý thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget (1896-1980) và Lép Vƣgôtski (1896- 1934). Việc học tập của HS có bản chất hoạt động, thông qua hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cũng nhƣ Demo quan điểm đạo đức, Version - Select.Pdf thái độ. Nhƣ SDK vậy, dạy học là dạy hoạt động. Trong quá trình dạy học, HS là chủ thể nhận thức, Quan điểm hiện đại của dạy học vật lý giáo viên (GV) có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hƣớng hoạt động học tập của HS theo một chiến lƣợc hợp lý sao cho HS tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể đƣợc hiểu là quá trình hoạt động của GV và của HS trong sự tƣơng tác thống nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học bao gồm: GV, HS và tƣ liệu hoạt động dạy học. [18] Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học (ĐMPPDH) trong bất kì giai đoạn nào cũng đều cần sử dụng đến công nghệ, và hiện nay là sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT). Với sự đa dạng hóa ngày càng nhiều các loại hình đào tạo cũng nhƣ các hình thức tổ chức dạy học, CNTT đã cung cấp một phƣơng thức mới trong dạy học, đó là e-Learning. E-Learning có thể bổ sung và hỗ trợ cho các phƣơng thức đào tạo truyền thống, góp phần hiện đại hoá, nâng cao chất lƣợng dạy học và đáp ứng đƣợc những yêu cầu của ĐMPPDH. 7
  11. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển nhƣ vũ bão, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã đƣa con ngƣời bƣớc lên một tầm cao mới về tri thức, đƣa thế giới từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin, truyền thông, sản sinh ra một lƣợng kiến thức khổng lồ trong một khoảng thời gian ngắn. Hệ quả trực tiếp của nó trong nhà trƣờng là sự mâu thuẫn về thời gian và lƣợng kiến thức cần truyền đạt trong một tiết học. Do đó việc cốt yếu của ĐMPPDH là phải tạo sự tự tin cho ngƣời học. Dạy học trong thời đại công nghệ truyền thông phát triển mạnh mẽ nhƣ ngày nay, vai trò của ngƣời thầy là hƣớng dẫn để ngƣời học tự chiếm lĩnh kiến thức, là tạo điều kiện thuận lợi, sẵn sàng cho việc chia s tài liệu học tập trên các phƣơng tiện truyền thông chứ không còn nguồn thông tin một chiều và duy nhất trong kiểu dạy học “thầy đọc - trò chép” nhƣ trƣớc đây. Tầm quan trọng của giáo dục và khoa học công nghệ đã đƣợc văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII - 2016 đã xác định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước‖. [8] TrƣớcDemo Version đó, trong - Select.Pdf chỉ thị 58/CT/TW SDK của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) - trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”. [6] Và gần đây, trong nghị quyết số 26/NQ-CP ban hành ngày 15/4/2015 của Chính phủ về “Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”, đã nhấn mạnh nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là: “Chỉ đạo, lồng ghép nội dung về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tổ chức triển khai các nhiệm vụ liên quan đến chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. [5] 8
  12. Bộ Giáo dục và đào tạo đã thể hiện nhiều động thái khuyến khích việc sử dụng CNTT trong dạy học, đƣa các kiến thức về e-Learning tới những cán bộ quản lí, nhà giáo, những ngƣời quan tâm đến giáo dục, HS-SV. Cụ thể gần nhất là công văn số 4622/BGDĐT-CNTT ngày 20/9/2016 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016 – 2017 có ghi rõ nhiệm vụ trọng tâm là “Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, gồm: sử dụng hiệu quả các thiết bị, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng; ứng dụng một cách có hiệu quả hệ thống ứng dụng dạy – học thông minh, hiện đại ở những nơi có điều kiện; ứng dụng kho bài giảng e-Learning, sách điện tử, sách giáo khoa điện tử đổi mới phương pháp dạy – học; ứng dụng hệ thống đánh giá người học trực tuyến. ‖ [4] E-Learning chính là chất xúc tác đang làm thay đổi toàn bộ mô hình học tập trong thế kỉ này cho ngƣời học.Với e-Learning, GV có thể cung cấp các hình ảnh, các video clip, các bài giảng điện tử, các phần mềm thí nghiệm, bài kiểm tra, bài thi, bài tập tham khảo và tƣ vấn cho ngƣời học những khó khăn trong học tập, … còn ngƣời học có thể chủ động học tập, nghiên cứu và làm các bài tập, thi trắc nghiệm, Demo tìm kiếm thông Version tin, tham - Select.Pdf gia vào SDK việc thảo luận của lớp, chia s việc học của mình với bạn bè, trao đổi ý tƣởng với GV,…. Ngoài ra các tài liệu trong e-Learning đƣợc liên kết chặt chẽ, dễ tìm kiếm do đó rất thuận lợi cho việc ĐMPPDH của GV đồng thời cũng dễ dàng cho ngƣời học chủ động tìm kiếm kiến thức, rèn luyện khả năng tự học của mình. [14] E-Learning thực sự đã trở nên cần thiết trong nền kinh tế tri thức hiện nay và đòi hỏi phải đƣợc tiếp tục phát triển hơn nữa. Xuất phát những lí do trên cùng với mong muốn có thể góp một phần công sức nhỏ bé vào việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy - học tập của thầy và trò các trƣờng phổ thông, ngƣời nghiên cứu thực hiện đề tài: Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chƣơng “Chất khí” Vật lý 10 Trung học Phổ thông với sự hỗ trợ của e-Learning. 2. Lịch sử nghiên cứu Việc tổ chức các hoạt động nhận thức trong dạy học nói chung, trong bộ môn Vật lý nói riêng và việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức các 9
  13. hoạt động nhận thức đã đƣợc rất nhiều các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu xuất bản thành sách cụ thể nhƣ: - Lê Công Triêm và Nguyễn Đức Vũ, 2006. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Huế: NXB Giáo dục. - Nguyễn Đức Thâm và Nguyễn Ngọc Hƣng, 1999. Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Hà Nội: NXB ĐHQG. - Phạm Xuân Quế, 2007. Ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động nhận thức Vật lí tích cực chủ động và sáng tạo. Hà Nội: NXB ĐHSP Bên cạnh đó cũng có rất nhiều luận án, luận văn đề cập đến vấn đề này có thể nêu ra một số ví dụ nhƣ: - Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhi với đề tài ―Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực cho HS trong dạy học một số kiến thức phần cơ học, điện học Vật lý lớp 10, 11 (nâng cao) với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin‖ đã tiến hành phân tích nội dung kiến thức phần cơ học, điện học, nghiên cứu sử dụng một số phần mềm dạy học crocodile physics, flash …, soạn thảo một số tiến trình dạy học các kiến thức cụ thể với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin theo hƣớng tăng Demo cƣờng tính tích Version cực, tự lực cho -học Select.Pdf sinh. SDK - Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Thanh Bình với đề tài “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống e-Learning vào dạy học phần "dao động cơ và sóng cơ" Vật lý 12 Trung học Phổ thông” đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hệ thống e-Learning vào dạy học vật lý theo hƣớng tổ chức hoạt động nhận thức tích cực cho học sinh trung học phổ thông, đặc biệt ứng dụng trong dạy học phần "dao động cơ và sóng cơ" vật lý - Luận án Tiến sĩ của tác giả Phan Gia Anh Vũ với đề tài: ―Nghiên cứu xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học cho chương trình động học và động lực học lớp 10 phổ thông trung học‖ làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận của việc đƣa máy tính vào giáo dục phổ thông. Tham gia vào việc phát triển và việt hóa toàn bộ phần mềm PAKMA và thiết kế thêm 12 modun phần mềm và hai mô hình dùng với PAKMA trong các thí nghiệm động học và động lực học. Đề xuất tiến trình dạy học phần động học và động lực học lớp 10 THPT có sử dụng máy tính làm phƣơng tiện dạy học. 10
  14. Tác giả Mai Văn Trinh với đề tài ―Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường THPT nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại‖, đã xây dựng một số phần mềm vật lí nhằm mô phỏng, minh họa cho các hiện tƣợng Vật lí thuộc phần quang hình và động học. Trong luận án: “Nghiên cứu cách sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học THPT‖, tác giả Trần Huy Hoàng đã sử dụng máy vi tính để tạo ra các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng và thiết kế tiến trình dạy học cho một số bài thuộc phần cơ học và nhiệt học lớp 10. - Luận văn của Vũ Thuý Hằng, “Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học chƣơng “Quang học” Vật lí lớp 7 tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế năm 2005. Gần đây, đã có một số tác giả nghiên cứu về e-Learning nhƣ: Đỗ Thị Hƣơng Giang “Tổ chức dạy học chương Từ trường Vật lí 11 nâng cao THPT với sự hỗ trợ của e-Learning‖, luận văn thạc sĩ. Tác giả đã nghiên cứu về e-Learning và đi sâu khai thác phần mềm Exe để soạn bài giảng chƣơng từ trƣờng với sự hỗ trợ của hệ thống quản lí học tập mã nguồn mở Moodle. Nguyễn Văn Nghiêm với sáng kiến kinh nghiệmDemo (2009) Version - Select.Pdf “Nghiên cứu SDKdụng e-Learning bằng hệ thống triển khai ứng quản lí học tập trực tuyến - Moodle”, đã giới thiệu về cách sử dụng và khai thác các tính năng của Moodle. Lê Thanh Huy “Vận dụng e-Learning vào dạy học phần Nhiệt học - Vật lí 10 nâng cao THPT”, luận văn thạc sĩ, đã xây dựng hệ thống quản lí học tập dựa trên mã nguồn mở Moodle. Tháng 4 năm 2004, trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế đã tổ chức hội thảo “Đổi mới phƣơng pháp dạy học với sự tham gia của thiết bị kĩ thuật”. Trong hội thảo, những nhà quản lí giáo dục, những nhà khoa học đã trao đổi kinh nghiệm về sử dụng các phƣơng tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy - học nói chung nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động của ngƣời học và sử dụng các phƣơng tiện kĩ thuật trong giảng dạy các môn học cụ thể. Có các bài viết đáng chú ý là của Nguyễn Mạnh Cƣờng về Sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để nâng cao hiệu quả dạy - học và đổi mới phƣơng thức đào tạo; Trần Huy Hoàng về ứng dụng công nghệ thông tin 11
  15. vào đổi mới phƣơng pháp giảng dạy Vật lí; và Lê Công Triêm, Vƣơng Đình Thắng về xây dựng Website dạy học Vật lí lớp 6. Năm 2008, trƣờng Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức hội thảo “Đào tạo trực tuyến trong nhà trƣờng Việt Nam”. Nội dung các bài báo cáo trong hội thảo đã trình bày về kinh nghiệm của việc tổ chức quản lí, đầu tƣ sử dụng thiết bị và phần mềm trong đào tạo trực tuyến; trao đổi kinh nghiệm về mô hình đào tạo trực tuyến của các trƣờng; những giải pháp thực hiện đào tạo tuyến trong thời kì phát triển, đổi mới giáo dục. Nhƣ vậy, có thể nói là đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các hình thức tổ chức hoạt động nhận thức và ứng dụng e-Learning trong dạy học ở Việt Nam. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung khai thác một số phần khác nhau trong chƣơng trình Vật lí phổ thông và chƣa có tác giả nào tập trung nghiên cứu tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chƣơng “Chất khí” Vật lý 10 THPT với sự hỗ trợ của e-Learning. Đặc biệt là chƣa có tác giả nào nghiên cứu sử dụng hệ thống quản lý học tập Google Classroom để tổ chức khóa học và quản lý HS. 3. Mục tiêu của đề tài Thiết Demo kế và tổVersion chức hoạt- Select.Pdf SDK động nhận thức trong dạy học chƣơng “Chất khí” Vật lý 10 Trung học Phổ thông với sự hỗ trợ của e-Learning nhằm phát triển đƣợc năng lực nhận thức của HS góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lý 4. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và tổ chức đƣợc các hoạt động nhận thức trong dạy học chƣơng “Chất khí” Vật lý 10 Trung học Phổ thông với sự hỗ trợ của e-Learning thì sẽ phát triển đƣợc năng lực nhận thức của học sinh góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học và qua đó sẽ nâng cao chất lƣợng dạy - học môn Vật lí. 5. Nhi m vụ nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lý ở trƣờng phổ thông. - Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chƣơng ―Chất khí‖ Vật lý 10 Trung học Phổ thông với sự hỗ trợ của e-Learning. 12
  16. - Nghiên cứu đề xuất quy trình tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lý với sự hỗ trợ của e-Learning. - Nghiên cứu nội dung, đặc điểm chƣơng ―Chất khí‖ Vật lý 10 THPT. - Tìm hiểu chƣơng trình quản lý học tập Google Classroom. - Soạn thảo tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học cho một số bài học cụ thể chƣơng ―Chất khí‖ Vật lý 10 Trung học Phổ thông với sự hỗ trợ của e-Learning. - Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở các lớp 10CB, 10CC trƣờng THPT Bạc Liêu để đánh giá kết quả và rút ra kết luận. 6. Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động dạy học chƣơng Chất khí - Vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của e- Learning. 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chƣơng Chất khí - Vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của e-Learning đƣợc quản lý bằng Google Classroom và tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng THPT Bạc Liêu. Demo 8. Phƣơng pháp Version nghiên cứu - Select.Pdf SDK Phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phƣơng pháp dạy học; các tài liệu về tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học. - Nghiên cứu các tài liệu về phƣơng pháp giảng dạy Vật lí. - Nghiên cứu chƣơng trình sách giáo khoa Vật lí 10 THPT. - Nghiên cứu các đề tài, tài liệu liên quan đến e-Learning. - Nghiên cứu tài liệu về Google Classroom Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Trao đổi với GV, ngƣời học để tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức các hoạt động nhận thức và ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và hình thức dạy học e-Learning nói riêng trong dạy học vật lí hiện nay. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 13
  17. - Tiến hành thực nghiệm ở trƣờng phổ thông để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động nhận thức trong dạy học, sự hỗ trợ của bài giảng e-Learning và đƣa ra các giải pháp tƣơng ứng. - Dạy thực nghiệm một số tiết theo hƣớng tổ chức các hoạt động nhận thức có sự hỗ trợ của e-Learning. Phương pháp thống kê toán học - Ứng dụng thống kê toán học để xử lí số liệu và trình bày các kết quả thực nghiệm sƣ phạm. 9. Cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA E- LEARNING CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG CHẤT KHÍ - VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC Demo PHỔ THÔNG Version VỚI SỰ - Select.Pdf HỖ TRỢ SDK CỦA E-LEARNING CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2