®¹i häc Quèc gia Hµ Néi<br />
Tr-êng §¹i häc Khoa häc x· héi vµ Nh©n v¨n<br />
<br />
VŨ ĐƯỜNG LUÂN<br />
<br />
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG<br />
(TỪ KHỞI NGUỒN ĐẾN NĂM 1888)<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ<br />
<br />
HÀ NỘI, 2009<br />
<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
VŨ ĐƯỜNG LUÂN<br />
<br />
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢI PHÒNG<br />
(TỪ KHỞI NGUỒN ĐẾN NĂM 1888)<br />
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam<br />
Mã số:<br />
<br />
60.22.54<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
GS.TS NGUYỄN QUANG NGỌC<br />
<br />
HÀ NỘI, 2009<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Sự phát triển của các cảng thị được xem như là một hiện tượng khá phổ biến<br />
trên thế giới giai đoạn sơ kỳ cận đại. Đó là kết quả của sự tương tác và hội nhập<br />
giữa phương Đông và phương Tây; của quá trình kết hợp giữa việc tích luỹ tư bản<br />
chủ nghĩa ở châu Âu với việc khai thác các tài nguyên đầy tiềm năng của các quốc<br />
gia thuộc địa. Hơn thế nữa, cảng thị tự bản thân nó như một tấm gương phản ánh<br />
một cách khá toàn diện những biến đổi về chính trị, cấu trúc kinh tế xã hội khu vực<br />
trong suốt một thời kỳ lịch sử dài. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế<br />
giới, nhiều cảng thị ở châu Á và Đông Nam Á được đã trở thành những trung tâm<br />
điều phối mang tính chất quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu hệ thống các cảng thị sẽ<br />
làm cơ sở cho việc nhận thức và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong quá<br />
khứ và hiện tại.<br />
Với đường bờ biển dài, Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi<br />
cho việc phát triển cơ cấu kinh tế - xã hội hướng biển. Trong những năm gần đây,<br />
dưói tác động của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, việc tìm hiểu các<br />
nguồn lực phát triển kinh tế đất nước ngày càng được đặt ra cấp bách trong đó có<br />
nguồn lực từ vùng biển và đại dương. Có thể nhận thấy trong nhiều văn kiện quan<br />
trọng của chính phủ Việt Nam suốt từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước cho đến<br />
nay, quan điểm phát triển kinh tế biển, đặc biệt là việc xây dựng và phát triển hệ<br />
thống cảng thị ngày càng trở nên rõ ràng và cụ thể.<br />
Nằm ở phía đông vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng là một vùng đất có lịch sử phát triển lâu<br />
dài và từng đóng vai trò cửa ngõ của đất nước qua nhiều thời kỳ. Là một trong những địa<br />
điểm đầu tiên được người Pháp chọn xây dựng cảng ở Đông Dương, Hải Phòng đã chứng<br />
kiến quá trình xâm lược và thực dân hoá cũng như những chuyển biến kinh tế xã hội Việt<br />
Nam thời thuộc địa một cách đầy đủ và toàn diện. Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng<br />
(1945 - 1975), Hải Phòng trở thành cánh cửa nối liền miền Bắc Việt Nam với thế giới bên<br />
ngoài bằng đường biển, góp phần tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu<br />
nước. Từ sau đổi mới cho đến nay, Hải Phòng được coi như một vị trí then chốt trong tam<br />
<br />
giác tăng trưởng kinh tế ở Bắc Bộ và có những đóng góp quan trọng trong quá trình công<br />
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.<br />
Thêm nữa, bản thân quá trình hình thành và phát triển của cảng thị này đã và<br />
đang ẩn chứa nhiều tranh luận. Sự ra đời của thành phố trước đây thường được nhìn<br />
nhận như là một sự thành công trong việc việc khai thác, cải tạo tự nhiên của con người.<br />
Cho đến cuối thế kỷ XIX, người Pháp vẫn tự hào coi Hải Phòng là một trong những phát<br />
hiện lớn và là biểu tượng của quá trình khai hoá văn minh ở Đông Dương. Tuy nhiên,<br />
chính ngay trong giai đoạn xây dựng đầu tiên, một số nhà khoa học và quản lý thực dân<br />
cũng đã bắt đầu tỏ ra hoài nghi về những đánh giá quá mức này.<br />
Trong khoảng gần hai thập niên trở lại đây, vấn đề này lại trở thành một chủ đề<br />
khoa học mới, khi người ta bắt đầu nhận diện một cách đầy đủ hơn những khó khăn để<br />
Hải Phòng có thể thực sự trở thành một hải cảng đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển<br />
kinh tế đất nước trong thời kỳ mới. Cửa ngõ then chốt của cảng Hải Phòng là cửa Cấm<br />
gần như rơi vào tình trạng bị bồi tụ và dần biến mất trong khi nhu cầu vận tải và giao<br />
thông với quy mô lớn ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, hải cảng này cũng đang phải cạnh<br />
tranh quyết liệt với nhiều cảng mới được xây dựng ở vùng đông bắc cả về hiệu quả kinh<br />
tế lẫn khả năng vận tải.<br />
<br />
Với những ý nghĩa đó, nghiên cứu quá trình hình thành cảng thị Hải Phòng<br />
không chỉ đóng góp những nhận thức về sự phát triển của hệ thống cảng thị ở Việt<br />
Nam và Đông Nam Á nói riêng, mà còn có thể đưa đến những luận cứ khoa học<br />
cho việc hoạch định các chính sách cụ thể của vùng đất này trong tương lai.<br />
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br />
Một số xu hướng nghiên cứu về hệ thống cảng thị châu Á<br />
Mặc dù các lý thuyết nghiên cứu về đô thị và đô thị hoá ra đời ở châu Âu từ<br />
cuối thế kỷ XIX, song phải đến những thập niên 50 - 60 của thế kỷ XX và đặc biệt<br />
trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây, nghiên cứu hệ lịch sử hệ thống cảng thị nói<br />
chung và nhất là hệ thống các cảng thị thuộc địa ở phương Đông nói riêng mới<br />
thực sự được quan tâm. Trong khi các nhà sử học phương Tây cố gắng tìm kiếm và<br />
lý giải cội nguồn sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc từ việc nghiên cứu<br />
quá trình hiện đại hoá của các dân tộc từng là thuộc địa thông qua trường hợp của<br />
các cảng thị thì các nhà sử học bản địa lại muốn tìm hiểu nó như một truyền thống<br />
<br />
và cơ sở cho việc xây dựng quốc gia độc lập mới ra đời. Tuy nhiên có một thực tế<br />
phải thừa nhận rằng, việc nghiên cứu hệ thống cảng thị trước tiên và chủ yếu được<br />
thực hiện bởi các nhà sử học phương Tây. Một trong những lý do căn bản được<br />
đưa ra đó là phần lớn những hiểu biết về các cảng thị cho đến hiện nay đều dựa<br />
trên các ghi chép, tài liệu lưu trữ của các quốc gia phương Tây gắn liền với các<br />
hoạt động thương mại, chính trị và sau đó là quá trình thực dân hoá từ thế kỷ XVI<br />
cho đến giữa thế kỷ XX trên phạm vi toàn cầu.<br />
Những nghiên cứu đầu tiên và cụ thể nhất về hệ thống cảng thị châu Á được<br />
bắt đầu từ việc so sánh các đô thị lớn, đặc biệt là hệ thống cảng thị ở Tây Âu và<br />
Trung Quốc của nhà sử học người Mỹ Rhoad Murphey. Luận điểm đáng quan tâm<br />
nhất của ông là hầu hết các cảng thị lớn ở phương Đông nói chung đều được xây<br />
dựng theo mô hình của phương Tây - mô hình xã hội được kế thừa từ các thành thị<br />
Roma cổ đại và được hình thành từ cuối thời kỳ trung đại. Theo ông, những địa<br />
điểm này là trung tâm của sự thay đổi xã hội khu vực1.<br />
Tác giả sau đó đã bổ sung thêm bằng việc chứng minh rằng truyền thống của<br />
các đô thị ở phương Đông và đặc biệt là châu Á bị giới hạn bởi khuôn khổ của các<br />
trung tâm hành chính - chính trị, và khi người châu Âu đến châu Á từ sau các phát<br />
kiến địa lý, họ đã xây dựng hàng loạt các trung tâm thương mại, các cảng thị mới<br />
dựa theo mô hình của Âu châu. Cuối cùng, chính những trung tâm này là cửa ngõ<br />
để các quốc gia bản địa mở ra thế giới cũng như là một phần quan trọng tạo nên<br />
hình ảnh châu Á trong khoảng ba thế kỷ trở lại đây và đấy chính là những hạt nhân<br />
trong quá trình hiện đại hoá của khu vực này [167,70].<br />
Mặc dù các kết luận của Murphey mới chỉ dựa trên kinh nghiệm của ông ta<br />
ở Ấn Độ và Trung Quốc song nó đã khiến việc tìm hiểu hệ thống cảng thị ở Châu<br />
Á như một chủ đề hấp dẫn, tạo ra xu hướng nghiên cứu cảng thị qua từng trường<br />
hợp cụ thể. Điều này góp phần kiểm chứng lại những nhận định của Murphey trên<br />
<br />
1<br />
<br />
Xin xem thêm Rhoads Murphey, The City as a Center of Change: Western Europe and China, Annals of the<br />
Association of American Geographer, Vol.44, No.4, 1954, pp.349 - 362, Shanghai: Key to Modern China,<br />
Cambridge, Masachusset, 1953; The Outsiders: The Western Experience in India and China, The University of<br />
Michigan, Ann Arbor, 1977<br />
<br />