Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng khử trùng của vật liệu bentonite (Tam Bố, Lâm Đồng) gắn nano bạc để ứng dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Chế tạo vật liệu bentonite gắn nano bạc và đánh giá khả năng khử trùng E.coli và Salmonella của vật liệu hướng tới làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Sau đây là tóm tắt của luận văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng khử trùng của vật liệu bentonite (Tam Bố, Lâm Đồng) gắn nano bạc để ứng dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- HOÀNG THỊ MAI NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHỬ TRÙNG CỦA VẬT LIỆU BENTONITE (TAM BỐ, LÂM ĐỒNG) GẮN NANO BẠC ĐỂ ỨNG DỤNG LÀM PHỤ GIA THỨC ĂN CHĂN NUÔI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội, 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- HOÀNG THỊ MAI NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHỬ TRÙNG CỦA VẬT LIỆU BENTONITE (TAM BỐ, LÂM ĐỒNG) GẮN NANO BẠC ĐỂ ỨNG DỤNG LÀM PHỤ GIA THỨC ĂN CHĂN NUÔI Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số: 60520320 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Hoài Châu TS. Ngô Thị Lan Phương Hà Nội, 2015
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Hoàng Thị Mai Giới tính: Nữ Ngày sinh: 22/01/1985 Nơi sinh: Thanh Hóa Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số: 60520320 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hoài Châu, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm KHCNVN TS. Ngô Thị Lan Phương - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại họcQGHN. Tên Luận văn: “Nghiên cứu khả năng khử trùng của vật liệu bentonite (Tam Bố, Lâm Đồng) gắn nano bạc để ứng dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi” 1
- MỞ ĐẦU Bentonite là một loại khoáng sét có thành phần chính là montmorilonite (MMT), có cấu trúc lớp xốp và khả năng trương nở cao. Khoáng chất này có khả năng hấp phụ, trao đổi ion, lọc phân tử, tác dụng tốt lên trạng thái sinh lý của động vật, bình thường hóa các quá trình trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng của vật nuôi và khả năng tiếp thu các chất dinh dưỡng của phụ gia thức ăn (premix), nâng cao sản lượng nuôi, giảm thiểu bệnh và mức độ tử vong. Bằng cách bổ sung chế phẩm Ag/MMT vào thức ăn tổng hợp ứng dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm có thể hạn chế được khả năng nhiễm khuẩn và nấm mốc nguồn thức ăn, góp phần nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi, giảm tỷ lệ chết, nâng cao chất lượng thịt và năng suất chăn nuôi. Do đó, trong khuôn khổ Luận văn này em chọn nội dung nghiên cứu là:“Nghiên cứu khả năng khử trùng của vật liệu bentonite (Tam Bố, Lâm Đồng) gắn nano bạc để ứng dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi”. Mục đích nghiên cứu của Luận văn: Chế tạo vật liệu bentonite gắn nano bạc và đánh giá khả năng khử trùng E.coli và Salmonella của vật liệu hướng tới làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Nội dung nghiên cứu chính của Luận văn gồm có: - Nghiên cứu biến tính bentonite; - Nghiên cứu chế tạo vật liệu bentonite gắn nano bạc; - Đánh giá khả năng khử trùng E.coli và Salmonella của vật liệu bentonite biến tính và bentonite gắn nano bạc. 2
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1.Đặc điểm cơ bản của bentonite 1.1.1. Thành phần khoáng của bentonite 1.1.2. Thành phần hóa học của bentonite 1.1.3. Đặc tính trương nở và hấp phụ của bentonite 1.1.4. Mỏ bentonite Tam Bố 1.2.Các phƣơng pháp tinh chế và biến tính bentonite 1.2.1. Phương pháp tinh chế bentonite 1.2.2. Các phương pháp biến tính bentonite 1.3.Một số vi khuẩn gây bệnh ở vật nuôi 1.3.1. Vi khuẩn E.coli 1.3.2. Vi khuẩn Salmonella 1.4.Ứng dụng của vật liệu bentonite làm phụ gia thức ăn chăn nuôi 1.4.1. Trên thế giới 1.4.2. Ở Việt Nam 3
- CHƢƠNG II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Phƣơng pháp biến tính bentonite 2.2.Các phƣơng pháp xác định đặc tính hóa lý của bentonite 2.2.1. Phương pháp phân tích thành phần khoáng vật 2.2.2. Phương pháp phân tích thành hóa học 2.2.3. Phương pháp xác định bề mặt riêng 2.2.4. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét 2.2.5. Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua 2.3.Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả khử trùng của vật liệu bentonite 2.3.1. Vật liệu 2.3.2. Phương pháp thí nghiệm 2.1. Phƣơng pháp biến tính bentonite 2.1.1. Phương pháp biến tính bentonite bằng axit H2SO4 Cân 20 g các mẫu bentonite đã tinh chế cho vào bình nón 250 ml sau đó dùng ống đong lấy 80 ml dung dịch H2SO4 10%, 20%, 30% cho vào bình nón, đưa hỗn hợp ra đun nóng ở 95-970C có khuấy từ trên máy khuấy từ ra nhiệt trong thời gian 3 giờ. Để nguội dung dịch sau đó đem lọc hút chân không và rửa đến hết SO42–(thử bằng dung dịch BaCl2 1%). Đem huyền phù thu được sấy khô trong tủ sấy ở 1050C trong 7 giờ rồi nghiền nhỏ và rây tới cỡ hạt nhỏ hơn 38 μm. Các mẫu được ký hiệu lần lượt là B.H10, B.H20, B.H30 [2]. 2.1.2. Phương pháp biến tính bentonite bằng dung dịch Na2CO3 4
- Bentonite tinh chế được sấy khô và nghiền mịn sau đó tạo huyền phù 5% trong nước cất bằng cách cân 10 g bentonite đã nghiền mịn cho vào cốc 500 ml cùng 200 ml nước cất hỗn hợp sau đó được khuấy đều bằng máy khuấy và để trưởng nở trong 24 giờ. Sau 24 giờ ngâm khuấy cho bentonite trương nở hoàn toàn, cân một lượng muối cho vào 200 ml dung dịch huyền phù bentonite sao cho nồng độ muối của dung dịch đạt 0,5M; 1M; 1,5M; 2M hoặc 2,5M. Các cốc chứa dung dịch huyền phù bentonite có nồng độ muối khác nhau đều được điều nhiệt ở 700C và khuấy đều bằng máy khuấy với tốc độ 500 vòng/phút trong 24 giờ để các ion kiểm thổ trong MMT trao đổi với ion Na+ tạo thành Na-MMT. Hỗn hợp sau khi đã thực hiện trao đổi ion để lắng, gạn bỏ phần dung dịch trong phía trên, phần huyền phù được li tâm 4000 vòng/phút và rửa đến khi hết ion Cl– (thử với AgCl 1%). Mẫu bentonite sau khi đã được rửa sạch sẽ được sấy 10 giờ tại nhiệt độ 1050C sau đó nghiền nhỏ và đựng vào lọ thủy tinh sạch để tránh hơi nước trong không khí [2]. 2.1.3. Biến tính bentonite bằng LiOH Bentonite tinh chế được sấy khô và nghiền mịn sau đó tạo huyền phù 10% trong nước cất bằng cách cân 20 g bentonite đã nghiền mịn cho vào cốc 500 ml cùng 180 ml nước cất hỗn hợp sau đó được khuấy đều bằng máy khuấy và để trưởng nở trong 24 giờ. Sau 24 giờ ngâm khuấy cho bentonite trương nở hoàn toàn cân một lượng LiOH cho vào 200 ml dung dịch huyền phù bentonite sao cho tỷ lệ khối lượng LiOH: MMT đạt 2; 3; 24% (24% = dung dịch LiOH 1M). Các cốc chứa dung dịch huyền phù bentonite có tỷ lệ 5
- LiOH/MMT khác nhau được điều nhiệt ở 600C và khuấy đều bằng máy khuấy với tốc độ 250 vòng/phút trong 24 giờ để các ion kiểm thổ trong MMT trao đổi với ion Li+ tạo thành MMT–Li. Hỗn hợp sau khi đã thực hiện trao đổi ion được để lắng gạn bỏ phần dung dịch trong phía trên, phần huyền phù li tâm và rửa tới khi dung dịch có pH = 8 – 9 (thử bằng giấy đo pH). Mẫu B.Li sau khi rửa sạch được sấy 48 giờ ở 500C, sau đó nghiền nhỏ và đựng vào lọ thủy tinh sạch để tránh hơi nước trong không khí [2]. 2.1.4. Gắm nano bạc trên bentonite 2.1.4.1. Quá trình hình thành các hạt nano bạc trên MMT Phương trình và sơ đồ hình thành hạt nano bạc xen vào giữa các lớp cấu trúc và trên bề mặt của MMT. Quá trình hình thành nano bạc trên bentonite được biểu diễn trên hình 2.1. Hình 2.1: Sơ đồ hình thành nano bạc gắn trên bentonite 6
- CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1.Thành phần hóa học 3.2.Thành phần khoáng vật học 3.3.Biến tính bentonite bằng H2SO4 3.3.1.Thành phần hóa học của bentonite biến tính axit 3.3.2.Thành phần khoáng vật của bentonite biến tính axit 3.3.3.Cấu trúc bề mặt của bentonite biến tính axit 3.3.4.Đặc điểm cấu trúc và hình thái của bentonite biến tính H2SO4 3.4.Biến tính bentonite bằng Na2CO3 3.4.1.Thành phần hóa học của mẫu bentonite biến tính Na2CO3 3.4.2.Thành phần khoáng vật mẫu bentonite biến tính Na2CO3 3.4.3.Một số đặc trưng của bentonite biến tính Na2CO3 3.4.4.Đặc điểm cấu trúc và hình thái của bentonite biến tính Na2CO3 3.5.Biến tính bentonite bằng LiOH 3.5.1.Thành phần hóa học của bentonite biến tính LiOH 3.5.2.Đặc điểm cấu trúc và hình thái của bentonite biến tính LiOH 3.5.3.Phân bố kích thước hạt của vật liệu bentonite biến tính 3.6.Gắn nano bạc lên bentonite 3.7.Đánh giá khả năng khử trùng của bentonite 3.7.1.Xác định khả năng khử trùng của bentonite dựa trên vòng kháng khuẩn 3.7.2.Xác định vòng kháng khuẩn của bentonite gắn nano bạc với hàm lượng khác nhau 3.7.3.Đánh giá khả năng khử trùng trực tiếp của bentonite 7
- 3.3. Biến tính bentonite bằng H2SO4 3.3.1. Thành phần hóa học của bentonite biến tính axit Phân tích thành phần hóa học của các mẫu bentonite biến tính axit bằng phương pháp huỳnh quang tia X (XRF) (bảng 3.3) có thể thấy rằng thành phần của các oxit đều giảm khi tăng nồng độ axit biến tính. Khi ta nhìn vào kết quả phân tích của 3 mẫu B.H10, B.H20, B.H30, nhận thấy thành phần oxit sắt giảm rất nhiều khi tăng nồng độ axit biến tính, với việc sử dụng axit 30% để biến tính đã làm giảm hàm lượng sắt từ 8,18 % xuống còn khoảng hơn 2%, hàm lượng sắt còn lại được cho là thành trong cấu trúc của MMT. Riêng thành phần SiO2 không bị giảm trong quá trình biến tính bằng axit, điều này cho thấy các ion trong tấm tứ diện không bị hòa tan mà chỉ có một phần ion (Fe3+, Al3+, Mg2+,…) trong tấm bát diện bị hòa tan. 3.3.2. Thành phần khoáng vật của bentonite biến tính axit Hàm lượng MMT trong mẫu biến tính bằng axit giảm mạnh so mẫu tinh chế ban đầu, khi biến tính với axit sunfuric nồng độ 10% hàm lượng MMT giảm từ 53% xuống còn 30%, đặc biệt khi sử dụng axit sunfuric nồng độ 20% và 30% thì hàm lượng MMT giảm xuống dưới 10%. 3.3.3. Cấu trúc bề mặt của bentonite biến tính axit Sau khi biến tính bentonite bằng axit sunfuric thì diện tích bề mặt đều tăng vì việc biến tính axit đã loại bỏ dần các oxit trong bentonite. Sử dụng axit nồng độ càng cao thì diện tích bề mặt càng lớn do việc loại bỏ các oxit diễn ra tốt hơn và quá trinh hòa tan lớp bát diện trong cấu trúc của MMT tăng dần của liều lượng axit và thời gian biến tính. 8
- 3.4. Biến tính bentonite bằng Na2CO3 3.4.1. Thành phần hóa học của mẫu bentonite biến tính Na2CO3 Hàm lượng tương đối cao của natri oxit (Na2O) – 1,505 % trọng lượng, điều này khẳng định tính hiệu quả của việc biến tính đất sét bằng Na2CO3. Thành phần của CaCO3 trong mẫu biến tính tăng nhẹ mà không giảm đi là do ion Ca2+ sau khí bị đẩy ra khỏi sét đã kết tủa thành CaCO3 và lẫn lại trong sét không đi vào dung dịch. Hàm lượng SiO2 giảm đi sau khi biến tính cho thấy một số thành phần thạch anh trong bentionite tinh chế đã tiếp tục được loại bỏ. 3.4.2. Thành phần hóa học của mẫu bentonite biến tính Na2CO3 Kết quả biến tính bentonite bằng Na2CO3 3% đã làm tăng hàm lượng MMT, thành phần thạch anh bị giảm bớt. Việc biến tính bentonite với Na2CO3 đã chuyển bentonite Di Linh từ dạng kiềm thổ sang dạng bentonite kiềm, làm cho khả năng trương nở cũng như khả năng tạo huyền phù lơ lửng trong nước tốt hơn, giúp các hạt thạch anh trong bentonite tách ra và lắng xuống dưới và được loại bỏ. 3.4.3. Một số đặc trưng của bentonite biến tính Na2CO3 Quá trình biến tính đã làm tăng nhẹ diện tích bề mặt và kích thước lỗ xốp của bentonite, có thể quá trình biến tính đã hòa tan một số thành phần oxit lẫn trong sét và bóc tách được một lượng thạch anh bám lẫn trong sét làm cải thiện bề mặt bentonite. 3.5. Biến tính bentonite bằng LiOH 3.5.1. Thành phần hóa học của bentonite biến tính LiOH Quá trình biến tính LiOH cho thấy thành phần các oxit magie, oxit silic và oxit nhôm có sự biến động nhẹ và không 9
- theo quy luật. Nhưng nhìn chung thành phần các oxit này trong bentonite tinh chế (B.TC.TN5/2) và trong trong các loại bentonite biến tính bằng LiOH theo tỷ lệ khác nhau và sấy ở các nhiệt độ khác nhau là không có sự thay đổi lớn. 3.5.1. Đặc điểm cấu trúc và hình thái của bentonite biến tính LiOH Có thể nhận thấy rằng mẫu bentonite biến tính Li trên ảnh SEM có sự khác biệt rất lớn so với mẫu bentonite tinh chế, điều này chứng tỏ quá trình biến tính đã có tác động tới bề mặt của bentonite. Khi nhìn vào ảnh SEM của mẫu tinh chế (hình 3.4) bề mặt sét không được mịn mà xen vào đó có thể là các oxit có trong sét. Khi được hoạt hóa với LiOH 24% và loại bỏ các cặn lắng sau khi hoạt hóa chúng ta có thể thấy ảnh SEM bề mặt của sét B.Li.24% rất phẳng và hầu như không có tạp chất, như vậy quá trình hoạt hóa bằng kiềm LiOH đã giúp làm sạch được một số tạp chất và oxit kim loại lẫn trong MMT. 3.5.3. Phân bố kích thước hạt của vật liệu bentonite biến tính Mẫu bentonite biến tính bằng dung dịch kiềm LiOH 24% (B.Li.24%) có thành phần phân bố cấp hạt bị thu hẹp lại với kích thước hạt nhỏ hơn so với mẫu bentonite tinh chế (bảng 3.10). Kích thước hạt trung bình của các mẫu biến tính bằng các ion kiềm trong khoảng 5 – 6 μm là nhỏ hơn kích thước hạt trung bình của mẫu bentonite tinh chế. 3.6. Gắn nano bạc lên bentonite Kết quả hình 3.5 cho thấy mẫu bentonite tinh chế và xử lý hóa học (lọ đầu tiên bên tay trái) có màu vàng nhạt. Sau khi gắn bạc với các hàm lượng tăng dần (từ trái sang phải) thì màu nâu của các lọ bentonite gắn bạc cũng đậm 10
- dần, với mẫu bentonite gắn 2,5% bạc thì có thể thấy gần như bentonite đã chuyển sang màu đen. Hình 3.5. Màu sắc của các mẫu bentonite gắn bạc với các tỷ lệ khác nhau 3.7. Đánh giá khả năng khử trùng của bentonite 3.7.1. Xác định khả năng khử trùng của bentonite dựa trên vòng kháng khuẩn Khả năng khử trùng E.coli và Salmonella của bentonite tinh chế gắn nano bạc lớn hơn bentonite đã được tinh chế và biến tính bằng Na2CO3, H2SO4 và LiOH gắn nano bạc. Kết quả cũng chỉ ra rằng nano bạc được gắn vào bentonite đã cải thiện đáng kể khả năng khử trùng vi khuẩn đối với Salmonella và E.coli. Kích thước vòng kháng khuẩn của vật liệu trên hình 3.10 c lớn hơn kích thước vòng kháng khuẩn của vật liệu tương ứng trên hình 3.10 d chứng tỏ rằng các loại vật liệu được gắn bạc khử trùng sự phát triển E.coli mạnh hơn khử trùng sự phát triển của Salmonella. 3.7.2. Xác định vòng kháng khuẩn của bentonite gắn nano bạc với hàm lượng khác nhau Các mẫu bentonite gắn 2% bạc trở lên có vòng kháng khuẩn là tốt nhất khi kích thước vòng kháng khuẩn của các mẫu này là từ 3 – 4 mm. Các mẫu có hàm lượng bạc 1 và 1,5% cũng cho thấy hiệu quả kháng khuẩn, nhưng kích thước vòng kháng khuẩn còn rất nhỏ, chỉ từ 1 – 1,5 mm. 11
- Mẫu bentonite tinh chế không gắn bạc không có hiệu quả kháng khuẩn, đối với mẫu bentonite có chứa 0,5% bạc cũng cho thấy hiệu quả, xong hiệu quả kháng khuẩn rất thấp. 3.7.3. Đánh giá khả năng khử trùng trực tiếp của bentonite Biểu đồ biểu diễn khả năng khử trùng Salmonella và E.coli của các loại vật liệu bentonite như sau: Biểu đồ biểu diễn khả năng ức chế của Bentonit với khuẩn Salmonella và E. coli 120.00 Mật độ Salmonella (E.coli) sống sót tính theo hàm logarit (%) 100.00 80.00 60.00 40.00 20.00 0.00 B.T/c B.Na2CO3 B.H B.Li.1M ĐC Salmonella Các loại bentonit E. coli Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn khả năng khử trùng Salmonella và E.coli của các loại vật liệu bentonite Ghi chú: B.T/c, mẫu bentonite tinh chế; B.Na2CO3, mẫu bentonite được tinh chế và biến tính bằng Na2CO3; B.H, mẫu bentonite được tinh chế và biến tính bằng H2SO4; B.Li 1M, mẫu bentonite được tinh chế và biến tính bằng Liti 24%; Đc, mẫu đối chứng. Dễ nhận thấy các loại vật liệu bentonite tinh chế, biến tính khử trùng E.coli tốt hơn Salmonella. Ở nồng độ ban đầu106 cfu/ml, mật độ E.coli và Salmonella sống sót còn lại theo hàm logarit lần lượt là 55 – 65 % và 75 – 80%. Rõ ràng mật độ vi khuẩn sống sót tướng đối cao. Vì vậy, các vật liệu này khó tránh khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn gây 12
- bệnh nếu không được hỗ trợ bởi các tác nhân chống nhiễm khuẩn khác. 3.7.4. Nồng độ khử trùng tối thiểu của bentonite gắn bạc Bentonite tinh chế gắn nano bạc có khả năng khử trùng E.coli mạnh hơn bentonite tinh chế, biến tính bằng Na2CO3, H2SO4 hoặc LiOH gắn nano bạc. Cụ thể, ở nồng độ 106 cfu/ml, 0,1 % (w/w) của bentonite tinh chế có thể tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên, với bentonite được tinh chế và biến tính bằng Na2CO3, H2SO4và LiOH để tiêu diệt hoàn toàn 106 cfu/ml thì lượng bentonite cần thiết cần sử dụng lần lượt là: 0,18%; 0,22% và 0,24% (w/w). Cũng giống như E.coli, khả năng khử trùng Salmonella của các vật liệu tương ứng như sau: B.Tc.Ag > B.Na.Ag > B.H.Ag ~ B.Li.Ag. Để khử trùng hoàn toàn Salmonella ở nồng độ 106 cfu/ml lượng B.TC.Ag cần thiết là 0,2% (w/w). B.Na.Ag cần 0,4 % (w/w). Đối với B.H.Ag và B.Li.Ag là 0.73 % (w/w). 13
- KẾT LUẬN Luận văn đã thực hiện đầy đủ các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Một số kết quả chính thu được như sau: - Bentonite đã được biến tính bằng H2SO4 (20%) sản phẩm thu được có hàm lượng MMT < 10%, kích thước < 10 µm, diện tích bề mặt tăng gần 3 lần, thể tích lỗ xốp tăng gấp đôi. Đối với bentonite đã được biến tính bằng Na2CO3 (3%) sản phẩm thu được có hàm lượng MMT tăng 3%,diện tích bề mặt tăng 4,7 %, thể tích lỗ xốp tăng 8,8%. - Đã chế tạo thành công bentonite gắn nano bạc với hàm lượng 0; 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5% (w/w), kích thước hạt nano bạc thu được từ 30-60 nm. - Kết quả đánh giá khả năng kháng khuẩn của vật liệu bentonite gắn nano bạc cho thấy với hàm lượng nano bạc ≥ 2% thì khả năng kháng khuẩn của vật liệu là tốt nhất, vòng kháng khuẩn từ 3 – 3,5 mm. - Kết quả đánh giá khả năng kháng khuẩn trực tiếp cho thấy với hàm lượng vật liệu 2% trong môi trường thì 20 - 45% vi khuẩn bị tiêu diệt (nồng độ 106 cfu/ml). - Nồng độ ức chế tối thiểu vi khuẩn (nồng độ 106 cfu/ml) của vật liệu bentonite gắn 2% nano bạc thể hiện: Đối với E.coli nồng độ ức chế tối thiểu thể hiện theo thứ tự tăng dần:B.Li.Ag (0,24%) < B.H.Ag (0,22%) < B.Na.Ag (0,18%) < B.TC.Ag (0,1%). Đối với Salmonella nồng độ ức chế tối thiểu thể hiện theo thứ tự tăng dần:B.Li.Ag (0,73%) = B.H.Ag (0,73%) < B.Na.Ag (0,4%) < B.TC.Ag (0,2%). 14
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. Vũ Xuân Bách, Nguyễn Tiến Bào, Hoàng Viết Hạnh, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thị Ngà (2004), “Đánh giá tiềm năng và giá trị sử dụng một số khoáng chất công nghiệp (diatomit, bentonite, kaolin, zeolit) ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phục vụ công-nông nghiệp và xử lý môi trường”, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, trang 161 – 168. 2. Nguyễn Hoài Châu và cộng sự (2015), “Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng nâng cao giá trị sử dụng và xây dựng công nghệ chế biến bentonite Lâm Đồng làm phụ gia thức ăn cho gia cầm”, mã số TN3/C08 thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước KHCN- TN3/11-15 “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên”. 3. Lê Công Hải (1979), “Đặc điểm thành phần vật chất sét bentonite vùng Di Linh” Báo cáo địa chất, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản. 4. Đoàn Sinh Huy (1982), “Báo cáo tìm kiếm tỷ mỉ sét bentonite vùng Tam Bố – Di Linh – Lâm Đồng”, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản. 5. Nguyễn Văn Hải (2014), “Nghiên cứu sử dụng khoáng tự nhiên (bentonite) và phụ phẩm mía đường trong chế biến thức ăn cho bò thịt, ảnh hưởng của chúng đến quá trình simnh trưởng và phát triển”. Báo cáo khoa học 15
- chăn nuôi thú y, phần dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi. NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 202-210. 6. P.C. Hiếu, H.L. Sơn, Trần Văn Hiển (2014), “Nghiên cứu ảnh hưởng của khoáng tự nhiên (bentonite) đến quá trình sinh trưởng và chất lượng thịt (tồn dư kim loại nặng: As, Cd, Pb, Hg) của gà nuôi hướng thịt”. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, phần dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi. NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 190-201. 7. Ngô Sĩ Lương (2005), Khảo sát phương pháp xử lý tăng khả năng hấp phụ các ion kim loại nặng trong nước của khoáng bentonite Việt Nam, Đề tài NCKH, QT, 03.13/Ngô Sĩ Lương,–H: ĐHKHTN, 34 trang. 8. Kiều Quý Nam (1992), Các loại hình khoáng sản sét Tây nguyên, điều kiện thành tạo, tiềm năng và khả năng sử dụng, Luận ánP TS Địa chất – Thư viện Quốc gia Việt Nam. 9. Kiều Quý Nam (2004), “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng sử dụng bentonite Lâm Đồng trong xử lý các nguồn nước ô nhiễm”, Tạp chí Các Khoa học về trái đất, tập 26 (4), trang 486-492. 10. Kiều Quý Nam và Nguyễn Hữu Toàn Phan (2005), “Sử dụng bentonite và diatomit trong xử lý rác thải sinh hoạt và chăn nuôi”, Tạp chí Các Khoa học về trái đất, tập 27 (4), trang 351-355. 11. L.H. Sơn và T.V. Hiển (2008), “Tỷ lệ bổ sung thích hợp và ảnh hưởng của khoáng bentonite đến khả năng sinh sản của vịt đẻ hướng trứng”, Viện Chăn nuôi, Tạp chí KH-CN Chăn nuôi, N14, 1-6 Tiếng Anh 16
- 12. B. A. Bolto, L. Pawlowski, E. & F.N Spon (1987), “Wastewater treatment by ion exchange”, Science of The Total Environment, 280 pp. 13. C. Costa, A. Conte, G.G. Buonocore, M. Lavorgna, M.A. Del Nobile (2012), “Calcium-alginate coating loaded with silver-montmorillonite nanoparticles to prolong the shelf-life of fresh-cut carrots”, Food Research International, vol 48, Issue 1, pages 164-169. 14. C. Fernandes, C. Catrinescu, P. Castilho, P.A. Russo, M.R. Carrott, C. Breen(2007), “Catalytic conversion of limonene over acid activated Serra de Dentro (SD) bentonite”, Applied Catalysis A General, vol. 318, pages 108-120. 15. E. Eren, B.Afsin (2009), “Removal of basic dye using raw and acid activated bentonite samples”, Journal of Hazardous Materials, vol. 166, pp. 830-835. 16. Ewa Sawosz, Marian Binek, Marta Grodzik, Marlena Zielińska, Pawel Sysa, Maciej Szmidt, Tomasz Niemiec, André Chwalibog (2007), “Influence of hydrocolloidal silver nanoparticles on gastrointestinal microflora and morphology of enterocytes of quails”, Archivies of Animal Nutrition, vol. 61, issue 6, pages 444-451. 17. F. Helfferich (1962), Ion exchange, McGraw-Hill series in advanced chemistry, First English Edition. 18. G.E. Christidis, P.W. Scott, A.C. Dunham (1997), “Acid activation and bleaching capacity of bentonites from the islands of Milos and Chios, Aegean, Greece”, Applied Clay Science, vol. 12, pp. 329-347. 17
- 19. H. Babaki, A. Salem, A. Jafarizad (2008), “Kinetic model for the isothermal activation of bentonite by sulfuric acid”, Materials Chemistry and Physics, vol 108, issue 1-3, pages 263–268. 20. Huang Yan-fang et al. (2010), “Sodium-modification of Ca-based bentonite via semidry process”, Journal of Central South University of Technology, vol 17issue 6, pp 1201-1206. 21. Jörn Dau and Gerhard Lagaly (1998), “Surface Modification of Bentonites. II. Modification of montmorillonite with Cationic Poly(ethylene oxides)”, Croatica Chemica Acta 71 (4), 983– 1004. 22. Kamyar Shameli et al. (2010), “Green synthesis of silver/montmorillonite/ chitosan bionanocomposites using the UV irradiation method and evaluation of antibacterial activity”, International Journal of Nanomedicine, vol 5, pages 875-887. 23. Kamyar Shameliet al. (2011), “Synthesis of silver nanoparticles in MMT and their antibacterial behavior”, International Journal of Nanomedicine, vol. 6, pp. 581– 590. 24. L. Blomberg, A. Henriksson, & P. L. Conway (1993), “Inhibition of adhesion of Escherichia coli K88 to piglet ileal mucus by Lactobacillus spp”, Applied and Environmental Microbiology, 59 (1), pp. 34–39. 25. Mansor Bin Ahmad, Jenn Jye Lim, Kamyar Shameli, Nor Azowa Ibrahim and Mei Yen Tay (2011), “Synthesis of Silver Nanoparticles in Chitosan, Gelatin and Chitosan/Gelatin Bionanocomposites by a Chemical 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn