intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tình hình khai thác và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc quý tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa

Chia sẻ: Hà Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

91
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về thành phần loài, sự phân bố cũng như các yếu tố tác động đến thực vật làm thuốc từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc quý tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tình hình khai thác và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc quý tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> HỒ THỊ THU PHƯƠNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ<br /> ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN<br /> MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC QUÝ TẠI KHU BẢO TỒN<br /> THIÊN NHIÊN BÀ NÀ NÚI CHÚA<br /> <br /> Chuyên ngành<br /> Mã số<br /> <br /> :<br /> :<br /> <br /> SINH THÁI HỌC<br /> 60.42.01.20<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ KIM THOA<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Võ Châu Tuấn<br /> Phản biện 2: TS. Chu Mạnh Trinh<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp Thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 26<br /> tháng 12 năm 2015.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng;<br /> - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh<br /> giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú, đa dạng sinh vật,<br /> trong đó độ đa dạng về cây cỏ khoảng 10.386 loài thực vật có mạch đã<br /> được xác định, dự đoán có thể tới 12.000 loài, trong số này, nguồn tài<br /> nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%.<br /> Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến,<br /> đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho cộng đồng địa<br /> phương trong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra có giá trị bảo tồn nguồn<br /> gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học.<br /> Trong những năm gần đây, dưới áp lực của phát triển kinh tế và<br /> sự bùng nổ dân số nên nguồn tài nguyên rừng nói chung, cây thuốc nói<br /> riêng đang bị suy thoái nghiêm trọng. Những cây thuốc có giá trị được<br /> thương mại hóa, cung cấp cho những công ty dược phẩm với giá thành<br /> ngày càng cao. Do vậy, chúng đang bị khai thác cạn kiệt, những cây ít<br /> giá trị hoặc chưa được nghiên cứu cũng bị tàn phá nhường chỗ cho việc<br /> sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu gây<br /> trồng cây thuốc còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị<br /> trường cũng là nguy cơ rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cây<br /> thuốc tự nhiên.<br /> Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà có giá trị với nhiều loài động,<br /> thực vật quí hiếm, với 795 loài thuộc 487 chi và 134 họ của 4 ngành<br /> thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất - Lycopodiophyta, ngành<br /> Dương xỉ - Polypodiophyta ngành Thông - Pinophyta và ngành Mộc lan<br /> - Magnloliopphyta, trong đó có rất nhiều cây thuốc quý như Ba gạc<br /> (Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill); Khôi tía (Ardisia silvestris Pit);<br /> <br /> 2<br /> Dây tiết gà (Sargentodoxa cunea (Oliv.) Rehd) ; Thiên niên kiện<br /> (Homalomena occulta (Lour.) Schott); Cây dầu nóng (Ostryopsis<br /> davidiana<br /> <br /> Decaisne,<br /> <br /> Bull.<br /> <br /> Soc. Bot),<br /> <br /> Cây ươi<br /> <br /> (Scaphium<br /> <br /> macropodium (Miq.) Beumée). Với nhu cầu sử dụng các loài dược liệu<br /> làm thuốc ngày càng tăng, khai thác liên tục trong nhiều năm không chú<br /> ý tới gây trồng, cộng với nhiều nguyên nhân khác đã làm cho nguồn tài<br /> nguyên dược liệu bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước<br /> nguy cơ bị tuyệt chủng.<br /> Trong công tác điều tra cây thuốc tại Bà Nà được trạm nghiên<br /> cứu dược liệu thuộc Sở Y tế Đà Nẵng tiến hành từ tháng 7/1983, kết quả<br /> đã thống kê được 251 loài cây làm thuốc thuộc 89 họ thực vật, phân bố ở<br /> các độ cao khác nhau. Đến nay, sau hơn 30 năm cũng chưa có một đợt<br /> tái điều tra nào về sự biến đổi cũng như hiện trạng tài nguyên cây thuốc<br /> tại khu vực này, các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cũng chưa<br /> tương xứng với tiềm lực đang có.<br /> Tri thức và kinh nghiệm truyền thống sử dụng cây thuốc của các<br /> dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số đang có xu hướng bị lãng quên. Số<br /> lượng các ông lang, bà mế dân tộc ít người giảm nhanh, đặc biệt các<br /> tầng lớp thanh niên hầu như không thiết tha với học hỏi kinh nghiệm y<br /> học từ người cao tuổi. Riêng cộng đồng người Cơtu ở huyện Hòa Vang<br /> có khoảng gần 1000 người, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào tài<br /> nguyên rừng, sinh sống tập trung ở các thôn Giàn Bí, Tà Lang thuộc xã<br /> Hòa Bắc và thôn Phú Túc xã Hòa Phú, đây đều là những khu vực thuộc<br /> vùng đệm có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học. Cộng đồng người<br /> Cơ Tu có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng cây thuốc, do vậy song<br /> song với việc bảo tồn cây thuốc, thì việc bảo tồn tri thức bản địa liên<br /> quan đến việc sử dụng cây thuốc là điều hết sức cần thiết.<br /> Để góp thêm những hiểu biết khoa học nhằm bảo tồn tiến đến<br /> <br /> 3<br /> sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc, việc nghiên cứu về tình trạng<br /> bảo tồn loài trong tự nhiên là rất cần thiết. Xuất phát từ những thực thực<br /> tế đó chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình khai thác và đề<br /> xuất giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc quý tại khu<br /> bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa”.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Trên cơ sở nghiên cứu về thành phần loài, sự phân bố cũng<br /> như các yếu tố tác động đến thực vật làm thuốc từ đó đề xuất giải<br /> pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc quý tại khu bảo tồn<br /> thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng: Các loài thực vật bậc cao phân bố trong môi<br /> trường tự nhiên được người dân sử dụng làm thuốc tại khu bảo tồn<br /> thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa.<br /> Phạm vi nghiên cứu:<br /> + Xã Hòa Ninh: Khảo sát thành phần loài<br /> + Xã Hòa Ninh, Hòa Phú và Hòa Bắc: Điều tra tri thức bản<br /> địa<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh từ google Earth để kiểm<br /> tra các trạng thái rừng.<br /> - Phương pháp kế thừa tài liệu<br /> - Phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa<br /> - Phương pháp điều tra phỏng vấn<br /> - Phương pháp phân loại thực vật<br /> - Phương pháp nghiên cứu đánh giá định lượng tài nguyên đa<br /> dạng sinh học<br /> - Phương pháp đánh giá mức độ đe dọa<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2