intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phương trình hàm Cauchy cộng tính và tính ổn định

Chia sẻ: Dien_vi09 Dien_vi09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nghiên cứu các tính chất của hàm cộng tính và mối liên hệ giữa hàm cộng tính với phương trình hàm Cauchy cộng tính; nghiên cứu tính ổn định của phương trình hàm Cauchy cộng tính. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phương trình hàm Cauchy cộng tính và tính ổn định

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> NGUYỄN THANH THẢO<br /> <br /> PHƯƠNG TRÌNH HÀM CAUCHY<br /> CỘNG TÍNH VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH<br /> <br /> Chuyên ngành : Phương pháp Toán sơ cấp<br /> Mã số: 60.46.01.13<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. CAO VĂN NUÔI<br /> <br /> Phản biện 1: PGS. TSKH Trần Quốc Chiến<br /> Phản biện 2: GS. TSKH Nguyễn Văn Mậu<br /> <br /> Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng<br /> 8 năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Trường Đại Học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Lý thuyết về phương trình hàm là một lĩnh vực được ra đời và<br /> phát triển mạnh mẽ trong lịch sử của ngành Giải tích Toán học.<br /> Trong đó, phương trình hàm Cauchy là một trong những dạng<br /> phương trình hàm cơ bản, đóng vai trò nòng cốt về phương pháp luận<br /> cũng như phương pháp giải cho hầu hết các dạng toán liên quan.<br /> A.M. Legendre được xem như là người đầu tiên đưa ra lời giải của<br /> phương trình hàm Cauchy, đồng thời cũng là người khởi nguồn cho<br /> việc nghiên cứu về lớp hàm cộng tính. Có thể thấy tính chất của hàm<br /> cộng tính có mối liên hệ chặt chẽ đến cách xác định lời giải của<br /> phương trình hàm Cauchy cộng tính. Vì vậy việc nghiên cứu các tính<br /> chất của hàm cộng tính có ý nghĩa quan trọng trong lý thuyết của<br /> phương trình hàm Cauchy nói riêng và phương trình hàm nói chung.<br /> Bên cạnh một số cách tiếp cận phương trình hàm như: nghiên<br /> cứu định tính (xác định một số đặc trưng của hàm số) hoặc nghiên<br /> cứu định lượng (ước lượng số nghiệm, xác định các dạng nghiệm cụ<br /> thể), nghiên cứu nghiệm địa phương, nghiệm toàn cục, xác định<br /> nghiệm liên tục hay gián đoạn... thì tính ổn định nghiệm của phương<br /> trình hàm cũng là một trong số những hướng nghiên cứu chính khi<br /> tiếp cận phương trình hàm.<br /> Chính vì tất cả các lí do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Phương trình<br /> hàm Cauchy cộng tính và tính ổn định” để nghiên cứu.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> – Nghiên cứu các tính chất của hàm cộng tính và mối liên hệ giữa<br /> hàm cộng tính với phương trình hàm Cauchy cộng tính.<br /> <br /> 2<br /> – Nghiên cứu tính ổn định của phương trình hàm Cauchy cộng<br /> tính.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phương trình hàm Cauchy cộng tính.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tính chất của hàm cộng tính và tính ổn<br /> định của phương trình hàm Cauchy cộng tính.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> – Cơ bản sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (sách, các bài<br /> báo khoa học và các tài liệu trên internet có liên quan đến đề tài của<br /> luận văn) để thu thập thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, làm<br /> rõ các vấn đề có trong đề tài.<br /> – Nghiên cứu các tài liệu thu thập được, tổng hợp và hệ thống lại,<br /> đồng thời trao đổi, thảo luận, tham khảo ý kiến của Thầy hướng dẫn,<br /> của chuyên gia và của các đồng nghiệp.<br /> 5. Nội dung<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì<br /> nội dung luận văn gồm hai chương<br /> Chương 1. Phương trình hàm Cauchy cộng tính<br /> Chương 2. Tính ổn định của phương trình hàm Cauchy cộng tính.<br /> <br /> 3<br /> CHƯƠNG 1<br /> PHƯƠNG TRÌNH HÀM CAUCHY CỘNG TÍNH<br /> 1.1. GIỚI THIỆU<br /> Sự nghiên cứu về hàm cộng tính bắt nguồn từ A.M. Legendre –<br /> người đầu tiên tìm cách xác định lời giải của phương trình hàm<br /> Cauchy<br /> f ( x + y )= f ( x) + f ( y )<br /> <br /> với mọi x, y ∈ . Đến năm 1821, A.L. Cauchy bắt đầu đề xuất những<br /> nghiên cứu có tính hệ thống về phương trình hàm Cauchy cộng tính<br /> trong sách Cours d’Analyse của mình. Hàm cộng tính chính là<br /> nghiệm của phương trình hàm Cauchy cộng tính nêu trên. Vì vậy<br /> trong chương này, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu về hàm cộng<br /> tính.<br /> Đầu tiên ta định nghĩa như thế nào là một phương trình hàm. Sau<br /> đó xem xét phương trình hàm Cauchy cộng tính và chỉ ra rằng những<br /> hàm cộng tính liên tục hoặc khả tích địa phương là tuyến tính. Hơn<br /> nữa, chúng ta nghiên cứu dáng điệu của các hàm cộng tính phi tuyến<br /> không liên tục, từ đó chỉ ra rằng chúng biểu hiện một dáng điệu rất<br /> lạ: đồ thị của chúng trù mật trong mặt phẳng. Tiếp theo, chúng ta đề<br /> cập một cách ngắn gọn về cơ sở Hamel và ứng dụng của nó trong<br /> việc xây dựng lớp hàm cộng tính không liên tục. Chúng ta cũng sẽ<br /> xem xét dưới những tiêu chuẩn khác để nghiệm của phương trình<br /> hàm Cauchy cộng tính là tuyến tính. Bên cạnh đó, chương này cũng<br /> sẽ đề cập đến một số hàm cộng tính phức tạp khác. Kết thúc chương<br /> là tập hợp các nhận xét, nơi chúng ta nêu ra một số vấn đề mở rộng<br /> và phát triển liên quan tới phương trình hàm Cauchy cộng tính.<br /> 1.2. PHƯƠNG TRÌNH HÀM<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0