intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính

Chia sẻ: Bautroibinhyen24 Bautroibinhyen24 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu diễn ngôn truyện kể trong Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính nhìn từ phương diện người kể chuyện; diễn ngôn truyện kể trong Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính nhìn từ phương thức tổ chức không - thời gian trần thuật,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> PHAN VĨ PHƯƠNG UYÊN<br /> <br /> DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ TRONG<br /> TIỂU THUYẾT ĐÊM THÁNH NHÂN CỦA<br /> NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH<br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số:<br /> 60 22 01 21<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> Đà Nẵng, Năm 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH TRƯỜNG<br /> <br /> Phản biện 1: TS. NGUYỄN KHẮC SÍNH<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. HỒ THẾ HÀ<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học<br /> Đà Nẵng vào ngày 5 tháng 12 năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> 1.1. Trong khoa học nghiên cứu văn học, diễn ngôn truyện kể<br /> đã trở thành hệ thống lí thuyết được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình<br /> quan tâm. Tiếp nhận tác phẩm văn học theo quan niệm diễn ngôn<br /> truyện kể không đơn thuần chỉ nghiên cứu trên bề mặt mà “độ rơi” của<br /> nó chính là vấn đề ngoài và sau văn bản. Điều này hứa hẹn mở ra<br /> những chiều kích trong lí giải và khám phá “cái khác” từ nhiều điểm<br /> nhìn tham chiếu. Vận dụng lí thuyết diễn ngôn truyện kể trong khảo<br /> sát văn bản nghệ thuật không ngoài mục đích đi đến khẳng định giá trị<br /> của tác phẩm cũng như tài năng và phong cách của nhà văn.<br /> 1.2. Với sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật, Nguyễn Đình<br /> Chính đã tạo dựng thành công những lớp diễn ngôn khác nhau cho<br /> đứa con tinh thần của mình. Theo đó, từ quyền năng trần thuật của<br /> người kể chuyện là những biến thể diễn ngôn dẫn dụ người đọc đi vào<br /> những “mê lộ” của một thế giới đa sắc màu – thế giới thực/ phi thực;<br /> thế giới của sự đổ vỡ, đứt gãy nhưng vẫn thấm đẫm tình yêu thương<br /> đồng vọng trong sâu thẳm mỗi bản thể người.<br /> 1.3. Nghiên cứu diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết Đêm<br /> thánh nhân còn giúp chúng tôi hướng tới đánh giá những thành công<br /> trong kĩ thuật viết của nhà văn. Đó là những sáng tạo nghệ thuật được<br /> chuyển hóa linh hoạt thông qua đường dẫn không – thời gian trần<br /> thuật; là tính đa thanh trong giọng điệu và phương thức tổ chức lời<br /> trần thuật hấp dẫn. Đi vào khám phá những bình diện nghệ thuật này<br /> sẽ góp phần vào khẳng định tài năng của người nghệ sĩ trong hành<br /> trình sáng tạo nghệ thuật. Đây cũng là một trong những lý do nữa<br /> khiến cho chúng tôi chọn “Diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết Đêm<br /> Thánh nhân của Nguyễn Đình Chính” làm đề tài luận văn.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2. Lịch sử vấn đề<br /> 2.1. Từ những bài viết nhận diện về hành trình sáng tạo<br /> Trong bài viết Nguyễn Đình Chính, kẻ mang bố ra đùa, Đỗ<br /> Minh Tuấn đã cho bạn đọc biết đến chân dung Nguyễn Đình Chính từ<br /> tinh thần đến sự nghiệp sáng tác. Nhà văn Hòa Vang trong bài Chính<br /> mía ở Đêm thánh nhân đã chia sẻ với bạn đọc về những cảm nhận của<br /> mình khi đọc Đêm thánh nhân. Tác giả Đặng Tiến với công trình<br /> nghiên cứu Một thành tựu của văn chương huyền ảo đã phân tích sâu<br /> sắc giá trị mà Đêm thánh nhân mang lại. Ngoài ra còn có Hoàng Hữu<br /> Các trong Trò chuyện với Đêm Thánh nhân cho rằng Đêm thánh nhân<br /> là một cuốn tiểu thuyết in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của tác của<br /> nhà văn.<br /> 2.2. Đến những công trình, bài viết nghiên cứu có tính<br /> gợi mở<br /> Đến với tiểu thuyết Đêm thánh nhân, đã có không ít những<br /> bài viết đề cập đến các yếu tố liên quan đến nghệ thuật xây dựng diễn<br /> ngôn truyện. Có thể nhắc đến Đặng Tiến trong bài viết Một thành tựu<br /> văn chương kỳ ảo với nhận diện về cái độc đáo của tác phẩm ở<br /> phương diện không gian; nhà thơ Văn Cầm Hải trong bài 240 phút<br /> mạo hiểm cùng Nguyễn Đình Chính khai thác nghệ thuật thể hiện<br /> trong tiểu thuyết thông qua đường dẫn không – thời gian tâm lý và kỳ<br /> ảo; hay Thái Phan Vàng Anh với bài nghiên cứu Thời gian trần thuật<br /> trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã đánh giá cao thành công của<br /> tiểu thuyết Đêm thánh nhân trên phương diện nghệ thuật lắp ghép,<br /> đồng hiện điện ảnh. Nhìn chung, vấn đề diễn ngôn truyện kể trong<br /> Đêm Thánh nhân ít nhiều đã được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại<br /> ở những nhận định có tính khái quát. Tuy nhiên, đây là những gợi ý<br /> quý báu cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu triển khai luận văn này.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Diễn ngôn truyện kể<br /> trong tiểu thuyết Đêm Thánh nhân của Nguyễn Đình Chính”.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi khảo sát của luận văn là tiểu thuyết Đêm thánh nhân<br /> do Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội xuất bản năm 2008.<br /> Trong luận văn, chúng tôi còn khảo sát một số tiểu thuyết của<br /> các tác giả khác có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Trong luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp<br /> nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, phân loại; Phương pháp phân<br /> tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh, đối chiếu, Phương pháp hệ<br /> thống và Phương pháp sử dụng lý thuyết tự sự học.<br /> 5. Đóng góp của luận văn<br /> Đây là công trình đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống diễn<br /> ngôn truyện kể trong Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính.<br /> 6. Cấu trúc luận văn<br /> Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung<br /> chính của luận văn được triển khai trong 3 chương:<br /> Chương 1. Diễn ngôn truyện kể trong Đêm thánh nhân của<br /> Nguyễn Đình Chính nhìn từ phương diện người kể chuyện<br /> Chương 2. Diễn ngôn truyện kể trong Đêm thánh nhân của<br /> Nguyễn Đình Chính nhìn từ phương thức tổ chức không - thời gian<br /> trần thuật<br /> Chương 3. Diễn ngôn truyện kể trong Đêm thánh nhân của<br /> Nguyễn Đình Chính nhìn từ phương thức tổ chức lời trần thuật và<br /> giọng điệu trần thuật<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0