intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn: Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam giai đoạn 1955-1965

Chia sẻ: Bautroibinhyen24 Bautroibinhyen24 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

101
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu về cái tôi trữ tình và bối cảnh xuất hiện cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam giai đoạn 1955-1965; những đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam giai đoạn 1955-1965, nghệ thuật biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam giai đoạn 1955-1965.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn: Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam giai đoạn 1955-1965

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> VŨ THỊ HƢƠNG<br /> <br /> HÌNH TƢỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG<br /> THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 - 1965<br /> <br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số:<br /> 60 22 01 21<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> Đà Nẵng, Năm 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NGỌC THU<br /> <br /> Phản biện 1: TS. BÙI BÍCH HẠNH<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. HỒ THẾ HÀ<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn<br /> tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại<br /> học Đà Nẵng vào ngày 5 tháng 12 năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu thơ từ lâu đời.<br /> Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam<br /> Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra một thời đại mới cho lịch sử<br /> dân tộc và lịch sử văn học nước nhà.<br /> Nhìn lại tiến trình phát triển của nền văn học hiện đại<br /> Việt Nam, thơ ca luôn là dòng chảy lưu giữ ký ức về cuộc sống và<br /> tâm hồn dân tộc qua từng chặng đường lịch sử. Nối tiếp truyền<br /> thống thơ ca kháng chiến chống Pháp (1946-1954), thơ ca Việt<br /> Nam giai đoạn 1955 - 1975 đã ra đời và phát triển trong một hoàn<br /> cảnh lịch sử đặc biệt mà chặng đường 1955-1965 là giai đoạn<br /> chuyển tiếp, giai đoạn “bản lề” giữa thơ ca thời kỳ chống Pháp và<br /> cao trào thơ ca thời chống Mĩ, cứu nước trên cả hai miền Nam<br /> Bắc (1965-1975) trong công cuộc dựng xây và ra trận giành thống<br /> nhất nước nhà.<br /> Đặc trưng của thế giới nghệ thuật thi ca là sự thể hiện<br /> hình tượng nhân vật cái tôi trữ tình. Tìm hiểu hình tượng cái tôi<br /> trữ tình trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1955-1965 không chỉ để<br /> hiểu về bản chất của thơ ca mà còn để hiểu thêm một chặng<br /> đường lịch sử tâm hồn của dân tộc. Vì cho đến ngày nay, sau 40<br /> năm đất nước thống nhất, thời gian hơn nửa đời người, quá khứ có<br /> thể phôi pha, chúng ta có thể quên lãng nhiều điều nhưng không<br /> thể quên một thời kỳ đau thương mà vô cùng cao cả - thời kì đấu<br /> tranh để non sông nối liền một dải, Bắc - Nam sum họp một nhà.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Những trang thơ ấy, mỗi lần đọc lại vẫn gợi bao xúc động, với<br /> những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng.<br /> Do đó, việc đi sâu nghiên cứu đề tài này cũng là một dịp<br /> để hiểu thêm vẻ đẹp đau thương mà hào hùng của đời sống dân<br /> tộc trong những năm tháng không thể nào quên ấy. Đồng thời,<br /> tiếp cận đề tài này còn có ý nghĩa thiết thực giúp ích cho việc dạy<br /> học thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường hiện nay.<br /> 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu<br /> 2.1. Những bài viết nổi bật có liên quan gián tiếp đến<br /> đề tài<br /> Trước hết là bộ sách “Nhà văn Việt Nam (1945-1975)”,<br /> gồm hai tập, của Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức do Nxb Đại học<br /> và Trung học chuyên nghiệp ấn hành năm 1979. GS Hà Minh Đức<br /> đã nêu nhận xét về thơ Việt ở chặng đường 1954-1964 như sau:<br /> “Cảm hứng về đất nước anh hùng, tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu<br /> đẹp vẫn là cảm hứng chủ đạo trong thơ ca suốt một giai đoạn<br /> mới. Trong thơ ca có tiếng nói da diết nhớ thương về tình cảnh<br /> đất nước còn bị chia cắt hai miền.”[9, tr.117].<br /> Các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác, Trần Hữu<br /> Tá, trong giáo trình Văn học Việt Nam (1945-1975), Tập I, Nxb<br /> Giáo dục, 1983, khi nhìn lại chặng đường văn học 1954-1964<br /> cũng đã có những trang đề cập đến thành tựu và đặc điểm của thơ<br /> ca. [34, tr 79;93].<br /> Công trình Nhà thơ Việt Nam hiện đại của Viện Văn học,<br /> Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984 đã tuyển chọn và giới thiệu<br /> 32 gương mặt nhà thơ Việt Nam hiện đại. Qua đó cũng có thể<br /> giúp cho người đọc nhận diện gương mặt cái tôi trữ tình qua từng<br /> <br /> 3<br /> <br /> chặng đường thơ Việt Nam hiện đại trong đó có nhắc đến chặng<br /> đường 1955-1965.<br /> Khi tìm hiểu Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam<br /> 1945-1975 (Nxb Giáo dục, 2000) của tác giả Vũ Duy Thông đã<br /> khảo sát thơ qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế<br /> quốc Mĩ. Qua cách tiếp cận của tác giả và nhất là qua phần tuyển<br /> thơ, người đọc cũng có thể cảm nhận được phần nào về cái tôi trữ<br /> tình ở chặng đường thơ giai đoạn 1955-1965.<br /> Công trình Nhìn lại một chặng đường văn học của tác<br /> giả Trần Hữu Tá, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,2000, giúp thêm<br /> cách tiếp cận với cái tôi trữ tình của các nhà thơ trong phong trào<br /> yêu nước của trí thức và thanh niên, học sinh, sinh viên ở đô thị<br /> miền Nam nước ta giai đoạn 1955-1975.<br /> Năm 2001, trong cuốn Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam,<br /> Nxb Giáo dục, Hà Nội, Mã Giang Lân đã có một chương viết<br /> riêng về đặc điểm chung của thơ Việt Nam hiện đại ở giai đoạn<br /> 1954-1964.<br /> Những thế giới nghệ thuật thơ là một công trình<br /> nghiên cứu có giá trị của Trần Đình Sử (Nxb Giáo dục - Hà<br /> Nội, 1997). Khi viết về thơ 1955 - 1975, tác giả đã có những<br /> nhận xét rất xác đáng về nghệ thuật thơ cách mạng: Về mặt nghệ<br /> thuật, thơ cách mạng đã sáng tạo ra một thế giới sử thi độc<br /> đáo [42, tr.100].<br /> Trong chuyên luận Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt<br /> Nam (1945-1995), Nxb Khoa học xã hội (1999), tác giả Vũ Văn<br /> Sĩ đã nhận định Thơ trữ tình Cách mạng Việt Nam là linh hồn của<br /> thơ Việt Nam thế kỷ XX … Nhu cầu bộc lộ mình trong sự kiện,<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2