Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
lượt xem 4
download
Mục tiêu chung của đề tài "Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế" là nhằm đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tạị NHTM cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
- BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN NGUYỄN THỊ THIÊN THANH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Quảng Ngãi - 2021
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn KH: PGS, TS Lâm Chí Dũng Phản biện 1: TS Hồ Hữu Tiến Phản biện 2: TS Lê Văn Khâm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 15 tháng 01 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện trường Đại học Tài chính – Kế toán
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta hiện nay, NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa thể hiện vai trò trung gian trong quá trình luân chuyển vốn, vừa là nhà đầu tư, vừa là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế xã hội, giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các NHTM ngày càng tăng cường các hoạt động nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường, tuy nhiên hoạt động truyền thống và quan trọng nhất đối với mỗi NHTM là hoạt động huy động vốn qua nhiều hình thức trong đó có hoạt động huy động TGTK từ các cá nhân và tổ chức. Đây là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các hoạt động còn lại, có vai trò quyết định đến kết quả kinh doanh của mỗi ngân hàng. Về phương diện vĩ mô, để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, nước ta cần phải có các chính sách nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Ở nước ta, thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh mẽ do vậy lượng vốn huy động bằng con đường tài chính trực tiếp thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác còn rất nhỏ so với nhu cầu vốn của nền kinh tế. Do vậy quá trình tiếp nhận và cung ứng vốn trên thị trường chủ yếu được thực hiện thông qua các NHTM và thị trường tín dụng. Có thể nói ở Việt Nam hơn 80% lượng vốn trong nền kinh tế là do hệ thống ngân hàng cung cấp. Như vậy công tác huy động tiền gửi của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động của ngân hàng nói riêng. Đối với NHTM, nguồn tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn được coi là cốt lõi do tính chất ổn định của nó. Mặc khác, trong tương lai
- 2 NHNN dự định sẽ bỏ trần lãi suất huy động dẫn đến sự cạnh tranh của các Ngân hàng ngày càng gay gắt. Điều này, buộc các ngân hàng phải phân tích, tìm đối sách làm thế nào để cân đối được các kỳ hạn gửi với lãi suất cạnh tranh phù hợp, thu hút được nhiều tiền gửi tiết kiệm, cân đối được các kỳ hạn huy động - cho vay, đảm bảo an toàn vốn, an toàn thanh khoản. Sự phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến được dự báo có nhiều thuận lợi nên sẽ diễn ra sôi động, mạnh mẽ. Điều đó đòi hỏi các NHTM trên địa bàn phải có nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu vay vốn của các cá nhân cũng như doanh nghiệp. Vietinbank Thừa Thiên Huế là 1 trong bốn NHTM có quy mô hàng đầu hiện nay trên địa bàn tỉnh, chính vì vậy việc tìm kiếm các giải pháp khả thi nhằm tối ưu hóa hoạt động huy động tiền gửi nói chung, tiền gửi tiết kiệm nói riêng là yêu cầu cấp thiết của tại chi nhánh. Trong thời gian qua, Chi nhánh Vietinbank Thừa Thiên Huế cũng đã đạt được nhiều kết quả tốt trong công tác huy động vốn, góp phần đáng kể trong thành tựu chung của hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, công tác huy động TGTK vẫn còn những mặt hạn chế nhất định. Vì vậy, cần phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện và đặt công tác huy động này trong tổng thể mục tiêu, kế hoạch chung của chi nhánh và của cả hệ thống trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này. Vì những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nhằm đề xuất các giải pháp có cơ
- 3 sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tạị NHTM cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động huy động TGTK tại NHTM. - Phân tích thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank - Chi nhánh TT Huế từ năm 2018 đến năm 2020. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động TGTK tại Vietinbank - Chi nhánh TT Huế giai đoạn 2022 – 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại của NHTM. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu hoạt động huy động TGTK của dân cư tại NHTM, không đề cập đến huy động qua hình thức phát hành giấy tờ có giá và tài khoản tiền gửi thanh toán cũng như tiền gửi của các tổ chức. - Về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại Vietinbank – CN Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2022 - 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài được thực hiện bằng phương pháp định tính, cụ thể sử
- 4 dụng các phương pháp luận: Phương pháp quy nạp, diễn giải, tổng hợp, đối chiếu - so sánh trong nghiên cứu về lý thuyết - Phương pháp phân tích thống kê: phân tích sự biến động theo thời gian; phân tích cơ cấu; phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch.. - Thu thập thông tin, số liệu từ các báo cáo thường niên năm 2018, 2019 và 2020 và số liệu trên hệ thống của Vietinbank; các thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trên các tạp chí, báo cáo. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở bài, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 3 chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của các NHTM Chương 2: Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6.1. Các bài báo được công bố trên các Tạp chí khoa học 6.2. Các luận văn thạc sỹ có liên quan đến đề tài nghiên cứu CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI CÁC NHTM 1.1 Nguồn vốn của NHTM 1.1.1. Khái niệm và hoạt động cơ bản của NHTM NHTM là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp
- 5 luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với các hoạt động thường xuyên là nhận gửi tiền từ các tổ chức và cá nhân, sử dụng tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và cung ứng các dịch vụ khác theo pháp luật quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. 1.1.2. Khái niệm và phân loại nguồn vốn của NHTM Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do bản thân NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nguồn vốn của NHTM được phân loại như sau: - Vốn chủ sở hữu - Vốn huy động dưới hình thức tiền gửi - Vốn vay phi tiền gửi - Nguồn khác 1.2. Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM 1.2.1. Hoạt động huy động vốn của NHTM Hoạt động huy động vốn là một trong các nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn của NHTM, thông qua việc ngân hàng nhận ký thác và quản lý các khoản tiền gửi từ khách hàng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh của ngân hàng. 1.2.2. Huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM 1.2.2.1. Khái niệm và phân loại 1.2.2.2. Đặc điểm tiền gửi tiết kiệm 1.2.3. Nội dung hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM
- 6 1.2.4.1. Nhân tố bên ngoài NHTM 1.2.4.2. Nhân tố bên trong NHTM 1.3. Nội dung phân tích hoạt động huy động TGTK tại NHTM 1.3.1. Mục tiêu của phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM Việc phân tích hoạt động huy động TGTK là một công việc thường xuyên của các ngân hàng. Công việc này nhằm đạt được các mục tiêu: - Cung cấp một hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh khác nhau của thực trạng hoạt động huy động TGTK của một NHTM. - Trên cơ sở kết quả của những nội dung phân tích, đề xuất các khuyến nghị khả thi nhằm giúp NHTM khắc phục được những hạn chế, hoàn thiện hoạt động huy động TGTK nhằm đạt các mục tiêu trong hoạt động hoạt động huy động TGTK mà ngân hàng đề ra trong từng thời kỳ. 1.3.2. Nội dung cơ bản của phân tích hoạt động huy động TGTK của NHTM - Phân tích bối cảnh môi trường bên ngoài và đặc điểm cơ bản của Ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động huy động TGTK của NHTM. - Phân tích về công tác tổ chức thực hiện quá trình huy động vốn của NH. - Phân tích về các hoạt động NH đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động huy động TGTK - Phân tích kết quả của hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng
- 7 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn nói chung, huy động tiền gửi tiết kiệm nói riêng và phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM. Quy mô, tốc độ của huy động TGTK chịu ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của quốc gia, chính sách đầu tư của nhà nước, tâm lý và thói quen của người dân; chính sách huy động cũng như cách thức, công cụ, biện pháp mà mỗi NHTM tổ chức thực hiện trong việc huy động TGTK. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI VIETINBANK - CN THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát về Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu 2.1.3.1. Về công tác huy động vốn Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2018 - 2020 Năm So sánh 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Chỉ tiêu % % % ± % ± % Tổng nguồn vốn 3.214 100,0 3.413 100 3.668 100 199 6,2 255 7,5 1.Theo loại tiền - VNĐ 3.015 93,8 3.194 93,6 3.436 93,7 179 ,9 242 7,6 - Ngoại tệ quy VNĐ 199 6,2 219 6,4 232 6,3 20 10,1 13 5,9 2.Theo nguồn - Tổ chức 1.644 51,2 1.751 51,3 1.865 50,8 107 6,5 114 6,5 - Tiết kiệm dân cư 1.570 48,8 1.662 48,7 1.803 49,2 92 5,9 141 8,5
- 8 Qua bảng 2.1, cho thấy tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2018 đạt 3.214 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2017. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2019 đạt 3.413 tỷ đồng, tăng 199 tỷ đồng, tương ứng 6,2% so với năm 2018. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2020 đạt 3.668 tỷ đồng, tăng 255 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,5% so với năm 2019. 2.1.3.2. Về công tác tín dụng Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại Vietinbank Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2018 - 2020 Năm So sánh 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Giá Giá trị % Giá trị % % ± % ± % Chỉ tiêu trị Dư nợ 2.673 100,0 2.774 100,0 2.814 100,0 101 3,8 40 1,4 1. - Ngắn hạn 1.665 62,3 1.747 63,0 1.788 63,5 82 4,9 41 2,3 - Trung hạn 54 2,0 67 2,4 93 3,3 13 24,1 26 38,8 - Dài hạn 954 35,7 960 34,6 933 33,2 6 0,6 -27 -2,8 2. Dư nợ không có TSBĐ 21 0,8 19 0,7 18,9 0,7 -2 -9,5 0 -0,5 2.1.3.3. Kết quả chủ yếu của hoạt động kinh doanh - Thu nhập của Chi nhánh tăng trưởng qua 3 năm 2018-2020, tỷ lệ tăng của năm 2019 so với 2018 là 13,3%; năm 2020 so với năm 2019 là 7,9%. Tuy tốc độ tăng của năm 2020 có giảm đi so với tốc độ tăng của năm 2019 nhưng trong bối cảnh những khó khăn của đại dịch, mức tăng như thế cũng rất ấn tượng.
- 9 - Trong cơ cấu thu nhập, khoản mục thu lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng khá cao, trên 50%. Năm 2018 là hơn 59,3 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng vào năm 2019 và hơn 4 tỷ đồng trong năm 2020. Đặc biệt, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đã tăng trưởng rất mạnh, tốc đọ tăng trưởng đều trên 23% Năm So sánh 2020 2019 2018 2019/2018 2020/2019 Chỉ tiêu ± % ± % 1. Thu nhập 101.485 114.943 123.987 13.458 13,3 9.044 7,9 - lãi cho vay 59.383 68.421 72.763 9.038 15,2 4.342 6,3 - lãi tiền gửi 1.245 1.879 2.157 634 50,9 278 14,8 - lãi khác 26.332 28.365 30.801 2.033 7,7 2.436 8,6 - TN DV 3.994 4.194 4.413 200 5,0 219 5,2 - TN ngoại hối 2.245 2.769 3.506 524 23,3 737 26,6 - khác 8.286 9.315 10.347 1.029 12,4 1.032 11,1 2. Chi phí 86.549 99.765 108.002 13.216 15,3 8.237 8,3 - lãi tiền gửi 46.376 54.413 58.297 8.037 17,3 3.884 7,1 - lãi khác 29.032 31.935 35.128 2.903 10,0 3.193 10,0 - HĐ dịch vụ 2.341 3.659 3.836 1.318 56,3 177 4,8 -KD ngoại hối 1.326 1.537 1.698 211 15,9 161 10,5 - khác 7.474 8.221 9.043 747 10,0 822 10,0 3. Lợi nhuận 14.936 15.178 15.985 242 1,6 807 5,3 Qua 3 năm 2018- 2020, cùng với sự gia tăng của thu nhập, lợi nhuận cũng tăng lên qua 3 năm 2018-2020 đạt mức tăng trưởng từ 14,9 đến 15,9 tỷ đồng. Tuy có thể thấy tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng thu nhập. 2.2. Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại
- 10 Vietinbank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Bối cảnh bên ngoài và đặc điểm nội tại của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.2.2. Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh * Về tổ chức bộ máy huy động vốn Theo quy định của Vietinbank hiện tại, tất cả các nhân viên tại ngân hàng và các phòng giao dịch trực thuộc đều phải làm công tác huy động, chỉ ngoại trừ những cán bộ làm công tác kế toán nội bộ. Tỷ trọng nhân lực làm công tác huy động chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nhân lực của ngân hàng qua 3 năm 2018-2020, cụ thể năm 2018 chiếm 65,0%; năm 2019 chiếm tỷ lệ 72,4%; năm 2020 chiếm tỷ lệ 74,4%. 2.2.3. Phân tích các hoạt động mà Chi nhánh đã triển khai nhằm đạt mục tiêu của hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm trong thời gian qua 2.2.3.1. Các hoạt động nhằm tăng quy mô huy động TGTK, đáp ứng hợp lý nhu cầu huy động TGTK. Thực hiện giao khoán chỉ tiêu nguồn vốn đến toàn thể người lao động, các phòng/tổ chuyên môn và gắn trách nhiệm người đứng đầu (đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện của người lao động).. Giám đốc chi nhánh trực tiếp chỉ đạo công tác nguồn vốn ở cơ sở, phân công bộ phận, tổ theo dõi các khoản tiền gửi đến hạn để chủ động làm việc với khách hàng (đặc biệt là các khoản tiền gửi lớn). Cập nhật thông tin cán bộ nhân viên đầy đủ về cán bộ huy động để gắn với dữ liệu về tiền gửi tiết kiệm của khách hàng trên hệ thống.
- 11 2.2.3.2. Các hoạt động thực hiện các chính sách cạnh tranh nhằm phát triển thị phần - Tăng cường hoạt động của bộ máy quản lý và xây dựng nguồn nhân lực huy động vốn có hiệu quả như gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác huy động vốn. - Thực hiện các chính sách nhằm huy động vốn bao gồm: + Chính sách sản phẩm: + Chính sách lãi suất + Chính sách mạng lưới huy động + Chính sách khách hàng và xúc tiến hỗn hợp 2.2.3.3. Thực hiện triển khai các hoạt động kiểm soát chi phí huy động TGTK 2.2.3.4. Các hoạt động triển khai kiểm soát rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy động TGTK: - Công tác kiểm tra kiểm soát rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy động TGTK luôn được chi nhánh quan tâm sát sao. - Kiểm tra kiểm soát rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy động TGTK tại chi nhánh được thực hiện hàng ngày từ các khâu giao dịch viên thực hiện, kiểm soát viên kiểm soát lại các chứng từ giao dịch, thủ tục hồ sơ, kiểm soát cuối ngày; - Kiểm tra công tác quản lý ấn chỉ quan trọng hàng ngày tại quầy của giao dịch viên - Kiểm tra đột xuất công tác an toàn kho quỹ, phổ biến những bài học kinh nghiệm liên quan đến các sự cố ở các NHTM khác. 2.2.3.5. Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ huy động TGTK: Chấn chỉnh thực hiện văn hóa doanh nghiệp về nâng cao tác phong thái độ phục vụ, tính chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng
- 12 nhằm phục vụ khách hàng gửi tiền ngày càng tốt hơn. - Đối với thủ tục gửi tiền, giải quyết khiếu nại, xử lý giao dịch nhanh chóng - Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 2.2.4. Phân tích kết quả hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2018-2020 2.2.4.1. Về quy mô tiền gửi tiết kiệm Bảng 2.4: Quy mô huy động tiền gửi tiết kiệm ĐVT: Tỷ đồng Số dư tiền gửi tiết Tốc độ tăng Tỷ lệ hoàn Năm kiệm cuối kỳ hàng năm (%) thành kế hoạch 2018 3214 8,91 98,1 2019 3414 6,22 92,8 2020 3667 7,41 88 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của VTB Thừa Thiên Huế) Qua bảng số liệu cho thấy, số dư huy động tiền gửi tiết kiệm bình quân của Chi nhánh tăng qua các năm. Tốc độ tăng qua các năm đều đạt trên 6%. Tuy nhiên, bảng 2.4 cũng cho thấy cho thấy qua 3 năm 2018- 2020 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn không đạt 100% so với kế hoạch đặt ra. So với kế hoạch đặt ra thì tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thấp hơn và có xu hướng giảm. 2.2.4.2. Thị phần huy động tiền gửi tiết kiệm Với thị phần trung bình qua 3 năm 2018-2020 trên, dưới 17% Vietinbank thể hiện là một trong những ngân hàng chiếm tỷ trọng HĐV lớn nhất và có đóng góp quan trọng trong việc tăng trưởng
- 13 nguồn vốn huy động của nền kinh tế. Tuy nhiên, diễn biến thị phần huy động TGTK của Chi nhánh có sự sụt giảm nhẹ, mặc dù số dư huy động TGTK vẫn tăng qua các năm: từ chiếm17,6% năm 2018, giảm xuống 17,% năm 2019 và qua năm 2010 giảm còn 17%. Tuy mức sụt giảm về % không lớn nhưng nó cũng là chỉ dấu cho thấy NH vẫn chưa đạt được vị thế cạnh tranh tiềm năng tương xứng với vị thế của một trong 4 NH lớn. 2.2.4.3. Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm 2.2.4.3.1. Theo sản phẩm - Chiếm tỷ trọng cao nhất qua cả 3 năm là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường. Sản phẩm có tỷ trọng cao đứng thứ hai là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm online và có xu hướng tăng qua từng năm. Tuy nhiên, tỷ trọng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng. - Tỷ trọng thấp của một số sản phẩm cũng cho thấy những sản phẩm này chưa thực sự phù hợp với đặc điểm thị trường hoặc cần sự truyền thông, cổ động và hướng dẫn, tư vấn tốt hơn mới được thị trường chấpnhận rộng rãi. 2.2.4.3.2. Theo kỳ hạn - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động dân cư, trong cả 3 năm chiếm trên 97%. - Về cơ cấu kỳ hạn, tỷ trọng chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn (Dưới 12 tháng). Trong cả 3 năm đều chiếm trên 64%. Số còn lại là TGTK có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng (trung hạn). TGTK kỳ hạn trên 60 tháng trong cả 3 năm đều bằng 0%. 2.2.4.3.3. Cơ cấu tiến gửi tiết kiệm theo loại tiền
- 14 Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền ĐVT: % trong tổng số dư huy động Năm Tỷ trọng VND Tỷ trọng ngoại tệ (quy dổi) 2018 93,8 6,2 2019 93,6 6,4 2020 93,7 6,3 Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức huy động tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh. Tỷ trọng này trong cả 3 năm đều đạt xấp xỉ 94% trong cơ cấu vốn huy động. Do ảnh hưởng của dịch bệnh và tỷ giá đồng USD thay đổi liên tục, đặc biệt từ cuối tháng 12/2018 lãi suất huy động USD hạ về 0%, có thể nhìn nhận tại thời điểm hiện tại kênh tiết kiệm VNĐ có ưu thế tương đối so với USD. 2.2.4.3.4. Cơ cấu số dư tiền gửi tiết kiệm theo đơn vị Phòng giao dịch - Chiếm tỷ trọng huy động TGTK cao nhất là tại Hội sở Chi nhánh. Tỷ trọng huy động TGTK qua 3 năm đều đạt trên 15%. - Thứ hai là các đơn vị PGD: Tây Lộc; Gia Hội; Thuận Thành; Nguyễn Huệ với tỷ trọng huy động TGTK 13% đến 15,2% - Thứ ba là các PGD Thuận An, An Dương Vương, Hương Trà; Duy Tân có tỷ trọng huy động TGTK 3,5% đến 10,3% - Phòng Giao dịch có tỷ trọng huy động TGTK thấp nhất là PGD An Dương Vương. Tỷ trọng huy động TGTK qua 3 năm đều dưới 4%. 2.2.4.3.5. Cơ cấu số dư tiền gửi TK theo nhóm KH Nhìn chung, việc phân đoạn khách hàng và áp dụng các chính sách phù hợp đã đem lại kết quả tốt. Số lượng khách hàng quan trọng và khách hàng thân thiết đã tăng lên qua các năm với mức tăng khá ấn tượng. Tỷ trọng số dư huy động của hai nhóm khách hàng trong tổng số dư huy động đã rất cao và khá ổn định, góp phần giữ vững và
- 15 tăng trưởng nền khách hàng của Chi nhánh. Tuy nhiên, cơ cấu khách hàng như thế này chưa thật sự hợp lý và phụ thuộc vào số lượng khách hàng lớn, chỉ một sự biến động nhỏ của nhóm khách hàng này cũng có thể tác động lớn đến tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh. 2.2.4.4. Đánh giá hiệu quả từ hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm Diễn biến chênh lệch lãi suất bình quân qua 3 năm. Chênh lệch lãi suất bình quân có giảm nhẹ từ 1,46% năm 2018 xuống 1,4% năm 2019 và năm 2020. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo chênh lệch thực dương trên 1,4%. 2.2.4.5. Đánh giá chất lượng dịch vụ Theo chỉ đạo chung, Chi nhánh tổ chức thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ mà Chi nhánh cung ứng thông qua hội nghị khách hàng hoặc các đợt khảo sát trực tiếp về các dịch vụ chủ yếu của ngân hàng như tín dụng, tiền gửi, thanh toán và dịch vụ thẻ ATM. Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề chính: Thủ tục hồ sơ, thời gian xử lý hồ sơ, phí, chất lượng tư vấn hỗ trợ, thái độ phục vụ của cán bộ, không gian giao dịch,… 2.3. Đánh giá chung về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế - Tuy tăng trưởng số dư huy động là khá nhưng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch có xu hướng giảm. Thị phần huy động vốn tiền gửi có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ trọng huy động tiền gửi kỳ hạn ngắn vẫn còn rất cao. Đối với kỳ hạn trên 60 tháng, tỷ trọng là 0%. Tỷ trọng số dư huy động tập trung nhiều vào một số loại sản phẩm, trong khi một số sản
- 16 phẩm có tỷ trọng thấp dưới 1%. Huy động tiền gửi chủ yếu vẫn là bằng tiền đồng, số dư huy động phụ thuộc nhiều vào hai nhóm khách hàng quan trọng và KH thân thiết, chất lượng dịch vụ vẫn còn một số mặt hạn chế như lãi suất vẫn còn thiếu tính cạnh tranh… 2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế - Cạnh tranh giữa các Chi nhánh NH trên địa bàn - Tâm lý ngại rủi ro của người gửi tiết kiệm - Cơ chế chính sách động lực chưa thật sự ổn định CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank Việt Nam – Chi nhánhThừa Thiên Huế trong thời gian tới 3.1.1. Định hướng phát triển chung của Vietinbank 3.1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh của Vietinbank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến 3.1.3. Định hướng lớn về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Vietinbank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 3.2.1. Tăng cường hiệu lực các công cụ cạnh tranh nhằm tăng thị phần huy động tiền gửi tiết kiệm Chi nhánh cần tác động đến nhận thức của cán bộ, nhân viên trong toàn chi nhánh cần phải cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ, phong cách phục vụ khách hàng, bằng chính giá trị thương
- 17 hiệu là yếu tố cốt lõi quyết định thành công. Chi nhánh cần vận dụng linh hoạt hơn lãi suất huy động TGTK theo hướng thực hiện chính sách định lãi suất trên cơ sở phân biệt lãi suất theo các tiêu thức: theo kỳ hạn; theo mức độ quan hệ; theo tính chất của sản phẩm; theo quy mô tiền gửi.. Chi nhánh cũng nên tổ chức thường xuyên các chương trình tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi dự thưởng cho riêng địa bàn. 3.2.2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm trên cơ sở đánh giá lại hiệu quả của từng sản phẩm Cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát để vận dụng các sản phẩm huy động tiền gửi có tính đặc thù phù hợp với địa bàn hoạt động của Chi nhánh, dựa trên thế mạnh về mạng lưới, sự am hiểu sâu sát của nhân viên đối với khách hàng. Cần vận dụng một số sản phẩm đáp ứng được khuynh hướng kết hợp dịch vụ gửi tiết kiệm với dịch vụ tín dụng và một số dịch vụ khác để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 3.2.3. Đổi mới hoạt động củng cố thương hiệu, tăng cường các chính sách xúc tiến Marketing phục vụ tốt hơn cho nhu cầu huy động TGTK Trên cơ sở nghiên cứu, định vị thị trường và các đặc điểm cơ bản của khách hàng mục tiêu, Chi nhánh cần tiến hành các công việc sau: - Tăng cường các hoạt động xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu Vietinbank gần gũi với khách hàng, có tính cộng đồng và trách nhiệm xã hội cao, có độ an toàn cao và hoạt động có hiệu quả, đồng hành cùng khách hàng. - Đổi mới công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ huy động vốn tới khách hàng với định hướng làm cho khách hàng biết và sử dụng sản phẩm TGTK của Chi nhánh.
- 18 - Thực hiện các hoạt động tiếp thị trực tiếp (gửi thư, tờ rơi đến từng khách hàng, gửi lời giới thiệu về ngân hàng và sản phẩm dịch vụ huy động tiền gửi tới khách hàng, giải đáp trên truyền thanh, truyền hình, tổ chức các hội nghị khách hàng). Về phương thức tiếp thị khách hàng, cần định hướng lại theo hướng tập trung và chuyên nghiệp hơn thích ứng với từng phân đoạn thị trường. Đối với khách hàng quan trọng, cần ưu tiên tập trung tiếp thị trực tiếp tới các khách hàng. 3.2.4. Khắc phục những hạn chế về chất lượng dịch vụ, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng - Thứ nhất là phong cách giao dịch của giao dịch viên. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng so với một số NHTM cổ phần trên địa bàn, Chi nhánh cần tiếp tục có những cải thiện tốt hơn nữa. - Thứ hai là vấn đề về không gian giao dịch. Chi nhánh cần tăng cường các đầu tư chiều sâu nhằm đáp ứng tốt hơn nữa sự thuận tiện, thoải mái cho khách hàng giao dịch - Thứ ba là vấn đề chăm sóc khách hàng cá nhân nhỏ, lẻ. Theo đó, Chi nhánh cần xây dựng và áp dụng những chính sách chăm sóc khách hàng cá nhân nhỏ, lẻ một cách phù hợp. Tiến hành phân loại khách hàng, thông qua đó có chính sách ưu đãi với các khách hàng truyền thống, khách hàng có tín nhiệm, các ngành nghề cần khuyến khích phát triển, khách hàng xuất nhập khẩu,... Đối với khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích tại Chi nhánh cần có những chính sách ưu đãi về lãi, phí dịch vụ, phí thanh toán hoặc cung cấp thêm dịch vụ bổ trợ miễn phí. Mức lãi, phí… được tính toán cụ thể cho từng loại khách hàng, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa khách hàng và Ngân hàng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 18 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn