Tóm tắt luận văn Thạc sĩ kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài Phát triển công nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh" là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về công nghiệp và phát triển công nghiệp theo hướng CNHHĐH; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp của huyện Châu Thành từ năm 2005-2012 và đề xuất một số giải pháp phát triển công nghiệp của huyện Châu Thành đến năm 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU NGHĨA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2013
- Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 1: TS. LÊ BẢO Phản biện 2: PGS.TS. LÊ QUỐC HỘI Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Châu Thành là một trong 07 huyện, thành phố của tỉnh Trà Vinh. Huyện có tiềm năng phát triển nông nghiệp và công nghiệp như điều kiện thiên nhiên ưu đãi, sản lượng nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, nguồn lao động dồi dào,… Thực tiễn cho thấy, sau hơn 20 mươi năm từ khi tái lập tỉnh Trà Vinh, huyện Châu Thành tập trung phát triển nông nghiệp cũng chỉ “đủ ăn” và bước đầu giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, xóa được đói nghèo; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 600 USD/người/năm; chưa tạo được sự phát triển mạnh mẽ, đột phá. Vì thế, từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X (2011-2016), huyện đã xác định tập trung phát triển công nghiệp trên cơ sở các lợi thế và tiềm năng của huyện để phát triển kinh tế ổn định và ngang bằng với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Để thực hiện quyết tâm nêu trên, công nghiệp huyện Châu Thành cần phát triển theo hướng nào? Với những ngành công nghiệp chủ lực gì? Cần có bước đi, chính sách và giải pháp như thế nào? Đó là vấn đề bức thiết và là câu hỏi lớn đối với những nhà lãnh đạo, quản lý của huyện và sự quan tâm giúp đỡ của các Sở ngành tỉnh, UBND tỉnh. Xuất phát từ đó, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển công nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về công nghiệp và phát triển công nghiệp theo hướng CNH- HĐH; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp của
- 2 huyện Châu Thành từ năm 2005-2012 và đề xuất một số giải pháp phát triển công nghiệp của huyện Châu Thành đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển công nghiệp của một địa phương cấp huyện. - Đề tài nghiên cứu việc phát triển công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu nghiên cứu từ nguồn thống kê, quy hoạch, báo cáo và ý kiến của chuyên gia; các văn bản của Nhà nước; các thông tin trên báo, tạp chí, internet và phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây. - Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp để làm rỏ cơ sở lý luận về chính sách; nhận định, đánh giá số liệu thứ cấp và phân tích thống kê mô tả, so sánh bằng cách sử dụng phần mềm Exel; tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra một số giải pháp về phát triển công nghiệp. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp của một địa phương. Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành. Chương 3: Một số giải pháp về phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành đến năm 2020. 6. Tổng quan nghiên cứu nghiên cứu
- 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG 1.1. KHÁI QUÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm ngành công nghiệp Công nghiệp là quá trình sản xuất ra sản ph m để sử dụng hay để trao đổi trong thương mại và đảm bảo sản ph m đó không vi phạm pháp luật. Về thực chất công nghiệp là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành các sản ph m ho c dịch vụ ở đầu ra. Ta có thể hình dung quá trình này qua sơ đồ sau: Đầu vào Chuyển hóa Đầu ra - Nguồn nhân lực - Nguyên liệu - Công nghệ - Làm biến đổi - Hàng hóa - Máy móc, thiết bị - Tăng thêm giá trị - Dịch vụ - Vốn - Khoa học và công nghệ Sơ đồ 1.1. Quá trình chuyển hóa các yếu tố sản xuất công nghiệp 1.1.2. Đặc trưng chủ yếu của ngành công nghiệp a. Đặc trưng về kỹ thuật sản xuất - Về công nghệ sản xuất: Sản xuất công nghiệp chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ học, lý học, hóa học và quá trình sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước và tính chất của nguyên liệu để làm ra các sản ph m phục vụ sản xuất ho c sinh hoạt. - Về công dụng kinh tế của sản ph m: Sản ph m nông nghiệp chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người và dùng làm nguyên
- 4 liệu cho một số ngành công nghiệp sản xuất; sản ph m công nghiệp có khả năng đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, phát triển khoa học công nghệ của nền kinh tế quốc dân. b. Đặc trưng về kinh tế - xã hội của sản xuất - Về trình độ xã hội hóa sản xuất: Công nghiệp là ngành có trình độ xã hội hóa cao. - Về đội ngũ lao động: Sự phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển đội ngũ lao động công nghiệp. - Về quản lý công nghiệp: Trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, trình độ xã hội hóa ngày càng được nâng cao, phân công lao đông xã hội ngày càng sâu sắc, quản lý quá trình sản xuất công nghiệp được thực hiện hết sức ch t chẽ và khoa học. 1.1.3. Phân loại ngành công nghiệp a. Phân loại theo công dụng kinh tế của sản phẩm b. Phân loại theo phương thức tác động đến đối tượng lao động c. Phân loại theo sự tương đồng về kinh tế - kỹ thuật d. Phân loại theo hình thức sở hữu e. Phân loại theo trình độ trang bị kỹ thuật 1.1.4. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân - Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế. - Công nghiệp thúc đ y nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng CNH-HĐH. - Quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. - Góp phần phát triển lực lượng sản xuất. - Đảm bảo tăng cường tiềm lực quốc phòng.
- 5 1.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG 1.2.1. Khái niệm phát triển công nghiệp Phát triển công nghiệp là quá trình thực hiện phân công lao động xã hội giữa các thành phần kinh tế, tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa các ngành và việc lựa chọn địa điểm, phân bố các doanh nghiệp công nghiệp đáp ứng các yêu cầu giảm tối đa chi phí đầu vào, chi phí tiêu thụ sản ph m, hạ giá thành sản ph m. 1.2.2. Nội dung phát triển công nghiệp a. Phát triển theo chiều rộng ngành công nghiệp * Gia tăng sản lượng và giá trị sản lượng ngành công nghiệp: Sản lượng công nghiệp là kết quả của quá trình sản xuất trong các cơ sở công nghiệp. Nếu tiếp cận theo hướng hàm sản xuất thì mức gia tăng sản lượng công nghiệp phụ thuộc vào số lượng các yếu tố nguồn lực như vốn, lao động và trình độ công nghệ,v.v... Tiêu chí phản ánh sự gia tăng sản lượng công nghiệp và giá trị sản lượng công nghiệp: - Số lượng và mức tăng sản lượng sản ph m nào đó. - Giá trị sản lượng công nghiệp Y = ∑ Pi.Qi (Pi giá sản ph m i và Qi lượng sản ph m i). Mức tăng GTSL công nghiệp của năm t so với năm t-1 = Yt-Yt-1 * Gia tăng số lượng và quy mô các cơ sở sản xuất: Sự phát triển công nghiệp theo chiều rộng có thể diễn ra nhờ nhiều người sản xuất hay doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Tiêu chí để phản ánh: số lượng và mức tăng cơ sở sản xuất. * Gia tăng quy mô các cơ s s n uất: ♦ Quy mô về vốn: Vốn là nhân tố đầu vào quan trọng của doanh nghiệp.
- 6 Tiêu chí phản ánh: - Mức tăng tổng tài sản của doanh nghiệp; - Quy mô và mức tăng vốn của chủ sở hữu với doanh nghiệp; - Tỷ lệ vốn vay/tổng tài sản của doanh nghiệp. ♦ Về nguồn nguyên liệu: Nguyên vật liệu là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Nguyên liệu của ngành công nghiệp được cung cấp từ hai nguồn chính là trong nước và nhập kh u. ♦ Về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp, quyết định quá trình sử dụng, khai thác, tái tạo, phát triển các nguồn lực khác. Tiêu chí phản ánh: - Số lượng và mức tăng lao động của doanh nghiệp; - Cơ cấu lao động của doanh nghiệp. ♦ Về thiết bị và công nghệ: Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp. ♦ Đa dạng hóa sản ph m của ngành công nghiệp: Việc đa dạng hóa các sản ph m tức là quá trình các doanh nghiệp thay đổi cải tiến mẫu mã, tăng thêm tính năng, nâng cấp hay hiện đại hóa sản ph m để có những sản ph m mới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tiêu chí phản ánh đa dạng hóa sản ph m: - Số lượng sản ph m mới hay cải tiến trong kỳ; - Doanh thu từ sản ph m mới. b. Phát triển theo chiều sâu ngành công nghiệp
- 7 Sự phát triển công nghiệp về lâu dài phải dựa vào khai thác các nhân tố chiều sâu hay dựa vào tiến bộ công nghệ và cải tiến tổ chức quản lý. Những điều này sẽ được thực hiện thông qua việc đầu tư đổi mới công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất; nâng cao trình độ tổ chức sản xuất; tổ chức liên kết trong sản xuất. * Đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiến quy trình sản xuất: Công nghệ và quy trình sản xuất là cách thức để doanh nghiệp kết hợp các yếu tố đầu vào trong sản xuất sản ph m. Công nghệ sản xuất quyết định chi phí sản xuất và chất lượng sản ph m nên quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như ngành sản xuất. Các phương thức đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất: + Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D): + Đầu tư trong đổi mới công nghệ sản xuất: + Chuyển giao công nghệ: + Tiêu chí phản ánh đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất: * Nâng cao trình độ tổ chức quản lý: Tổ chức quản lý sản xuất là quá trình chủ thể quản lý - các nhà quản trị của doanh nghiệp hay tổ chức tạo ra một cơ cấu các bộ phận trong doanh nghiệp với những chức năng phù hợp bảo đảm cho tổ chức hoạt động theo mục tiêu nào làm tác động, cùng với quá trình đó họ sử dụng nhiều công cụ khác nhau để điều khiển quá trình hoạt động tổ chức đó. * Tổ chức các mối liên kết trong khai thác và chế biến sản phẩm: + Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi. + Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu. Tiêu chí phản ánh: - Số lượng các nhóm liên kết khai thác và chế biến sản ph m;
- 8 - Số doanh nghiệp tham gia vào các nhóm liên kết khai thác và chế biến sản ph m. 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp a. Quy mô và tốc độ phát triển của ngành công nghiệp Phát triển công nghiệp là sự gia tăng cả số lượng cũng như chất lượng của quá trình sản xuất. Quy mô của ngành phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng có ý nghĩa tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ và các khu vực với nhau. b. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Trong quá trình phát triển công nghiệp, cơ cấu giá trị gia tăng giữa các bộ phận cấu thành nên ngành công nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động và mức độ thành công của công nghiệp hóa. c. Hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm ngành công nghiệp Hầu hết các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa để trở thành một nước công nghiệp phát triển, cơ bản đều trải qua một mô hình chung trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu hàng xuất kh u. d. Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu sản xuất. Để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu ngày càng nâng cao của xã hội, ngành công nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, tính năng, đổi mới sản ph m cũng như không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh các sản ph m. 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.3.1. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
- 9 - Vị trí địa lý. - Đất đai, thổ nhưỡng, tài nguyên thiên nhiên. - Khí hậu, thời tiết. 1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - ã hội a. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý bao gồm: luật, các văn bản dưới luật,… Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật; kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó. Tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. b. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, không để ngành hay vùng kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu; việc thực hiện tốt sự hạn chế phát triển độc quyền, kiểm soát độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng; việc quản lý tốt các doanh nghiệp Nhà nước, không tạo ra sự khác biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác; việc xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá hối đoái; việc đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng;…
- 10 c. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng Hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, sự phát triển của giáo dục và đào tạo,… đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. d. Các nhân tố về văn hoá xã hội Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng, tôn giáo, dân số, nhân lực,… tất cả các yếu tố quyết định đến lượng cầu và cung sản ph m. e. Môi trường ngành Môi trường ngành của doanh nghiệp bao gồm các thành viên ở xung quanh doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến năng lực phục vụ khách hàng của doanh nghiệp, được hình thành bởi 5 lực lượng là đối thủ cạnh tranh, sức ép của nhà cung cấp, sức ép của khách hàng, các sản ph m thay thế, sức ép của nhà cung ứng tiềm năng. 1.3.3. Nhóm nhân tố nguồn lực Dân cư và nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất chủ yếu, vừa là lực lượng tiêu thụ sản ph m. Vì vậy, nó là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố ngành sản xuất. 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ HUYỆN TRONG TỈNH TRÀ VINH 1.4.1. Phát triển công nghiệp của huyện Tiểu Cần 1.4.2. Phát triển công nghiệp của huyện Trà Cú 1.4.3. Kinh nghiệm thực tiễn cho huyện Châu Thành
- 11 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Huyện Châu Thành nằm bao quanh thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7 Km về hướng Nam; toàn Huyện có 13 đơn vị hành chính xã và 01 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên 34.338,71 ha, dân số 137.500 người. b. Về địa hình Thuộc vùng đồng bằng ven biển, đất đai màu mở nhận bồi lắng phù sa từ dòng chảy của sông Cổ Chiên. Có vị trí bao quanh trung tâm thành phố Trà Vinh nên rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. c. Khí hậu, thủy văn Có khí hậu mát mẽ quanh năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ; chế độ hai mùa rỏ rệt, mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ trung bình tương đối ổn định (27oC - 28oC), không có sự phân hóa mạnh. d. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất đai: Có diện tích đất tự nhiên 34.338,71 ha, gồm: đất nông nghiệp 26.591,52 ha chiếm 77,4%, đất phi nông nghiệp 7.710,95 ha chiếm 22,5% và đất chưa sử dụng 36,24 ha chiếm 0,1%. Có 4 loại đất chính: đất giồng cát chiếm 3,84%, đất cát truyền giồng chiếm 1,73%, đất phù sa chiếm 47,11%, đất phèn chiếm 29,77%.
- 12 - Tài nguyên nước: Có nhiều kênh rạch lớn, chằng chịt, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp. Nguồn nước cung cấp cho các hoạt động sản xuất được bắt nguồn từ sông Cổ Chiên thông qua các nhánh sông lớn như Láng Thé - Ba Si - Giồng Lức,… và trên 530 kênh cấp I, II, III với tổng chiều dài trên 620 km với trữ lượng phong phú. - Tài nguyên khoáng sản: Có trữ lượng đất sét tương đối lớn có thể dùng làm gạch ngói, gạch tuy nel, gạch ceramic và cát lòng sông, cát giồng,… phục vụ công tác xây dựng. - Tài nguyên biển: Có nhiều loại hải sản có giá trị thương ph m cao. - Tài nguyên rừng: Có diện tích trồng rừng tương đối thấp, chiếm khoảng 1,3% tổng diện tích đất tự nhiên, trữ lượng gỗ không nhiều, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đ c dụng. - Tài nguyên du lịch: Có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch văn hóa, sông nước; các làng nghề truyền thống, v.v… 2.1.2. Điều kiện kinh tế - ã hội a. Đặc điểm về dân số và nguồn nhân lực Dân số toàn huyện 137.500 người, mật độ dân số trung bình 400 người/km2. Nguồn lao động có quy mô cao và tốc độ tăng tương đối nhanh, dân số trong độ tuổi lao động 77.690 lao động, trong đó: lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 12,1%, trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 15,7%, lao động qua đào tạo nghề chiếm 20%. b. Về tình hình phát triển kinh tế Trong thời gia qua, m c dù g p không ít khó khăn do diễn biến bất thường của nền kinh tế, bằng những chương trình, kế hoạch hành động phù hợp tình hình thực tế trên cơ sở quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, nền kinh tế
- 13 của huyện đã có những bước tiến vượt bậc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện một cách rỏ rệt. - Về xây dựng: Ngành xây dựng chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ bản và xây dựng trong dân. Giá trị tăng thêm của ngành năm 2005 chỉ có 51,6 tỷ đồng đến năm 2012 đạt 235,3 tỷ đồng, tăng trưởng hơn so với năm 2011 là 43,9 tỷ đồng tương đương 22,9%. - Về công tác thu, chi ngân sách: Việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước đi vào nề nếp, thực hiện tốt công tác phối hợp và đôn đốc thu đối với nguồn thu do tỉnh quản lý. c. Đánh giá thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng - Về giao thông: Đầu tư xây dựng hoàn thành 192 hạng mục, với 14 km đường nhựa, 77 cầu giao thông nông thôn, 38 km đường đanl giao thông nông thôn, 5 km đường đá cấp phối; 100% các xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã. Toàn huyện có 46,6 km đường Quốc lộ, 02 tuyến Tỉnh lộ dài 21,98 km, 05 tuyến Hương lộ với tổng chiều dài 78,57 km. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống đường đan, đường đất liên xã, liên ấp với tổng chiều dài khoảng 424.89 km. - Hệ thống thủy lợi: Đầu tư thực hiện 279 kênh thủy lợi (cấp I, II, III), 11 cống hở, 01 kè chống sạt lỡ và nạo vét trên 508 kênh cấp III,… - Hệ thống bến bãi: Huyện có 01 bến phà và nhiều bến đò ngang để vận chuyển hành khách và hàng hóa qua sông Cổ Chiên. - Thông tin liên lạc: Huyện có 01 Bưu cục cấp II, 14 Bưu cục cấp III, 01 Đài Viễn thông và nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở trung tâm huyện và các xã, thị trấn.
- 14 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH GIAI ĐOẠN 2005-2012 2.2.1. Các chủ trương, chính sách về phát triển công nghiệp a. Văn bản của Trung ương b. Văn bản của địa phương 2.2.2. Phát triển theo chiều rộng ngành công nghiệp a. Gia tăng sản lượng và giá trị sản lượng ngành công nghiệp Năm 2012, ngành công nghiệp đã đóng góp vào tỷ trọng GDP của nền kinh tế với tổng giá trị đạt 1.930 tỷ đồng, chiếm 28,6%. Trong cả giai đoạn 2009-2012, ngành công nghiệp đã tạo ra cho nền kinh tế 1.799 tỷ đồng. Điều này có thể thấy rõ trong bảng số liệu sau: Bảng 2.6. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2012 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 2009 2010 2011 2012 GDP 1.119 1.480 1.605 1.760 1.930 Giá trị gia tăng ngành 217 357 413 477 552 công nghiệp Tỷ lệ (%) 19,4 24,1 25,7 27,1 28,6 (Nguồn: Quy hoạch công nghiệp huyện Châu Thành năm 2013) b. Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất Năm 2005, có 01 doanh nghiệp nhà nước, 52 doanh nghiệp tư nhân, 150 công ty cổ phần và TNHH, 02 Hợp tác xã và 765 cơ sở sản xuất kinh doanh và đến năm 2012 có 03 doanh nghiệp nhà nước, 08 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 179 doanh nghiệp tư nhân, 370 công ty cổ phần và TNHH, 05 Hợp tác xã và 2.709 cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- 15 c. Gia tăng giá trị và quy mô sản xuất ngành công nghiệp *Về cơ cấu ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế Cơ cấu theo thành phần kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng tích cực và đúng hướng; kinh tế địa phương chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, điều này được thể hiện quả bảng số liệu sau: Bảng 2.10. Giá tri sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2012 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 2009 2010 2011 2012 GTSX CN 217,4 357,0 412,9 477,6 552,4 KV NN 90,4 115 125,9 145 158 KV NQD 127 237 272 315,6 376,4 KV ĐTNN 0 5 15 17 18 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2013) Năm 2005, khu vực kinh tế nhà nước đóng góp 90,4 tỷ đồng, chiếm 41,6% và năm 2012 giá trị này tăng lên là 158 tỷ đồng, chiếm 28,6%; khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng trưởng nhanh cả về m t số lượng cũng như tỷ trọng chiếm trong giá trị sản xuất của nền kinh tế, cụ thể năm 2005 khu vực ngoài nhà nước đã tạo ra 127 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58,4% và năm 2012 giá trị này tăng lên 376,4 tỷ đồng chiếm 68%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 18 tỷ đồng chiếm 3,3%. * Về sự phát triển các ngành công nghiệp phân theo nhóm ngành cấp I Trong giai đoạn 2005-2012, các ngành công nghiệp đã có những chuyển biến tích cực về giá trị sản xuất, thể hiện qua bảng số liệu sau:
- 16 Bảng 2.11. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2005 - 2012 phân theo ngành cấp I Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 2009 2010 2011 2012 GTSX CN 217,4 357,0 412,9 477,6 552,4 CN khai thác 11,4 24,7 19,6 22 26,9 CN chế biến 194,8 314,4 371,4 431,1 495,2 Điện, gas, nước 11,2 17,9 21,9 24,5 28,3 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2013) Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm. Tuy có xu hướng tăng nhanh và đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất trung bình là 24% nhưng ngành công nghiệp khai thác là ngành có giá trị sản xuất thấp, tổng giá trị sản xuất trong 5 năm đạt 108,6 tỷ đồng chiếm 5,23% tổng giá trị của GDP; ngành công nghiệp điện, gas, nước cũng có xu hướng tăng về giá trị sản xuất, chiếm 5,13% và ngành công nghiệp chế biến chiếm 89,6%. Ta có thể thấy được sự phát triển của các ngành công nghiệp chưa thực sự thúc đ y nền kinh tế phát triển theo hướng CNH-HĐH, chưa phản ánh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp ổn định và lâu dài. * Về phát triển lưới điện Hoàn thành công tác quy hoạch phát triển lưới điện, đạt 98,2% số hộ sử dụng điện (35.178/35.824) so tổng số hộ và dự án đầu tư theo cơ chế ưu đãi cho 2.557 hộ hiện chưa có điện ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc khmer (trong dự án 20.000 hộ của tỉnh). Đầu tư xây dựng 268,377 km đường dây trung thế, 390,558 km đường dây hạ thế, 511 máy biến thế. Phát triển mới 5.855 hộ, nâng tổng số hộ sử
- 17 dụng điện là 32.585 hộ đạt 96% số hộ dùng điện; huyện có 100% ấp, khóm có lưới điện quốc gia. * Về cấp, thoát nước Đầu tư xây dựng mới 07 đài nước tập trung, nâng tổng số hiện có 22 đài nước, phát triển mới 3.153 hộ, có 30.900 giếng nước bơm tay, cung cấp 1.976 lu chứa nước, 45.955 hộ tự trang bị lu chứa nước gia đình, nâng tổng số hộ được sử dụng nước sạch đạt trên 91,3%. d. Quy mô về nguồn nhân lực Lao động của ngành công nghiệp hiện nay có 5.144 người, chủ yếu tập trung trong các doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh như: may m c, sản xuất hàng thủ công, chế biến thủy sản, chế biến hạt điều,v.v... Lực lượng lao động chủ yếu là tại địa phương, số lượng đến từ các huyện khác rất hạn chế. Một phần lao động không có tay nghề, không qua đào tạo trường lớp bài bản nên chất lượng lao động còn thấp. e. Quy mô về thiết bị và công nghệ Thực hiện cơ chế chính sách của tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ. Tập trung đổi mới công nghệ chế biến, cơ khí, sơ chế, tinh chế, bảo quản sản ph m,...; nâng cao chất lượng sản ph m truyền thống, tạo ra sản ph m mới từ nguồn nguyên liệu đ c thù của địa phương như: sơ chế thủy sản, may m c, điêu khắc gỗ, thủy sản, cây ăn quả,… f. Đa dạng hóa sản phẩm ngành công nghiệp Trong những năm qua, các doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến thay đổi mẫu mã, đa dạng hoá sản ph m, tuy nhiên vẫn còn nghèo nàn và chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhất là thị trường xuất kh u. 2.2.2. Phát triển theo chiều sâu ngành công nghiệp
- 18 a. Đầu tư đổi mới công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất Chất lượng sản ph m được các doanh nghiệp đ t lên hàng đầu để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu thị trường. Ngoài các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của sản ph m phải đạt yêu cầu theo quy định và cần phải đa dạng hóa sản ph m để sản ph m đạt chất lượng cao làm hài lòng khách hàng. b. Trình độ tổ chức quản lý Các doanh nghiệp đã kịp thời nhận ra và học hỏi kinh nghiệm với nhau thông qua Hiệp hội, tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất của các nước có ngành công nghiệp phát triển, qua đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm quí giá áp dụng và nâng cao năng lực phát triển sản xuất cũng như tổ chức sản xuất, nhân lực để từng bước phát triển ngành công nghiệp. c. Tổ chức li n kết trong sản xuất công nghiệp Thông qua Hiệp hội các doanh nghiệp, nhờ thế mà sự liên kết giữa các đơn vị trong Hiệp hội là lợi thế để ngành công nghiệp cạnh tranh phát triển. 2.2.4. Kết qu phát triển ngành công nghiệp a. Kết quả đạt được từ phát triển công nghiệp - Tổng vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm, đạt khoảng 2.150 tỷ đồng trong giai đoạn 2005-2012. Vốn đầu tư tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng như: hoàn thành 192 hạng mục công trình giao thông và các công trình phục vụ nuôi thủy sản,… - Hoàn thành công tác lập quy hoạch 03 cụm, khu công nghiệp với quy mô 155 ha. - Giá trị công nghiệp giữ được sự ổn định hàng năm và có xu hướng tăng nhanh hơn trong những năm gần đây. Cụ thể năm 2005, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 19,7% thì đến năm 2012 chiếm 28,1%.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 18 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn