Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến xuất khẩu của Việt Nam
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là phân tích và dự báo tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN đến xuất khẩu của Việt Nam làm cơ sở để để Chính phủ lựa chọn và thực thi nhằm tối ưu hóa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ việc gia nhập AFTA đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến xuất khẩu của Việt Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ NGỌC ÁNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ASEAN ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - 2019
- Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. TRƢƠNG HỒNG TRÌNH Phản biện 1: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 2: PGS.TS. TRƢƠNG TẤN QUÂN Luận văn đã đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trƣờng Đại học Phạm Văn Đồng vào ngày 24 tháng 02 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn một thập kỷ trở lại đây, toàn cầu hóa đã trở thành xu hƣớng phát triển của nhiều quốc gia. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ và thị trƣờng tài chính toàn cầu, sự lớn mạnh cũng nhƣ khả năng thống trị của các tập đoàn xuyên quốc gia ngày càng trở nên mạnh mẽ. Bên cạnh những ƣu thế nhất định, toàn cầu hóa còn đem đến những thách thức và nguy cơ hết sức to lớn đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Con đƣờng nhanh nhất để hội nhập kinh tế quốc tế chính là việc ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA). Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam làm một trong những nƣớc tham gia nhiều FTA nhất thế giới với 16 FTA, FTA đầu tiên mà Việt Nam tham gia là Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (Asean Free Trade Agreement - AFTA) vào năm 1996, đây đƣợc coi là một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của đất nƣớc. AFTA đƣợc ký kết vào năm 1992 ở Singapore trên cơ sở Hiệp định về chƣơng trình ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Mục tiêu chung khi thành lập AFTA chính là thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thƣơng mại, tăng cƣờng trao đổi buôn bán nội khối thông qua việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia thành viên, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào khu vực thông qua việc mở rộng thị trƣờng; nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi các điều kiện kinh tế quốc tế. Hiệp định này đƣợc xem là chƣơng trình hợp tác kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với các nƣớc trong khu vực ASEAN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực và thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- 2 Việc gia nhập vào AFTA đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các nền kinh tế thành viên, doanh nghiệp, ngƣời dân ASEAN. Đối với Việt Nam, việc tham gia vào hiệp định này đã thúc đẩy lƣu thông hàng hóa giữa Việt Nam và các nƣớc trong khu vực, thu hút vốn đầu tƣ vào Việt Nam, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Các doanh nghiệp trong nƣớc có thể mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, giảm đƣợc chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay, ASEAN là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu - EU). Việc gia nhập vào AFTA cũng tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội tiếp cận các thị trƣờng lớn, phát triển nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand hay Ấn Độ, thông qua các hiệp định thƣơng mại đƣợc ký kết giữa ASEAN và các nƣớc trên. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ và kết quả đạt đƣợc hiện chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Do đó việc đánh giá tác động của hiệp định AFTA đến xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, nâng cao thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên trƣờng thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng là yêu cầu rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực theo đuổi chiến lƣợc phát triển kinh tế theo hƣớng bền vững. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN đến xuất khẩu của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Từ đó đƣa ra những hàm ý chính sách nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sao cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nƣớc đến 2020, tầm nhìn 2030 nhằm đạt mục tiêu củng cố và tăng cƣờng phát triển kinh tế xã hội bền vững lâu dài của Việt Nam.
- 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Phân tích và dự báo tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN đến xuất khẩu của Việt Nam làm cơ sở để để Chính phủ lựa chọn và thực thi nhằm tối ƣu hóa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ việc gia nhập AFTA đối với xuất khẩu của Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do đến hoạt động xuất khẩu. - Phân tích và dự báo tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN đến xuất khẩu của Việt Nam - Đề xuất một số hàm ý chính sách để Chính phủ lựa chọn và thực thi nhằm tối ƣu hóa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ việc gia nhập AFTA đối với xuất khẩu của Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Có thể sử dụng phƣơng pháp, tiêu chí nào để đánh giá tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN đến xuất khẩu của Việt Nam? - Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN tác động tích cực, tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nhƣ thế nào? - Những hàm ý chính sách nào đƣợc lựa chọn để tối ƣu hóa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của AFTA đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu là sự tác động của hiệp định thƣơng mại tự do AFTA đến xuất khẩu của Việt Nam.
- 4 - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do AFTA đến xuất khẩu của Việt Nam. + Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế Việt Nam và đƣợc chi tiết thành 17 ngành kinh tế theo hệ thống phân loại của World Bank. + Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các tác động của hiệp định thƣơng mại tự do AFTA đến xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2000-2016. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: căn cứ vào khung lý thuyết của tự do hóa thƣơng mại, đề tài thực hiện các cuộc khảo sát, thảo luận, trao đổi và phỏng vấn sâu với các chủ thể là các chuyên gia, cá nhân, doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng bởi tác động của AFTA để thu thập thông tin. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: Đề tài sử dụng mô hình nhu cầu thƣơng mại (Trade Demand Function Model). 5.2 Phương pháp thu thập số liệu Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua các kiến ý, đánh giá của các chuyên gia. Các thông tin về thuế quan, phi thuế quan, chính sách xuất, nhập khẩu của Việt Nam và nƣớc thành viên… đƣợc thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu, văn bản, sách và các nghiên cứu trƣớc đó. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: số liệu đƣợc thu thập từ các nguồn nhƣ Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê, Tổng cục Hải quan, Dữ liệu về GDP, Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB),
- 5 các báo cáo, nghiên cứu liên quan đến tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN đến Việt Nam. 5.3 Phương pháp xử lý dữ liệu Để phân tích và xử lý dữ liệu, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh theo chiều dọc, chiều ngang. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài 6.1. Về mặt lý luận Hệ thống hóa cơ sở lý luận để chỉ ra cơ chế và phƣơng pháp phân tích tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do đến hoạt động xuất khẩu. 6.2. Về mặt thực tiễn - Đề tài đã tổng hợp, phân tích thực trạng và thay đổi về xuất khẩu các ngành kinh tế của Việt Nam, làm cơ sở để đánh giá tác động của AFTA đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. - Đề tài đƣa ra những hàm ý chính sách nhằm tận dụng tốt những lợi thế cũng nhƣ hạn chế những tiêu cực mà AFTA mang lại khi Việt Nam xuất khẩu sang các nƣớc ASEAN, làm cơ sở để các nhà quản lý có thể lựa chọn các chính sách phù hợp với chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc. - Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp cơ sở lý luận thực tiễn quan trọng đối với các nghiên cứu đánh giá và dự báo tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do đến xuất khẩu trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. 7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu - Từ Thúy Anh (2013), Giáo trình “Kinh tế học quốc tế”, Đại học Ngoại Thƣơng, NXB Thống kê; Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thƣờng Lạng (2012), Giáo trình “Kinh tế học quốc tế”, Đại học Kinh tế Quốc dân; Tổng cục Thống kê (2018)
- 6 8. Tổng quan tài liệu 8.1 Các nghiên cứu nước ngoài: Doan và Xing (2018); Thu (2010); Krueger (1983); Krueger (1997); Amiti & Konings, (2007); Basri & Hill, (2008). 8.2 Các nghiên cứu trong nước Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008); Hoàng Chí Cƣơng và cộng sự (2014); Lê Thị Thùy Vân và nhóm nghiên cứu (2016); MUTRAP III (2009), Nguyễn Văn Long (2012); Vũ Thanh Hƣơng và Trần Việt Dung (2015); Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Hƣơng Trà (2017). 9. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục có liên quan nội dung chính của Luận văn đƣợc trình bày trong 04 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tự do hoá thƣơng mại và hiệp định thƣơng mại tự do. Chƣơng 2: Tổng quan về hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA). Chƣơng 3: Tác động của AFTA đến xuất khẩu của Việt Nam. Chƣơng 4: Những hàm ý chính sách nhằm phát triển phát triển xuất khẩu của việt nam trong hiệp định thƣơng mại tự do asean.
- 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI VÀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO 1.1 KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT VỀ TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm tự do hóa thƣơng mại Tự do hóa thƣơng mại là quá trình dỡ dần các rào cản trong thƣơng mại, nhằm mục tiêu đạt đƣợc sự đối xử công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nƣớc với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nƣớc ngoài; giữa các nhà sản xuất trong nƣớc với những nhà sản xuất nƣớc ngoài, cuối cùng là đạt đƣợc chế độ thƣơng mại tự do. 1.1.2 Lý thuyết về tự do hóa thƣơng mại a. Lý thuyết trọng thương. b. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. c. Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo. d. Lý thuyết Heckscher-Ohlin. 1.2. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO 1.2.1. Khái niệm hiệp định thƣơng mại tự do FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ) nhằm mục đích tự do hóa thƣơng mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, tạo lập các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và di chuyển vốn giữa các quốc gia thành viên. Ngày nay, FTA không chỉ có các quy định trong việc thực hiện tự do hóa thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tƣ, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác nhƣ lao động, môi trƣờng.
- 8 1.2.2. Phân loại Hiệp định thƣơng mại tự do a. FTA song phương. b. FTA đa phương. c. FTA hỗn hợp. 1.2.3 Nội dung chính của Hiệp định thƣơng mại tự do. Thứ nhất là quy định về việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Thứ hai, là quy định danh mục mặt hàng đƣa vào cắt giảm thuế quan. Thứ ba, là quy định lộ trình cắt giảm thuế quan. Thứ tƣ, là quy định về quy tắc xuất xứ. 1.2.4 Tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do Tạo lập thƣơng mại và chuyển hƣớng thƣơng mại; Mở rộng thị trƣờng; Thúc đẩy cạnh tranh; Thu hút đầu tƣ. 1.2.5 Quá trình hình thành và phát triển của các FTA trên Thế giới 1.2.6 Các FTA mà Việt Nam đang tham gia Cho đến nay (2018), Việt Nam đã tham gia, đàm phán và ký kết 16 FTA. Trong số 16 FTA này có 10 FTA đã đƣợc thực thi, 02 FTA đã kết thúc ký nhƣng chƣa có hiệu lực, 04 FTA đang đàm phán. 1.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA MỘT QUỐC GIA. -Tiêu chính đánh giá tác động tới kim ngạch xuất khẩu. -Tiêu chí đánh giá tác động tới tốc độ tăng trƣởng của kim ngạch xuất khẩu. -Tiêu chí đánh giá tác động tới cán cân thƣơng mại. -Tiêu chí đánh giá tác động tới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
- 9 -Tiêu chí đánh giá tác động tới thị trƣờng xuất khẩu. 1.4 MÔ HÌNH NHU CẦU THƢƠNG MẠI (TRADE DEMAND FUNCTION MODEL) 1.4.1. Mô hình Để đánh giá tác động của các hiệp định thƣơng mại tự do đến xuất khẩu của một quốc gia, sử dựng mô hình nhu cầu thƣơng mại nhƣ sau: Xijt = β10 + β11Yjt + β12RPit + β13FTAt + ε1t Trong đó: Xijt: là giá trị xuất khẩu từ Việt Nam đến các nƣớc ASEAN j trong thời gian t Yjt: là quy mô của các nƣớc ASEAN j trong thời gian t RPit: là giá tƣơng đối của Việt Nam trong thời gian t, cụ thể đƣợc đo bằng tỷ giá hối đoái trong nghiên cứu này. FTAt: là các biến giả đo lƣờng tác động của các khu vực thƣơng mại tự do ASEAN tới xuất khẩu của Việt Nam. Các biến giả nhận giá trị là 0 nếu Việt Nam và nƣớc đối tác không cùng thuộc về khu vực thƣơng mại tự do ASEAN trong thời gian t và nhận giá trị 1 khi Việt Nam và nƣớc đối tác thuộc khu vực thƣơng mại tự do ASEAN trong thời gian t. i: đại diện cho Việt Nam j: đại diện cho nƣớc ASEAN j t: thời gian ε1t: là sai số của phƣơng trình nhu cầu xuất khẩu 1.4.2. Dữ liệu Dữ liệu dùng trong nghiên cứu này có dạng bảng (penal data) bao gồm 177 quan sát từ 9 quốc gia đối tác ASEAN trong giai đoạn 1998 – 2017.
- 10 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ASEAN (AFTA) 2.1 NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI SỰ RA ĐỜI CỦA HIỆP ĐỊNH TỰ DO THƢƠNG MẠI AFTA Đứng trƣớc thách thức về kinh tế, chính trị trong khu vực, những khó khăn sức ép từ phía bên, việc hình thành một thị trƣờng thƣơng mại tự do trong nội bộ khối ASEAN là hoàn toàn cấp bách, và mang tính tất yếu. 2.2 MỤC TIÊU CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ASEAN (AFTA) Thúc đẩy thƣơng mại giữa các nƣớc trong khu vực; Thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào khu vực; Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi. 2.3 NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ASEAN (AFTA) Cơ chế chính để thực hiện AFTA là CEPT. Về thực chất CEPT là một thỏa thuận giữa các nƣớc thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0-5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau. Và trong vòng 5 năm sau khi đạt mức thuế ƣu đãi cuối cùng, các thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ những hàng rào phi thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu khác. 2.4 QUÁ TRÌNH GIA NHẬP AFTA CỦA VIỆT NAM 2.4.1 Bối cảnh gia nhập 2.4.2 Các cam kết của Việt Nam trong AFTA 2.5 LỢI ÍCH CỦA VIỆC KÝ KẾT AFTA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
- 11 CHƢƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA AFTA ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM 3.1.1 Giai đoạn 2000 - 2006 Bảng 3.1. Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2006 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tốc độ tăng trƣởng GDP (%) 6,80 6,89 7,08 7,26 7,79 8,43 8,23 Tỷ lệ lạm phát (%) -0,6 0,8 4 3 9,5 8,4 7,48 Xuất khẩu (tỷ USD) 14,45 15,03 16,71 20,18 26,5 32,44 39,83 Nhập khẩu (tỷ USD) 15,64 16,16 19,73 25,23 31,95 36,98 44,89 Cán cân thƣơng mại -1,19 -1,13 -3,02 -5,05 -5,45 -4,54 -5,06 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 28,9 24,1 18,1 22 15,5 Nguồn: Tổng cục thống kê 3.1.2 Giai đoạn 2007 - 2013 Bảng 3.2. Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trƣởng GDP (%) 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03 5,42 Tỷ lệ lạm phát (%) 8,3 22,97 6,88 9,19 18,58 9,21 6,6 Xuất khẩu (Tỷ USD) 48,56 62,69 57,10 72,24 96,91 114,53 132,03 Nhập khẩu (Tỷ USD) 62,68 80,71 69,95 84,84 106,75 113,78 132,03 Cán cân thƣơng mại -14,12 -18,02 -12,85 -12,6 -9,84 0,75 0 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 13,4 14,2 12,6 11,1 9,8 Nguồn: Tổng cục thống kê
- 12 3.1.3 Giai đoạn 2014 - 2016 Bảng 3.3. Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2016 Năm 2014 2015 2016 Tốc độ tăng trƣởng GDP (%) 5,98 6,68 6,21 Tỷ lệ lạm phát 4,09 0,63 2,66 Xuất khẩu 150,22 162,02 176,58 Nhập khẩu 147,85 165,57 174,8 Cán cân thƣơng mại 2,37 -3,55 1,78 Tỷ lệ hộ nghèo 8,4 7 5,75 Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhìn chung, các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016 cho thấy Việt Nam đã biết khai thác và tận dụng cơ hội do AFTA đem lại, nhờ vậy đạt đƣợc những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội: chỉ số GDP tăng trƣởng hàng năm, cán cân thƣơng mại dần chuyển sang dấu dƣơng trong các thời gian gần đây, tỷ lệ hộ nghèo có xu hƣớng giảm. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có sự tăng trƣởng qua các năm mặc dù tốc độ tăng trƣởng không đồng đều nhƣng cũng cho thấy đƣợc khả năng thích ứng của các doanh nghiệp Việt Nam đối với việc hội nhập kinh tế quốc tế với các thị trƣờng mới của ASEAN. 3.2 CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Trong quá trình gia nhập AFTA, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến lộ trình cắt giảm thuế quan theo AFTA của Việt Nam. Tính đến thời điểm năm 2015, Việt Nam đã cắt giảm thêm 1.715 dòng thuế, chiếm 97% số dòng thuế của Việt Nam, từ thuế suất hiện hành là 5% xuống 0%.. Cùng với các văn bản quy định về cắt giảm thuế quan, Chính phủ Việt Nam còn ban hành nhiều chính sách liên quan đến việc xóa
- 13 bỏ hạn ngạch thuế quan, về việc ban hành quy chế làm việc và phối hợp giữa các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN của Việt Nam, về cải thiện môi trƣờng kinh doanh và năng lực cạnh tranh… 3.3 HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƢỚC ASEAN 3.3.1 Về kim ngạch xuất khẩu: Kết quả dữ liệu Bảng 3.4 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến các nƣớc ASEAN từ năm 2000 đến năm 2016 tăng mạnh, đây là minh chứng rõ ràng cho mối quan hệ thƣơng mại bền vững, lâu dài giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN. Bảng 3.4. im ngạch xu t kh u của Việt Nam với các nước ASEAN từ 2000 - 2016 Đơn vị tính: 1.000 USD Giai đoạn Giai đoạn Giai đọan 2000 -2006 2007-2013 2014 - 2016 Tổng kim ngạch xuất khẩu 23.560.771 78.763.301 58.482.133 Kim ngạch bình quân 3.365.824 11.251.900 18.827.378 Tốc độ tăng trƣởng bình 17,79% 15,49% 3,49% quân Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank) *Số liệu trên không bao gồm số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Lào từ năm 2000 đến 2009 ** Số liệu trên không bao gồm số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei năm 2000 và 2005
- 14 Bảng 3.5. Tỷ trọng kim ngạch xu t kh u của Việt Nam với các nước ASEAN từ 2000 - 2016 Đơn vị tính: tỷ USD Tổng kim ngạch Tổng kim ngạch Tỷ trọng kim ngạch Năm xuất khẩu của Việt xuất khẩu của xuất khẩu của Việt Nan sang ASEAN Việt Nam Nan sang ASEAN 2000 2,18 14,45 15% 2001 2,10 15,03 14% 2002 2,17 16,71 13% 2003 2,60 20,18 13% 2004 3,48 26,5 13% 2005 5,20 32,44 16% 2006 5,83 39,83 15% 2007 7,36 48,56 15% 2008 9,21 62,69 15% 2009 8,36 57,10 15% 2010 9,17 72,24 13% 2011 11,59 96,91 12% 2012 15,60 114,53 14% 2013 17,48 132,03 13% 2014 18,21 150,22 12% 2015 18,78 162,02 12% 2016 19,50 176,58 11% Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank) *Số liệu trên không bao gồm số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Lào từ năm 2000 đến 2009 ** Số liệu trên không bao gồm số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei năm 2000 và 2005 Về tỷ trọng xuất khẩu sang khối AFTA: tăng lên trong vài năm đầu, sau đó biến động không nhiều nhƣng có xu hƣớng giảm dần trong những năm gần đây, từ 15% năm 2009 xuống còn 11% năm 2016. Tuy nhiên khối AFTA vẫn luôn giữ vị trí top đầu trong bảng xếp hạng quan hệ thƣơng mại với Việt Nam. Điều đáng chú ý là vào
- 15 năm 2012, khi 9 nƣớc ASEAN đều thực hiện lộ trình giảm thuế theo cam kết CEPT thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang ASEN đạt 14% so với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, tăng 2% so với năm 2011. Điều này cho thấy những tác động tích cực của tác động AFTA đến xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam Nhƣ vậy, nhìn từ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cho thấy việc tham gia AFTA với những ƣu đãi về thuế quan đã đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng nội khối, tạo ra những hiệu ứng tích cực và tăng trƣởng đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam mặc dù có sự tăng trƣởng nhƣng vẫn không ổn định qua các giai đoạn. Bên cạnh đó, nhóm các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN không chiếm tỷ trọng cao trong danh mục các mặt hàng đƣợc cắt giảm của CEPT. 3.3.2 Về cán cân thƣơng mại: Hình 3.1. Giá trị xu t kh u, nhập kh u và cân đối thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN giai đoạn 2000-2016 Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank) *Số liệu trên không bao gồm số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Lào từ năm 2000 đến 2009 ** Số liệu trên không bao gồm số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei năm 2000 và 2005
- 16 Mặc dù trong giai đoạn từ 2000-2016, cán cân thƣơng mại của Việt Nam đã dần đạt đƣợc dấu hiệu tích cực, tuy nhiên cán cân thƣơng mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN luôn mất cân bằng với mức thâm hụt nghiêng về phía Việt Nam. Tình trạng thâm hụt cán cân thƣơng mại giữa Việt Nam chủ yếu diễn ra với các nƣớc thành viên trong khu vực có trình độ phát triển cao hơn nhƣ Singapore, Thái Lan do Việt Nam nhập siêu từ các quốc gia này. 3.3.3 Về cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu Bảng 3.6. Tỷ trọng và thứ hạng xu t kh u của Việt Nam sang các nước ASEAN giai đoạn 2000-2016 Tổng kim ngạch Tỷ trọng (So với xuất khẩu của Việt Thứ Quốc gia tổng kim ngạch Nam sang các nƣớc hạng xuất khẩu) (%) ASEAN Thailand 29,5 18,59% 3 Singapore 33,8 21,26% 2 Philippines 16,4 10,33% 5 Myanmar 1,8 1,15% 8 Malaysia 42,0 26,42% 1 Lao PDR 2,4 1,51% 7 Indonesia 23,9 15,03% 4 Cambodia 9,0 5,66% 6 Brunei 0,1 0,07% 9 Tổng 158,806 Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank) *Số liệu trên không bao gồm số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Lào từ năm 2000 đến 2009 ** Số liệu trên không bao gồm số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei năm 2000 và 2005
- 17 Kết quả phân tích Bảng 3.6 cho thấy trong giai đoạn 2000 - 2016, Việt Nam có quan hệ giao thƣơng tập trung với 5 thị trƣờng chính là Maylaysia đạt 42 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 26,42%), Singapore đạt 33,8 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 21,26%), Thái Lan đạt 29,5 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 18,59%), Indonesia đạt 23,9 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 15,3%) và Philippines đạt 16,4 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 10,33%). Tổng trị giá hàng hóa trao xuất sang 5 đối tác này trong giai đoạn 2000 - 2016 chiếm tới 86,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN. Các thị trƣờng mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất là Lào, Myanmar và Brunei. Hình 3.2. Cơ c u thị trường xu t kh u hàng hóa giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN giai đoạn 2000-2016 Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank) *Số liệu trên không bao gồm số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Lào từ năm 2000 đến 2009 ** Số liệu trên không bao gồm số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei năm 2000 và 2005 Kết quả phân tích của hình 3.2 cho thấy tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa năm 2016 giữa Việt Nam với các nƣớc thành viên đều có
- 18 xu hƣớng tăng lên so với 2000. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu có sự thay đổi lớn giữa các thành viên, 5 nhóm đối tác quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn này bao gồm Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Indonesia. Tỷ trọng xuất khẩu giữa các nƣớc trong nhóm đối tác này có sự thay đổi đáng kể. Nhƣ vậy, việc giảm thuế suất nhập khẩu của các thành viên trong thƣơng mại nội khối theo cam kết CEPT đã tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa, làm tăng tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng các nƣớc ASEAN. 3.3.4. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Kết quả phân tích từ hình 3.3 cho thấy cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN có thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2000-2016, tuy nhiên mức độ biến thiên của các nhóm hàng không đồng đều.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 462 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn