intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Bautroibinhyen26 Bautroibinhyen26 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

56
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức. Qua phân tích thực trạng để đề xuất giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> VÕ THỊ LAN HƢƠNG<br /> <br /> PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC<br /> HÀNH CHÍNH CẤP XÃ, THỊ TRẤN TẠI<br /> HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH<br /> <br /> Chuyên ngành : Kinh tế phát triển<br /> Mã số : 60.31.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM<br /> <br /> Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THỦY<br /> <br /> Phản biện 2: TS. HỒ ĐÌNH BẢO<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 23<br /> tháng 02 năm 2014.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu Luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, trong đó khoa học kỹ<br /> thuật thế giới sẽ phát triển như vũ bão và đất nước ta cũng trên<br /> đường tiến mạnh lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đạt được<br /> mục tiêu đó, một trong những ưu tiên là phải phát triển nguồn nhân<br /> lực, trang bị và không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho<br /> người lao động, xem đó là điểm tựa của hệ thống đòn bẩy để thực<br /> hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.<br /> Trước yêu cầu thực tế của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự<br /> nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc nâng<br /> cao chất lượng nguồn nhân lực mà trước hết là nguồn nhân lực từ cấp<br /> cơ sở - cấp xã, trị trấn đủ phẩm chất và năng lực đảm đương nhiệm<br /> vụ, có tính kế thừa, phát triển, khắc phục những hạn chế, yếu kém<br /> của thời gian qua là vấn đề vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và<br /> thực tiễn cấp bách. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: "Phát triển nguồn<br /> nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn tại huyện Lệ Thủy tỉnh<br /> Quảng Bình" làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển<br /> nguồn nhân lực trong các tổ chức. Qua phân tích thực trạng để đề<br /> xuất giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị<br /> trấn tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là nguồn nhân lực hành chính cấp xã.<br /> Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số nội dung liên quan<br /> đến phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn tại huyện<br /> Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây. Các kiến nghị,<br /> <br /> 2<br /> <br /> giải pháp được đề xuất có ý nghĩa trong những năm tiếp theo.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Sử dụng phương pháp xử lý số liệu (phân tích, thống kê, so<br /> sánh) qua các năm và sử dụng phương pháp luận để đánh giá thực<br /> trạng phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn tại huyện<br /> Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.<br /> 5. Bố cục của đề tài<br /> - Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn<br /> nhân lực trong các tổ chức<br /> - Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực hành chính<br /> cấp xã, thị trấn tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình<br /> - Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực hành chính<br /> cấp xã, thị trấn tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình<br /> 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br /> - Luận án Tiến sĩ: "Phát triển nguồn nhân lực trong doanh<br /> nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế" của<br /> Th.s Lê Thị Mỹ Linh (2009).<br /> - Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: "Phát triển nguồn nhân lực hành<br /> chính cấp phường tại quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng" của tác giả<br /> Nguyễn Thanh Thy (2012).<br /> - Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: "Phát triển nguồn nhân lực tại bưu<br /> điện tỉnh Bình Định" của tác giả Lê Văn Vĩ (2012).<br /> - Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: "Đào tạo và phát triển nguồn nhân<br /> lực quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Hoài Nhơn - tỉnh Bình Định"<br /> của tác giả Cao Thanh Thương (2011).<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN<br /> NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TỔ CHỨC<br /> 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN<br /> LỰC TRONG CÁC TỔ CHỨC<br /> 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản<br /> a. Nhân lực: Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, nó<br /> bao gồm cả thể lực và trí lực.<br /> b. Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là nguồn lực con người,<br /> là tổng thể các tiềm năng lao động của con người tham gia vào quá<br /> trình phát triển của tổ chức hoặc quá trình phát triển kinh tế - xã hội<br /> của địa phương hay đất nước.<br /> c. Phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực là sự<br /> biến đổi về chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực,<br /> kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến<br /> đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực. Nói một cách khái quát nhất,<br /> phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng<br /> lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện<br /> bản thân mỗi con người.<br /> Như vậy, phát triển nguồn nhân lực với nội hàm trên đây thực<br /> chất là đề cập đến vấn đề chất lượng của nguồn nhân lực.<br /> 1.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển nguồn nhân lực<br /> Con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo,<br /> là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát<br /> triển của tổ chức, của địa phương và quốc gia. Đầu tư cho phát triển<br /> nguồn nhân lực là giải pháp mang tính chiến lược lâu dài, thúc đẩy<br /> sự phát triển của đất nước.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0