intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Tabicani12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp; Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua; Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HOÀI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Đức Tính Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: − Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng − Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐ
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sơn Tịnh là một huyện thuần nông nằm ở vùng đồng bằng phía bắc tỉnh Quảng Ngãi. Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên thu nhập chính của người nông dân là từ trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm qua, huyện Sơn Tịnh luôn chú trọng tới công tác phát triển nông nghiệp và đã có những kết quả to lớn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, từng bước nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát. Tuy nhiên, phát triển kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có của huyện nên thu nhập và đời sống của nông dân còn thấp. Sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập nên đời sống nông dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ cấu sản xuất chưa hợp lý, giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp, các chính sách phát triển nông nghiệp triển khai trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ các yêu cầu thực tế trên nên bản thân chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp - Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu
  4. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Luận văn nghiên cứu nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm chăn nuôi và trồng trọt - Không gian: Trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. - Thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích hệ thống - Phương pháp phân tích thống kê 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp. 5.3. Phương pháp xử lý số liệu - Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để tính toán, tổng hợp thành các bảng, biểu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7. Sơ lược tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 9. Bố cục của luận văn Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Sơn Tịnh,
  5. 3 tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm a. Khái niệm nông nghiệp - Nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản của xã hội, theo nghĩa rộng, ngành nông nghiệp gồm ba lĩnh vực là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp gồm hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. - Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chính để sản xuất ra lương thực, thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của con người và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Chăn nuôi là ngành sản xuất với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người như thực phẩm, da len, lông, phân bón, sức kéo. Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như thịt, trứng, sữa...nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân. - Trong nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết với nhau.
  6. 4 b. Khái niệm phát triển nông nghiệp - Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng về mọi mặt của nền kinh tế gồm gia tăng sản lượng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Phát triển nông nghiệp là sự tăng lên về cả chiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất nông nghiệp bằng một tổng thể các biện pháp nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp cũng như gia tăng số lượng hàng hóa để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp và từng bước nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Sản xuất nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ rệt bởi vì sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. - Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu. - Đối tượng của SXNN là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi. - Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. 1.1.3. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân - Phát triển nông nghiệp góp phần tăng trưởng nên kinh tế ổn định. - Góp phần thúc đẩy sự phát triển và mở rộng của thị trường. - Giải quyết tốt việc làm cho xã hội. - Phát triển nông nghiệp góp phần xoá đói, giảm nghèo và bảo đảm an ninh lương thực 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Phát triển số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp - Phát triển số lượng cơ sở SXNN nghĩa là sự gia tăng số lượng
  7. 5 các cơ sở SXNN trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước. - Các tiêu chí về gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp: + Số lượng các cơ sở sản xuất qua các năm + Mức tăng các cơ sở sản xuất qua các năm + Tốc độ tăng của các cơ sở sản xuất. 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý - Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là sự chuyển dịch toàn diện cuả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế theo tỷ lệ hợp thành trong một thời gian nhất định. - Hệ thống chỉ tiêu thể hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp: + Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong quy mô kinh tế + Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp. + Cơ cấu diện tích, sản lượng các loại cây trồng. 1.2.3. Gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực - Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày càng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích canh tác. - Lao động nông nghiệp: Nguồn nhân lực nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động SXNN. Về số lượng những người trong độ tuổi và những người trên và dưới độ tuổi tham gia hoạt động SXNN. Về chất lượng gồm thể lực, trí lực, cụ thể là sức khoẻ, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hóa, nghiệp vụ và tay nghề. - Vốn trong nông nghiệp được biểu hiện bằng tiền của tư liệu
  8. 6 lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào quá trình SXNN. Theo nghĩa rộng, ruộng đất, cơ sở hạ tầng... là các loại vốn trong SXNN. - Công nghệ trong sản xuất trong nông nghiệp: Công nghệ là tập hợp những hiểu biết về các phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu cầu con người. Công nghệ được chia thành hai phần là “phần cứng” và “phần mềm”. - Tiêu chí đánh giá các yếu tố nguồn lực: + Diện tích đất và tình hình sử dụng đất. + Diện tích đất canh tác trên một nhân khẩu, diện tích đất canh tác trên một lao động. + Số lượng, mức tăng, tốc độ tăng lao động nông nghiệp + Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động. + Trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật, kỹ năng, kinh nghiệm, truyền thống sản xuất của người lao động + Tổng số vốn đầu tư và mức đầu tư trên diện tích. + Số lượng và giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp. + Mức tăng và tốc độ tăng của cơ sở vật chất trong nông nghiệp. 1.2.4. Nâng cao trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp - Tiêu chí đánh giá trình độ thâm canh: + Mức đầu tư trên một đơn vị diện tích và trên lao động nông nghiệp. + Diện tích đất trồng trọt được tưới, tiêu bằng hệ thống thuỷ lợi. + Số lượng máy kéo, các hồ chứa, các trạm bơm; + Diện tích nhà lưới, sân phơi, kho tàng, kho bảo quản giống,….
  9. 7 + Tỷ lệ điện khí hoá, thông tin liên lạc. + Năng suất cây trồng, năng suất lao động. + Giống mới và tỷ lệ diện tích giống mới trong tổng số diện tích. 1.2.5. Các hình thức liên kết kinh tế tiến bộ trong nông nghiệp - Liên kết kinh tế trong nông nghiệp là sự hợp tác của các đối tác để đưa nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm tìm kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận từ sự liên kết này. - Hai mô hình liên kết được xem là tiến bộ đối với các nông hộ và đơn vị sản xuất nông nghiệp là liên kết ngang và liên kết dọc. - Tiêu chí đánh giá liên kết kinh tế tiến bộ: + Liên kết phải tăng khả năng cạnh tranh của nông sản sản xuất. + Liên kết phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp giữa các đối tác. + Liên kết đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 1.2.6. Nâng cao kết quả sản xuất nông nghiệp - Kết quả sản xuất nông nghiệp là những gì nông nghiệp đạt được sau một chu kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị của sản xuất nông nghiệp. - Kết quả SXNN thể hiện ở số lượng sản phẩm, sản phẩm hàng hóa, giá trị sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra, nâng cao mức đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm. - Tăng thu nhập, tăng sự tích lũy và nâng cao đời sống của người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
  10. 8 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Điều kiện tự nhiên - Điều kiện đất đai: Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt trong SXNN. - Điều kiện khí hậu: Từng loại giống cây trồng vật nuôi, quá trình sinh trưởng sẽ phát triển thích hợp và chỉ an toàn ở một điều kiện khí hậu nhất định. - Nguồn nước: Nước có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng,.. 1.3.2. Điều kiện xã hội - Dân tộc: Dân tộc cư trú ở những vùng khác nhau sẽ có nền văn minh NN khác nhau. - Dân số: Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, tỷ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện KT - XH sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực. - Dân trí: Là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn trung bình của người dân: Bao nhiêu phần trăm biết đọc, biết viết; bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao,... - Truyền thống: Truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, xây dựng xã hội mới, con người mới, truyền thống ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất. 1.3.3. Điều kiện kinh tế - Tình hình tăng trưởng kinh tế: Tình hình tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh hay chậm, ổn định hay không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp.
  11. 9 - Cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với việc khai thác các tiềm năng và lợi thế tương đối. - Thị trường: Trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông hộ chịu tác động lớn, lệ thuộc vào thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp như thị trường vốn, thiết bị, vật tư nông nghiệp, KHCN,... - Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp: Là phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc sẽ nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, rút ngắn khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng;… - Chính sách phát triển nông nghiệp: Có ảnh hưởng rất lớn, mang tính quyết định sự trì trệ hay phát triển toàn nền sản xuất nông nghiệp, hệ thống chính sách phù hợp sẽ kích thích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng có lợi và ngược lại. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Diện tích tự nhiên 10.054,42 ha và có 11 xã - Địa hình, khí hậu: Huyện Sơn Tịnh có 2 vùng trung du, đồng bằng và vùng núi, gò, đồi. Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. - Tài nguyên: Huyện Sơn Tịnh có diện tích tự nhiên là 24.413,19 ha và có 5.336,99 ha đất lâm nghiệp.
  12. 10 2.1.2. Điều kiện kinh tế - Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế: Tốc độ tăng trưởng bình quân 16,4%. - Cơ sở hạ tầng: Được hình thành tương đối đồng bộ 2.1.3. Điều kiện xã hội - Về truyền thống văn hóa: Người Kinh chiếm 99,97% dân số huyện - Dân số: Toàn huyện đạt 96.684 người, trong đó nam 47.891 người - Về lao động: Toàn huyện có 53.202 người trong độ tuổi lao động - Giáo dục: Có 14 trường tiểu học, 11 trường THCS, 11trường MG - Y tế: Có 14 cơ sở y tế, 1 bệnh viện đa khoa với 75 bác sỹ 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN SƠN TỊNH 2.2.1. Số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp thời gian qua a. Nông hộ: - Tính đến cuối năm 2017 toàn huyện có 19.322 hộ sản xuất nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng số hộ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2014-2017 là 0,30%. Sự phân bố số hộ sản xuất nông nghiệp ở các xã không đều. - Hộ sản xuất chủ yếu với quy mô nhỏ và còn thiếu nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật trọng sản xuất, hoạt động canh tác của các hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, diện tích sản xuất nhỏ, lẻ chưa tập trung nên việc áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn.
  13. 11 b. Hợp tác xã - Hiện nay trên địa bàn huyện có 11 thành viên hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng số thành viên trên địa bàn huyện là 17.465 thành viên. - Các hợp tác xã trên địa bàn huyện đã tổ chức thực hiện liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm như: Chăn nuôi thâm canh bò cái lai sinh sản và bê lai chất lượng cao xã Tịnh Giang, xây dựng liên kết sản phẩm dầu phụng tại HTX Tịnh Trà, HTX Tịnh Bình với liên kết tổ chức chăn nuôi gà thả vườn,... c. Trang trại Toàn huyện Sơn Tịnh hiện có 36 trang trại tổng hợp, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và 13 gia trại chăn nuôi. Tổng nguồn vốn đầu tư hơn 68 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có hơn 42 tỷ đồng, vốn vay gần 26 tỷ đồng. Đặc biệt, có 12 chủ trang trại, gia trại có vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng. d. Doanh nghiệp nông nghiệp Các hợp tác xã, trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp đã được hình thành, đóng góp vào tiến trình phát triển sản xuất nông nghiệp của của huyện. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Tịnh Bảng 2.10. Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Tịnh ĐVT: Tỷ đồng (theo giá hiện hành) Chia ra Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 2014 1.309,9 681,2 577,9 50,8 2015 1.421,5 742,0 626,2 53,3 2016 1.471,3 765,7 651 54,6 2017 1.533,3 869,0 608,9 55,3 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sơn Tịnh)
  14. 12 - Về giá trị sản xuất: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Tịnh (theo giá hiện hành) năm 2014 đạt được 1.309,9 tỷ đồng, năm 2017 đạt 1.533,3 tỷ đồng. - Về mặt cơ cấu: Cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn của huyện giai đoạn 2014-2017 có sự chuyển biến rõ nét. Trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, năm 2014 là 52%, đến năm 2017 tăng lên 56,70%. Như vậy có tăng lên về cơ cấu ngành trồng trọt trong cơ cấu chung của ngành nông nghiệp. Nhìn chung cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp tuy có chuyển dịch nhưng còn chậm và chưa cân đối, đặc biệt là trồng trọt còn chiếm tỷ lệ khá cao, tỷ trọng ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp còn ở mức thấp và xu hướng giảm dần. 2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp a. Đất đai: - Trong những năm qua, cùng với sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nên diện tích sử dụng các loại đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn có sự thay đổi. - Cơ cấu sử dụng đất chung của huyện đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện và dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. b. Lao động trong sản xuất nông nghiệp - Lao động nông nghiệp có xu hướng tăng dần từ năm 2014 đến năm 2017. - Nhìn chung lao động trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã có xu hướng tăng lên tương đối ổn định và có sự gia tăng lao động đồng đều. Tuy nhiên về chất lượng, phần lớn lao động nông nghiệp còn chưa qua đào tạo chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề phụ thuộc vào kinh nghiệm.
  15. 13 c. Vốn đầu tư: - Nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp xuất phát từ ngân sách nhà nước chủ yếu từ Trung ương, tỉnh thông qua các chương trình 135 và chương trình xây dựng nông thôn mới, ngoài ra vốn hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp còn đến từ các dự án của Ngân hàng thế giới… hỗ trợ giảm nghèo. - Nguồn vốn tín dụng do Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngày càng được nâng cao, số lượng hộ vay và lượng vốn vay hằng năm tăng lên do nhu cầu vay vốn sản xuất của nông dân. d. Khoa học và công nghệ - Trong những năm gần đây huyện ngày càng quan tâm hơn vào việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. - Huyện Sơn Tịnh đã triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật triển khai thực hiện Dự án "Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai zê bu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh", đã phối giống cho 887 con bò cái, qua kiểm tra kết quả có chửa 625 con, đạt tỷ lệ 70,4% và đã có 50 bê lai hướng thịt sinh ra, nông dân đã thực hiện ủ chưa 1.740 kg thức ăn thô xanh bằng phương pháp lên men. Góp phần tích cực tăng sản lượng và chất lượng bò thịt cho xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập cho gia đình. 2.2.4 Tình hình thâm canh trong nông nghiệp - Trong thời gian qua chính quyền huyện Sơn Tịnh chú trọng đến công tác thủy lợi như: Xây dựng mới hai hồ đập là với tổng dung tích 1,1 triệu m3 với tổng diện tích tưới tiêu trên toàn địa bàn huyện là 330,22 ha ngoài ra còn tu sửa, nâng cấp các hệ thống, công trình thủy lợi cũ; khuyến khích người dân đào thêm ao hồ nhỏ, bơm nước tưới chống hạn cho cây trồng, lên lịch điều tiết nước hợp lý cho từng
  16. 14 khu vực. Đến năm 2017 đã đáp ứng được 90% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới nước. - Chính quyền huyện Sơn Tịnh chú trọng đến công tác cơ giới hóa một số khâu làm đất, tưới tiêu, thu hoạch; do đó năng suất cây trồng tăng lên. Đối với đầu tư máy móc vào sản xuất nông nghiệp; hầu như các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch, phơi,… người lao động chủ yếu vẫn là lao động thủ công. Ngoài ra, Trạm khuyến nông, phòng Nông nghiệp huyện đã trồng thành công các mô hình và chuyển giao kỹ thuật canh tác, giống mới cho năng suất cao đến các cơ sở sản xuất nông nghiệp. - Năng suất cây trồng tăng nhờ vào việc cải thiện chất lượng giống cây trồng, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất, cũng như trình độ thâm canh của người dân đã có nhiều tiến bộ, do đó năng suất nhiều loại cây trồng được nâng lên. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp thời gian qua của huyện Sơn Tịnh từng bước được cải thiện nên đã góp phần đưa năng suất và sản lượng các loại cây trồng tăng lên - Tình hình thâm canh trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập, hạn chế đó là: Các giống cây trồng có năng suất, chất lượng và giá trị cao chậm được đưa vào sản xuất, trong sản xuất do tập quán canh tác lạc hậu vẫn tồn tại, cùng với đó là cơ sở hạ tầng chưa tốt,… 2.2.5. Tình hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp - Liên kết giữa các công ty chế biến nông sản, thương lái và nông dân để tiêu thụ nông sản cũng góp phần phát triển bền vững các loại cây trồng như mía, mì và rau quả các loại. - Hình thức liên kết theo ngành giữa các doanh nghiệp thực hiện các công đoạn sản xuất, kinh doanh khác nhau trong một dây chuyền khép kín từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng bắt
  17. 15 đầu từ sản xuất nông nghiệp - thu gom - chế biến. - Liên kết kinh tế hộ có bước phát triển bằng việc hợp tác với nhau thông qua câu lạc bộ cùng sở thích dưới sự hướng dẫn của Hội Nông dân huyện để gia tăng năng lực sản xuất đã giúp nhiều hộ trở nên khấm khá. - Nông nghiệp ở huyện đến nay tuy đã có các hình thức, mô hình liên kết tuy nhiên còn rất hạn chế chưa đa dạng, phong phú và đặc biệt là còn thiếu chặt chẽ và chưa lại hiệu quả cao do bản thân các hộ nông nghiệp chưa đủ năng lực thực hiện ở các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh. 2.2.6. Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Tịnh a. Trồng trọt Bảng 2.20. Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Tịnh ĐVT: Triệu đồng (theo giá so sánh 2010) % TT giai 2014 2015 2016 2017 đoạn 2014-2017 Tổng số 924.330 950.538 973.835 979.817 2,00% Trồng trọt 528.366 550.200 558.908 569.690 2,55% Chăn nuôi 365.672 370.100 381.223 379.020 1,20% Dịch vụ nông 30.240 30.238 30.704 31.107 0,95% nghiệp (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sơn Tịnh) - Giá trị SXNN (theo giá so sánh năm 2010) của huyện Sơn Tịnh các năm 2014: 528,3 tỷ đồng, năm 2015: 550,2 tỷ đồng, năm 2016: 558,9 tỷ đồng và năm 2017: 569,7 tỷ đồng. - Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị SXNN giai đoạn 2014- 2017 là 2,00%. - Trồng trọt là ngành sản xuất chính của huyện với các cây trồng chủ yếu là cây lương thực và cây hoa màu rau đậu. Hầu hết
  18. 16 nhóm cây lương thực trong những năm gần đây phát triển tương đối ổn định. - Trong những năm gần đây, nhờ thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất, phù hợp với từng vùng nên cho năng suất cao và ổn định, các loại cây lương thực khác như ngô, sắn, khoai lang... cũng đã được chú trọng phát triển. Sản phẩm của các loại cây này đã góp phần không nhỏ vào việc tăng giá trị sản phẩm của ngành trồng trọt và đảm bảo cung cấp một phần lương thực cho người dân trong huyện. b. Chăn nuôi - Trong nhiều năm qua chăn nuôi gia súc, gia cầm tại huyện liên tục phát triển là địa bàn cung cấp lượng gia súc, gia cầm lớn nhất trong tỉnh Quảng Ngãi. - Huyện Sơn Tịnh đã đề ra các giải pháp về khoa học và công nghệ; giải pháp về đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật và khuyến nông. c. Đóng góp của sản xuất nông nghiệp vào sự phát triển kinh tế của Huyện Sơn Tịnh - Sản xuất nông nghiệp đã giải quyết việc làm cho đa số lao động nông thôn, góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập và mức sống cho nhân dân. - Đời sống tinh thần của người dân nông thôn cũng có nhiều tiến bộ. Đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 2.3.1. Thành công - Kinh tế của huyện Sơn Tịnh chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng khu vực chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt trong cơ cấu sản
  19. 17 xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng hàng năm đều ở mức cao. - Việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được tỉnh, huyện chú trọng từng bước phát huy tốt tiềm năng đất đai về tính chất đất, khả năng tưới tiêu, tập quán canh tác và yêu cầu của thị trường. - Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phù hợp. - Sản xuất nông nghiệp đang phát huy các lợi thế, được chú trọng đầu tư, nên phát triển nhanh, vững chắc, tạo đà cho phát triển công nghiệp - TTCN và dịch vụ theo đúng đường lối phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay của Đảng. 2.3.2 Những hạn chế - Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp còn chậm, chưa cân đối và thiếu bền vững. Ngành trồng trọt còn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu sản xuất toàn ngành. - Nguồn vốn đầu tư phát triển cho nông nghiệp còn thấp. - Năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi còn thấp. - Hạn chế trong việc sử dụng máy móc thiết bị, đầu tư vốn, cải tiến công nghệ sản xuất. 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế - Công tác quy hoạch tiểu vùng chưa tốt, việc phát triển cây trồng do các hộ dân tự phát, chưa có sự hỗ trợ của nhà nước và nhà khoa học; do đó hiệu quả SXNN chưa cao và gặp nhiều rủi ro về thời tiết. - Công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo các cấp còn bất cập. - Cơ cấu SXNN chưa hợp lý, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp còn chậm, chăn nuôi và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. - Trình độ thâm canh trong nông nghiệp thấp, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp còn thiếu, xuống cấp, giống vật nuôi, cây trồng
  20. 18 bố trí chưa phù hợp. - Công tác thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản chưa được quan tâm, công tác khuyến nông, phòng trừ sâu, dịch bệnh còn hạn chế. - Liên kết trong SXNN còn rất nhiều hạn chế. Các cơ sở sản xuất chưa có liên kết kinh tế tiến bộ phù hợp. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN SƠN TỊNH 3.1.1 Quan điểm - Phát triển nông nghiệp theo nhu cầu thị trường trên cơ sở lợi thế sẵn có tại địa phương. Phát triển tối đa lợi thế tiềm năng về các loại cây phù hợp với loại đất và nhu cầu tiêu dùng, phát triển công nghiệp phụ trợ như công nghiệp chế biển, bảo quản, sơ chế để nâng cao giá trị nông sản. - Phát triển nông nghiệp phải giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội 3.1.2. Mục tiêu a. Mục tiêu chung - Phát huy lợi thế về đặc điểm điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực, thu hút nguồn lực từ bên ngoài, tận dụng các cơ hội đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp. - Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao dân trí, tạo thêm việc làm, giảm nghèo, cải thiện và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2